Preloader Close
Sau những khó khăn của doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu gặp phải từ năm 2020 đến nay,áp lực chuyển đổi phương thức logistic từ truyền thống sang áp dụng các thành tựu công nghệ, giúp phòng chống kịch bản tiêu cực tương tự xảy ra trong tương lai. Theo đó, báo cáo mới đây của CTCK Agribank (Agriseco) nhận định, xu thế đầu tư vào ngành cảng biển và logistics đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Ngành kho bãi và khai thác tàu bắt đầu hưởng lợi từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng Đối với ngành kho bãi và tàu thủy, sự chênh lệnh trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh trên thế giới đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng, một số sự kiện như tắc nghẽn kênh đào Suez hoặc tắc các nhà cảng tại khu vực bờ Đông Châu Mỹ đã càng làm trầm trọng hóa hiện tượng thiếu hụt vỏ container rỗng. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2021, giá thuê vỏ container để đóng hàng đã tăng phi mã, đồng thời đẩy giá cước vận tải biển lên mức kỷ lục trong 2 năm gần đây. Trong bối cảnh đó, các hãng tàu sẽ dần có xu hướng gom chuyến hoặc tái cơ cấu, hệ quả là việc gia tăng nhu cầu đối với các tàu có tải trọng lớn, dẫn tới giá các loại tàu này sẽ bị đẩy lên cao. Agriseco cho rằng việc giá cước vận tải bị đẩy lên cao đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tàu và kho bãi. Cụ thể, tốc độ lưu thông hàng hóa chậm lại sẽ làm gia tăng nhu cầu lưu kho hàng hóa. Điều này đã phần nào phản ánh qua kết quả kinh doanh quý 1/2021 khi các doanh nghiệp kho bãi (TMS) đã ghi nhận mức LNTT tăng trưởng gần 80% so với cùng kỳ trong 3 tháng đầu năm. Đồng thời, việc sở hữu đội tàu quy mô lớn sẽ là lợi thế khi nhu cầu tăng kéo theo việc giá cước thuê tàu leo thang, giúp giá trị thị trường của đội tàu tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp có thể ghi nhận những khoản lợi nhuận đột biến từ việc thanh lý những con tàu có tuổi đời cao. Tiêu biểu như Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) trong năm 2021 đã tập trung trẻ hóa đội tàu, thanh lý tàu cũ đem về lợi nhuận khoảng 25 tỷ, tương đương 20% lợi nhuận cả năm; đội tàu của HAH hiện có tổng sức chứa lên tới 11.000 TEUs. Xu hướng chuyển dịch sang khu vực nước sâu của ngành cảng biển Agriseco dự báo, tổng sản lượng container qua khu vực phía Bắc vào năm 2021 và 2022 sẽ theo đà tăng nhanh, lần lượt đạt gần 5,2 triệu TEUs và 6 triệu TEUs, tương đương mức tăng trưởng trung bình là 20%. Điều này đến từ kỳ vọng vào hiệp định EVFTA, xu hướng chuyển dịch dây chuyền sản xuất sang Việt Nam và hoạt động nâng công suất khai thác của các nhà cảng. Đặc biệt, xu hướng dịch chuyển nguồn hàng sang các khu vực nước sâu, gần cửa biển cộng thêm áp lực từ quy định nâng giá sàn khai thác sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có vị trí xấu phải loay hoay để lấp đầy công suất thiết kế, giảm giá những dịch vụ khác nhằm giữ chân khách hàng. Một số nhà cảng đã có động thái đón đầu xu hướng, điển hình như Cảng Hải Phòng (MCK: PHP) sẽ chuyển đổi khu vực cảng Hoàng Diệu sang thương mại đồng thời đầu tư cảng nước sâu HIPG từ quý 3/2021. CTCP Gemadept (GMD) cũng công bố sẽ mở rộng và tập trung nguồn lực vào giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ, dự kiến nâng công suất thiết kế toàn dự án lên hơn 1,5 triệu TEUs/năm. Đối với khu vực cảng biển phía Nam, đây là nơi có hoạt động khai thác diễn ra sôi động nhất cả nước, với lợi thế nhiều cảng nước sâu phù hợp với xu hướng. Tính đến hết năm 2020, khu vực này chiếm tới hơn 72% tổng sản lượng khai thác của toàn nước, lớn gần gấp 3 lần khu vực phía Bắc. Trong đó, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đã cho thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong các năm vừa qua, trung bình đạt trên 23% trong 3 năm gần nhất từ 2017 tới 2020. Agriseco kỳ vọng các nhà cảng tại khu vực này tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng sản lượng cao trong 2 năm tới khi có lợi thế về cảng nước sâu, đưa vào hoạt động cảng mới, từ đó nâng tổng công suất đóng góp cho toàn khu vực lên đến 2,4 triệu TEUs/năm, kèm theo xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đáng chú ý, tình trạng cạnh tranh giữa cảng SSIT và cảng Gemalink có thể diễn ra trong bối cảnh SSIT đang đẩy mạnh khai thác hàng container thay vì hàng rời, hàng tổng hợp như trước đó. Thay đổi để tồn tại trong dài hạn Trong dài hạn, Agriseco cho rằng thị trường vận tải và kho bãi ở Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng, và bài học từ hệ quả của dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải thay đổi để có thể tồn tại trong thị trường này. Cụ thể, doanh nghiệp cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, một số loại hình công nghệ đã được các doanh nghiệp triển khai như cảng điện tử (Eport – phần mềm của Tân Cảng Sài Gòn) hiện đang được một số nhà cảng như HICT áp dụng; lệnh giao hàng điện tử (eDO). Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng trọng tải tàu hàng sẽ đòi hỏi khả năng tiếp ứng từ các nhà cảng nước sâu. Đặc biệt, làn sóng đầu tư vào các doanh nghiệp logistics đang diễn ra sôi động tại thị trường Đông Nam Á. Tính từ đầu năm 2020 đến nay đã có hơn 3 tỷ USD được rót vào các hệ thống kho vận và trung tâm phân phối logistics hiện đại tại Việt Nam. Điều này đến từ việc các sàn thương mại điện tử phát triển quá nóng đã kéo theo nhu cầu với các dịch vụ hậu cần kho bãi. Agriseco cho rằng loại hình kho lạnh sẽ tiếp tục là mối quan tâm chính của các thương vụ đầu tư trong tương lai do nhu cầu giao nhận các mặt hàng thực phẩm cao đòi hỏi các kho lạnh có vị trí gần. Bên cạnh đó, triển vọng từ các hiệp định FTA như EVFTA hay CPTPP được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU hay là việc xuất khẩu một số mặt hàng nông thủy sản, điện, điện tử sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada sau khi thuế suất được giảm về xấp xỉ 0%. Ngoài ra, Agriseco cũng đánh giá, việc có quan hệ FTA với các nước thành viên CPTPP sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Dự báo đến 2030, xuất khẩu sang các nước thành viên có thể tăng lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Dựa theo các quan điểm trên, Agriseco đưa ra đánh giá khả quan đối với ngành logistics và cảng biển trong năm 2021. Đồng thời, báo cáo cũng đưa vào danh sách cổ phiếu ưa thích ba mã chứng khoán bao gồm: GMD, PHP và HAH.
Chia sẻ bài viết
Gần 30 tỷ đồng thuế nhập khẩu đã được Cục Hải quan TPHCM giải quyết miễn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Quy định miễn thuế cho các mặt hàng vật tư chống Covid-19 Theo Cục Hải quan TPHCM, thực hiện nghiệp vụ miễn thuế các mặt hàng nhập khẩu phục vụ phòng, chống viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra theo Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 7/2/2020; Quyết định số 436/QĐ-BTCngày 27/3/2020 và Quyết định số 2138/QĐ-BTC ngày 18/12/2020 của Bộ Tài chính, đơn vị đã thực hiện làm thủ tục nhanh chóng và thực hiện miễn thuế đúng quy định cho 77 lượt doanh nghiệp, với tổng số tiền thuế được miễn hơn 29,6 tỷ đồng. Trong đó, tổng số doanh nghiệp được miễn thuế trong năm 2020 là 68 lượt , tổng số tiền được miễn thuế trên 24 tỷ đồng; hơn 5 tháng đầu năm 2021, có 9 lượt doanh nghiệp được miễn thuế, với tổng tiền trên 5,6 tỷ đồng. Chủ động tạo điều kiện giải quyết thủ tục hải quan Bên cạnh đó, trong thời gian qua, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM cũng đã chủ động chỉ đạo các đơn vị hải quan tạo mọi điều kiện giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hoá là phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, vật tư, sinh phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin... phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Các lô vắc xin nhập khẩu qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong tháng 2 và tháng 5 vừa qua cũng đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục, thông quan nhanh chóng, đúng quy định... Đặc biệt, thời gian gần đây phát sinh một số lô hàng nhập khẩu của các nước viện trợ thiết bị y tế cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM đã yêu cầu các chi cục hải quan trực thuộc khi phát sinh các lô hàng viện trợ các trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 theo Quyết định của Bộ Y tế thì hỗ trợ việc nhập khẩu lô hàng nhanh chóng, đúng quy định. Trường hợp phát sinh vướng mắc, các chi cục phải báo cáo ngay về Cục Hải quan TPHCM để chỉ đạo xử lý theo khoản 1 Điều 50 Luật Hải quan, tránh kéo dài thời gian thông quan, kịp thời đưa vào sử dụng phòng chống dịch Covid-19. Thủ trưởng các đơn vị quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Chính phủ đang nỗ lực phòng chống dịch nên mọi sự giúp đỡ của các nước là cần thiết và quan trọng, do đó cán bộ công chức phải hiểu và nỗ lực hơn nữa để xử lý thủ tục nhanh chóng theo quy định.
Chia sẻ bài viết
Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình vận tải biển và chi phí vận chuyển như thế nào? 1. Vận tải đường biển là gì? Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển… Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến. Do các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn. Việt nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển đang rất phát triển và được nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa trong nước, tiền đề giúp dịch vụ logistics[LINK] trong nước phát triển mạnh mẽ. 2. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là phương thức vận chuyển, khối lượng hàng và loại hàng hóa vận tải bằng đường biển. Cụ thể: - Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải: Vận chuyển bằng container Vận chuyển bằng sà lan đối Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh. Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ. Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp. - Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển quốc tế bằng đường biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn. Mỗi phương thức vận chuyển có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau, Cách chia và xác định khối lượng hàng hóa sẽ được thể hiện ở dưới đây: - Cách tính số lượng kiện trên container hiện tại: Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3) Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3) Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3) Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao Ví dụ: kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.31, r:0.32, cao: 0,55 Thể tích kiện: 0.31 x 0.32 x 0.55 = 0.05456 - Những mặt hàng bạn nên vận tải bằng đường biển Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất. Cụ thể các nhóm hàng có thể sử dụng hình thức vận tải đường biển như sau: Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…; Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…; Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp… Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển: Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu; Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…; Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng. Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả. 3. Quy trình vận chuyển đường biển Quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm 8 bước: Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng Bước 6: Làm thủ tục hải quan Bước 7: Giao hàng cho tàu Bước 8: Thanh toán tiền 4. Cách tính cước vận tải đường biển Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB. Quan trọng là cưới vận tải đường biển sẽ không giống nhau. Căn cứ tính cước phí sẽ áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng sẽ áp vào cái nào lớn hơn. Ngoài ra, Giá cước vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, số lượng, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder. Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo KGS. Khi thực hiện so sánh sẽ cân trọng lượng của hàng và đo thể tích thực của hàng hóa đó, rồi quyết định xem loại hàng hóa này được áp dụng theo giá trị nào. Cụ thể cách tính cước phí vận tải đường biển như sau: a. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container) Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Vì thế khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau: Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó. b. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ) + Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính: Trọng lượng thực của lô hàng ( được cân – đơn vị tính: KGS) Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính: CBM) + Sau đó tiếp tục đi đến công thức: 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS 1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM Với công thức tính cước phí vận tải bằng đường biển mà Lacco [LINK] chia sẻ các bạn có thể chủ động từ tính toán và cân đối trước giá cước vận chuyển hàng hóa để dự trù trước chi phí vận tải và cũng lựa chọn được đơn vị vận tải có mức giá phù hợp nhất. 5. Chứng từ vận chuyển đường biển Các loại chứng từ vận tải đường biển cơ bản bao gồm: – 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp. – 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu – 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng – 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan). – 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất). Trong đó có các nhóm chứng từ chính bao gồm: a. Tờ khai hải quan b. Hợp đồng mua bán ngoại thương c. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp d. Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list) e. Các chứng từ lên qua đến tàu và cảng Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. NGN liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm: Chỉ thị xếp hàng (shipping note) Biên lai thuyền phó (Mate's receipt) Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest) Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet) Sơ đồ xếp hàng (Ship's stowage plan) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) Phiếu đóng gói (Packing list) Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) Chứng từ bảo hiểm g. Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ, chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu trong trường hợp gặp vấn đề rủi ro hoặc khúc mắc trong quá trình vận chuyển để khiếu nại đòi bồi thường: Biên bản kết toán nhận hàng với tàu Biên bản kê khai hàng thừa thiếu Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ Biên bản giám định phẩm chất Biên bản giám định số trọng lượng Biên bản giám định của công ty bảo hiểm Thư khiếu nại Thư dự kháng. Trên đây là đầy đủ, chi tiết các thông tin về Vận tải đường biển là gì? Quy trình, chi phí vận tải đường biển. Thông qua những kiến thức cơ bản này, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có thể chủ động hiểu hơn về quá trình vận tải đường biển được tiến hành như thế nào, chi phí và các loại chứng từ cần phải chuẩn bị để vận chuyển được lô hàng đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc cần hỗ trợ chứng từ, kê khai hải quan và vận chuyển hàng hóa quốc tế - nội địa bằng đường biển. Anh/chị hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ kịp thời với các giải pháp Logistics tối ưu nhất.
Chia sẻ bài viết
Nhằm hỗ trợ người nông dân trong khu vực "ổ dịch" như Bắc Ninh, Bắc Giang, mới đâyCục Xuất nhập khẩu đề nghị các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực ưu tiên cấp C/O cho nông sản xuất khẩutrong thời gian sớm nhất, đặc biệt là nông sản tại các địa phương đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh… Công văn số 334/XNK-XXHHđề nghị tạo điều kiện cấp C/O cho nông sản xuất khẩu nhanh Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương đang thực hiện phong tỏa hoặc giãn cách xã hội khiến việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn. Để góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các địa phương, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu vừa ban hành công văn số 334/XNK-XXHH đề nghị các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực tạo điều kiện thuận lợi nhất khi cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) cho các mặt hàngnông sản xuất khẩu. Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị ưu tiên cấp C/O trong thời gian sớm nhất đối với nông sản xuất khẩu, đặc biệt là nông sản tại các địa phương đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưBắc Giang,Hải Dươngvà các mặt hàng đang vào vụ, có thời gian thu hoạch ngắn như vải. Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai căn cứ tình hình thực tế, xem xét bố trí làm thêm giờ, kể cả làm việc vào thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ để xử lý hồ sơ cấp C/O. Cục Xuất nhập khẩu thúc đẩy hỗ trợ cấp C/O hàng nông sản nhanh phục vụxuất khẩu Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu cũng yêu cầu các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới phía Bắc theo dõi sát tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, báo cáo Cục ngay khi có dấu hiệu nông sản xuất khẩu ùn tắc ở cửa khẩu. Trong 4 tháng đầu năm 2021, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu trên cả nước đã cấp 420.000 bộ C/O, trị giá 21 tỷ USD cho hàng hóa đi các thị trường được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do. Bộ Công Thương cũng vừa có công văn số 2926/BCT-XNK gửi UBND các địa phương về việc xuất khẩu hàng nông sản qua biên giới. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu qua biên giới theo hình thức chính ngạch.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99