Preloader Close

Hỏi đáp

  • 1. Hàng quá cảnh có chịu thuế không?

    Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không?

    Trả lời:

    Hiện nay, hàng quá cảnh không chịu thuế nhập khẩu, không chịu thuế VAT. Như vậy, hàng quá cảnh không phải chịu thuế. Trừ trường hợp phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS như sau:
    a) Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này hoặc sau 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ, chứng từ của người khai hải quan hoặc của các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
    b) Hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hóa so với khai báo và các trường hợp khác làm phát sinh số thuế phải nộp.

  • 2. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

    Câu hỏi: Tôi muốn nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thì tôi có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Phi thuế quan trong đặc khu kinh tế thực hiện như nào?

    Trả lời câu hỏi về trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong khu phi thuế quan

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC, trường hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
    Trừ hai loại hàng hóa sau đây:
    (1) Hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng;
    (2) Xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
    Khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện những hoạt động nào?
    Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm:
    - Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;
    - Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
    - Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;
    - Dịch vụ logistics;
    - Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;
    - Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật

  • 3. Điều kiện được miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa CPN

    Câu hỏi: Tôi muốn được miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì cần phải thỏa mãn những điều kiện nào?

    Trả lời câu hỏi về miễn thuế đối với hàng xuất nhập khẩu

    Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều kiện thực hiện thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Cá nhân, doanh nghiệp muốn được miễn thuế phải thỏa mãn các yêu cầu như sau:

    - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần phải thỏa mẵn các yêu cầu về: số lượng, chủng loại, trị giá hàng hóa được quy định cụ thể tại điều ước quốc tế.Trường hợp điều ước quốc tế không quy định cụ thể chủng loại, định lượng miễn thuế thì Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế.

    - Giá trị hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 (một trăm ngàn) đồng Việt Nam được miễn thuế. Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 (một trăm ngàn) đồng Việt Nam thì phải nộp thuế đối với toàn bộ lô hàng.

    - Hàng hóa có tổng trị giá hải quan dưới 500.000 (năm trăm ngàn) đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp dưới mức 50.000 (năm mươi ngàn) đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

  • 4. Danh mục các mặt hàng được phép mua bán, trao đổi của cư dân biên giới?

    Câu hỏi: Danh mục các mặt hàng được phép mua bán, trao đổi của cư dân biên giới gồm những mặt hàng nào? Được quy định trong nghị định nào?

    Trả lời câu hỏi

    Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Theo đó, Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BCT
    Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-BCT quy định về danh Mục hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới như sau:
    1. Ban hành danh Mục hàng hóa được nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
    2. Các mặt hàng ngoài danh Mục quy định tại Khoản 1 Điều này không được nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
    3. Trường hợp cần đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa dịch bệnh qua biên giới, Bộ Công Thương sau khi trao đổi với các Bộ, ngành liên quan quyết định tạm ngừng nhập khẩu một số mặt hàng trong danh Mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới ban hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này trên từng địa bàn với thời gian cụ thể.
    Như vậy, các mặt hàng quy định tại Phụ lục I Thông tư 02/2018/TT-BCT cư dân sẽ được cho phép mua bán hàng hóa qua biên giới.

  • 5. Logistics 4PL là gì?

    Logistics 4PL  là gì?

    Logistics 4PL được dùng để chỉ nhà cung cấp dịch vụ logistics tổng thể, tích hợp nhiều công đoạn trong quá trình logistics. Nhà cung cấp dịch vụ logistics 4PL có thể không có tàu biển, không có xe tải, không có khohàng, nhưng là người có khả năng kết nối, tận dụng năng lực của tất cả các yếu tố trên để hoàn thành một quy trình logistics phức tạp.
    Logistics 3PL chỉ nhằm vào một chức năng hay công đoạn cụ thể, trongkhi logistics 4PL hướng tới giải pháp cho cả quá trình. Do vậy, nhà cungcấp dịch vụ logistics 4PL có thể sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL khác nhau để thực hiện hợp đồng dịch vụ với khách hàngcủa mình.
    Ở một cách nhìn khác, trong khi nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL sẽ thựchiện từng chức năng tách biệt với quy trình sản xuất, phân phối hàng hóa thìnhà cung cấp dịch vụ logistics 4PL sẽ đảm nhiệm một phần chức năng trướcđây không thể tách rời của doanh nghiệp sản xuất - thương mại. Nói cáchkhác, logistics 4PL tích hợp mình với doanh nghiệp, trở thành một phầntrong quy trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

    Ví dụ cụ thể về 4PL 

    Ví dụ, công ty sản xuất máy kéo John Deere sản xuất nhiều loại máy kéokhác nhau, từ loại rất nhỏ để làm vườn đến loại rất lớn. Công ty vận chuyểncác bộ phận ở dạng rời sang Hà Lan, một doanh nghiệp logistics Hà Lanđứng ra tiếp nhận, lắp ráp hoàn chỉnh, đưa vào kho bãi và giao hàng theochỉ định của John Deere. Khi có yêu cầu sửa chữa nhỏ, bảo hành, thay thế,chính doanh nghiệp logistics Hà Lan cũng sẽ đảm nhiệm luôn việc này, John Deere không cần phải có kho hay trạm bảo hành riêng nữa. Như vậy,doanh nghiệp logistics Hà Lan đã trở thành một bộ phận không thể thiếuđể John Deere có thể đưa được sản phẩm đến khách hàng.

  • 6. Có thể mang xe ô tô tải cá nhân qua cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa hay không?

    Câu hỏi

    Tôi hiện sinh sống tại khu vực giáp với biên giới Trung quốc. Tôi có thể mang xe ô tô tải cá nhân qua cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa hay không?

    Trả lời câu hỏi hải quan

    Căn cứ quy định tại khoản 49 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng gồm:

    a) Xe ô tô của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu, địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;

    b) Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;

    c) Thuyền, xuồng của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;

    d) Thuyền, xuồng của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam.

  • 7. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa cư dân biên giới

    Câu hỏi hải quan

    Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa cư dân biên giới?

    Trả lời câu hỏi

    Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 217/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân biên giới theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

    - Thương nhân mua gom hàng hóa cư dân biên giới thực hiện đăng ký, khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi có chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu tại Trạm kiểm soát liên hợp được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập hoặc tại Chi cục Hải quan nơi cư dân biên giới đã nhập lượng hàng hóa đó

    - Thời gian phải làm thủ tục hải quan sau khi mua gom không quá 30 ngày.

  • 8. C/O mẫu RCEP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên

    Câu hỏi: C/O mẫu RCEP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP có được xem xét cấp trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực không?

    Trả lời:

    Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp C/O mẫu RCEP sang các nước thành viên RCEP kể từ khi Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực vào ngày 04 tháng 4 năm 2022.

    Đối với các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp hồi tố C/O mẫu RCEP kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2022 và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.

  • 9. Cách xác định nước xuất xứ RCEP

    Câu hỏi:  Cách xác định nước xuất xứ RCEP như thế nào?

    Trả lời:

    Khi xuất khẩu sang các nước RCEP có áp dụng điều khoản khác biệt thuế như Trung Quốc, Hàn Quốc, …, trước tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu danh mục các mặt hàng thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT của các nước RCEP áp dụng khác biệt thuế.

    Nếu đáp ứng các yêu cầu được quy định đối với các mặt hàng trong Phụ lục IV của các nước RCEP áp dụng khác biệt thuế, nước xuất xứ chính là nước thành viên xuất khẩu.

    Trường hợp hàng hóa thuộc diện khác biệt thuế nhưng không nằm trong Phụ lục IV nói trên, cách xác định nước xuất xứ RCEP thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 05/2022/TT-BCT.

  • 10. Áp dụng điều khoản De Minimis

    Câu hỏi:  Điều khoản De Minimis được áp dụng như thế nào?

    Trả lời:

    - Đối với hàng hóa thuộc Chương 01 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó.

    - Đối với hàng hóa thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa.

  • 11. Sự khác biệt với các Hiệp định ATIGA và ASEAN+1

    Câu hỏi: Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực được sử dụng trong Hiệp định RCEP có sự khác biệt với các Hiệp định ATIGA và ASEAN+1 không?

    Trả lời:

    Không có sự khác biệt. Theo đó, doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • 12. Công đoạn gia công chế biến đơn giản áp dụng trong trường hợp nào?

    Công đoạn gia công chế biến đơn giản không áp dụng đối với trường hợp xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP.

    Công đoạn gia công chế biến đơn giản áp dụng đối với các mặt hàng sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ.

  • 13. Nguyên tắc cộng gộp được áp dụng như thế nào trong Hiệp định RCEP?

    - Kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các nước thành viên chỉ áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP.

    - Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước thành viên RCEP tiếp tục đàm phán cộng gộp toàn phần và sẽ quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi đàm phán.

  • 14. Chính sách xuất nhập khẩu, Chính sách thuế

    Câu hỏi: Công ty nhập khẩu nguyên liệu đầu vào theo loại hình nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan (doanh nghiệp chế xuất), sau đó sản xuất sản phẩm và xuất khẩu. Trường hợp này, công ty có được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay không?

    Trả lời:

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.

    Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định: “1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

    a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;

    b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

    c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.

    - Căn cứ Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 11/3/2021 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; 

    - Căn cứ các quy định nêu trên, việc xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu trong trường hợp Công ty nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trực tiếp từ doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan (doanh nghiệp chế xuất) được thực hiện như sau:

    Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán thì được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai sử dụng mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu.

    Để hỗ trợ về các loại thủ tục hải quan hoặc khai báo, chuẩn bị thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu hàng hóa, Các bạn vui lòng liên hệ cho công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhận viên chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn chi tiết.

    Trân trọng!

    Nguồn: Hải quan Việt Nam

  • 15. Sai mã số HS code

    Câu hỏi: Tờ khai đã được cấp phép thông quan rồi, nhưng sau đó Công ty phát hiện khai sai mã số HS, nên đã bị tăng số tiền thuế phải nộp. Vậy Công ty có bị phạt không?

    Giải đáp về việc khai sai mã HS Code

    Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: “Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

    Theo đó, trong trường hợp Công ty phát hiện sai sót và khai sửa đổi bổ sung trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan thì không bị xử phạt.

    Trong trường hợp khai sửa quá 60 ngày kể từ ngày thông quan thì Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Tùy từng vụ việc cụ thể mà Công ty có hoặc không bị xử phạt, tùy thuộc vào hành vi vi phạm có chế tài hay không (ví dụ: hành vi khai sai mã số HS dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và được xác định là không thuộc hành vi trốn thuế và số tiền thuế chênh lệch dưới 2 triệu đồng/tờ khai thì Công ty không bị xử phạt vi phạm hành chính).

    Do đó, để tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính không đáng có, Cơ quan Hải quan có giao công chức phụ trách từng Công ty để hỗ trợ Công ty khi làm thủ tục đối với các mặt hàng mới.

    Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp về công ty Lacco theo địa chỉ: Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ chuyên viên chứng từ chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, chi tiết nhé.

  • 16. Sửa mã HS sau khi đã có kết quả phân luồng

    Hỏi: Sau khi Công ty truyền tờ khai, hệ thống trả về kết quả phân luồng. Sau đó, Công ty lấy tờ khai về khai sửa mã số HS nhưng không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp. Vậy Công ty có bị phạt không?

    Giải đáp câu hỏi về sửa mã HS code sau khi đã có kết quả phân luồng hàng hóa

    Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: “Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

    Căn cứ chế tài quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 thì hành vi khai sai so với thực tế mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

    Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp về công ty Lacco theo địa chỉ: Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ chuyên viên chứng từ chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, chi tiết nhé.

  • 17. Khi vận chuyển hàng hóa qua nước thứ 3 thì CO form E có hiệu lực hay không?

    Câu hỏi hiệu lực của CO form E: 

    Em nhập một lô hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, do hàng này là hàng nguy hiểm, nhà cung cấp báo với em là Trung Quốc không cho ship trực tiếp nên phải chuyển qua Hongkong rồi ship về Việt Nam. Do đó, trên BL thì Port of loading sẽ hiển thị là HongKong (chứ không phải là Trung Quốc), nhưng trên CO Form E họ cấp cho em ở mục 3 (Means of transport) thì họ vẫn ghi là đi từ Trung Quốc, thông qua HK rồi về Việt Nam.

    Trong trường hợp này thì CO form E có hiệu lực không ạ? Em cần phải làm gì để có thể khai CO form E cho lô hàng này?

    Lacco giải đáp:

    Trong trường hợp này thì CO form E có hiệu lực không?

    Giấy chứng nhận hàng hóa Form E (hay giấy CO form E) là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (Nằm trong quy định tại“ Hiệp định khung ACFTA”) được kí tại Phnômpênh – Campuchia ngày 4/11/2002.

    Để xác định xuất xứ của các hàng hóa đủ điều kiện để hưởng các ưu đãi thuế quan theo hiệp định ACFTA sẽ áp dụng theo các qui tắc sau đây được áp dụng.

    - Tiêu chuẩn xuất xứ
    - Quy tắc cộng gộp
    - Tiêu chí cụ thể mặt hàng
    - Những công đoạn gia công chế biến giản đơn
    - Qui tắc vận tải trực tiếp
    - Qui định về đóng gói
    - Phụ kiện phụ tùng và dụng cụ
    - Các yếu tố trung gian.

    Hồng Kông, tên chính thức là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Như vậy trong trường hợp trên, nếu hàng hóa của bạn đáp ứng được các yêu cầu trên thì CO form E vẫn có hiệu lực bình thường.

    Cần phải làm gì để có thể khai CO form E cho lô hàng này?

    Tham khảo: Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

    Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O form E gồm:
    a) Đơn đề nghị cấp C/O form E đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
    b) Bộ C/O form E đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao;
    c) Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;
    d) Hóa đơn thương mại;

    Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

    Các loại giấy tờ là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.

  • 18. Công ty xuất hoá đơn GTGT cho bên nào? Thuế suất thuế GTGT cho dịch vụ môi giới là bao nhiêu?

    Bà Linh hỏi, công ty bà sẽ xuất hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) cho bên nào? Thuế suất thuế GTGT cho dịch vụ môi giới trong trường hợp này sẽ là 0% hay 10%?

    Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

    Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT.

    Tại Điều 9 quy định thuế suất 0%:

    “1. Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại Khoản 3 Điều này.

    Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

    ... b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

    Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    ... Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

    ... 2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

    ... b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

    - Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

    - Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;...”.

    Tại Điều 11 quy định về thuế suất 10%: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này...”.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%:

    “2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 như sau:

    “3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:

    ... - Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

    + Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;

    + Dịch vụ thanh toán qua mạng;

    + Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam”.

    Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

    “Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

    … 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

    “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…”.

    Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính:

    Tại Khoản 7 Điều 3 quy định sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT như sau:

    “7. Sửa đổi Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

    “Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.”

    Căn cứ các quy định trên, công ty của bà cung cấp dịch vụ môi giới vận tải biển quốc tế để vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ cảng ở Việt Nam đến cảng nước ngoài thì:

    - Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng là công ty nước ngoài thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và không thuộc các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC. Công ty sử dụng hóa đơn thương mại theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.

    - Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng là công ty của Việt Nam thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và lập hóa đơn cho người mua theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.

    Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị bà liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

  • 19. Dịch vụ môi giới vận tải biển tính thuế thế nào?

    Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng là công ty của Việt Nam thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và lập hóa đơn cho người mua theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
    Công ty bà Hoàng Phương Linh (Hà Nội) là bên thứ ba có thực hiện dịch vụ môi giới vận tải biển quốc tế. Hợp đồng được ký kết giữa bên vận chuyển (công ty nước ngoài) và bên thuê vận chuyển (công ty Việt Nam) cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ cảng của Việt Nam đến cảng nước ngoài.
    Trong hợp đồng vận chuyển có quy định rõ tỷ lệ hoa hồng môi giới của công ty bà. Tiền hoa hồng đó là 1 phần của tiền cước vận tải, về bản chất là do bên vận chuyển (công ty nước ngoài) trả cho công ty bà.
    Tuy nhiên, khi thanh toán cước, công ty Việt Nam giữ lại phần hoa hồng môi giới đó từ tiền cước vận chuyển và dự định sẽ thanh toán cho công ty.

  • 20. Forwarders là gì?

    Forwarder hay Freight Forwarder là Đại lý giao nhận còn gọi là Nhà khai thác vận tải (3PL). Do cá nhân hoặc công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các cá nhân hoặc cty khác. Để xuất hàng hóa từ nhà sản xuất – nhận hàng hóa đến một thị trường đến điểm cuối cùng. (Theo hợp đồng vận tải).

  • 1. Các trường hợp không phải nộp C/O

    Theo Thông tư số 03/VBHN-BTC có hiệu lực từ ngày 10/01/2020 của Bộ Tài chính quy định chi tiết cách về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, có 4 trường hợp doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các trường hợp đó gồm:
    Hàng hóa xuất khẩu.
    Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/VBHN-BTC.
    Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ này tại thời điểm làm thủ tục hải quan và thực hiện khai theo quy định. 

  • 2. Những doanh nghiệp nào cần làm báo cáo quyết toán hải quan?

    Những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất là những doanh nghiệp được miễn thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu. Để đảm bảo các thông tin chính xác, doanh nghiệp phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với các thành phẩm xuất khẩu dựa trên định mức tiêu hao của nguyên vật liệu đó.

    Do đó, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải làm báo cáo quyết toán hải quan và trình lên hải quan.

  • 3. Khai sai báo cáo quyết toán hải quan có bị phạt không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, cá nhân khai bổ sung thông tin trên BCQTHQ chậm hơn thời hạn cho phép sẽ phải nộp phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp vi phạm là cá nhân thì sẽ bị xử phạt từ 250.000 - 500.000 đồng, từ là giảm mức phạt một nửa so với tổ chức (căn cứ quy định khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).

    Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 /2020/NĐ-CP cũng đưa ra các quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này;

    b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

  • 4. Hoạt động gia công chuyển tiếp được hiểu như thế nào?

    Câu hỏi: Hoạt động gia công chuyển tiếp được hiểu như thế nào?

    Trả lời câu hỏi về hoạt động gia công chuyển tiếp

    Căn cứ quy định tại Điều 43 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hoạt động gia công chuyển tiếp bao gồm các sản phẩm:
    - Gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
    - Gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.

  • 5. Thủ tục đăng ký kinh doanh tại khu chợ biên giới

    Câu hỏi:

    Để đăng ký kinh doanh tại khu chợ biên giới, thương nhân và cư dân biên giới Trung Quốc cần thực hiện những thủ tục gì?

    Giải đáp câu hỏi:

    Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 17/2017/TT-BCT ngày 19/9/2017 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trường hợp thương nhân và cư dân biên giới Trung Quốc có nhu cầu kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Công Thương hoặc cơ quan được Sở Công Thương ủy quyền (Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); hồ sơ bao gồm:

    - Đơn đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

    - 01 (một) bản sao có chứng thực (hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ:

    (i) Hợp đồng hoặc thỏa thuận với Đơn vị (Ban, Cơ quan) quản lý chợ về việc thuê quầy hàng hoặc sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng tại chợ (nếu có);

    (ii) Giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh còn giá trị của cư dân biên giới hoặc đại diện theo pháp luật của thương nhân (hộ chiếu hoặc giấy thông hành biên giới hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh khác);

    (iii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thương nhân.

    - Ảnh của cư dân biên giới hoặc đại diện theo pháp luật của thương nhân: 02 (hai) ảnh cỡ 4x6.

  • 6. Kê khai mẫu C/O như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định việc kê khai C/O như sau:

    "Điều 8. Kê khai C/O

    1. C/O mẫu B của Việt Nam cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O mẫu B của Việt Nam cụ thể như sau:

    a) Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu

    b) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu

    c) Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O)

    d) Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng)

    đ) Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước

    e) Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu

    g) Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

    h) Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác

    i) Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại

    k) Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O

    l) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O).

    Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu C/O ưu đãi, việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu."

    Như vậy, kê khai C/O được quy định như trên.

  • 7. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

    Điều 16. Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

    1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

    2. Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

    a) Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    b) Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;

    c) Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.

    3. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

    a) Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;

    b) Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.

    4. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư.

    5. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

    Như vậy, quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như trên.

  • 8. Dừng bán mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ thời điểm nào?

    Căn cứ theo nội dung Công văn 552/VT-KT năm 2022 quy định như sau:

    - Dừng bán mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các thương nhân xuất khẩu hàng hóa từ ngày 21 tháng 5 năm 2022, chuyển sang cấp mẫu C/O cho các thương nhân không thu tiền.

    - Các Phòng QLXNKKV tổ chức kiểm kê chốt số liệu đến hết ngày 20 tháng 5 năm 2022 về: số mẫu C/O đã bán, số mẫu C/O còn tồn, số tiền thu được, số tiền chưa nộp về Văn phòng Bộ và lập báo cáo gửi về Văn phòng Bộ. Lãnh đạo các Phòng QLXNKKV chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác số liệu kiểm kê, báo cáo.

    - Nộp toàn bộ tiền đã bán mẫu C/O về Văn phòng Bộ trước ngẫy 31 tháng 5 năm 2022.

    - Do việc thuê in mẫu C/O vẫn tiến hành cho đến khi điện tử hóa C/O, do vậy các Phòng QLXNKKV phải có biện pháp quản lý cấp phát để hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí mẫu C/O.

    - Thông báo đến các thương nhân xuất khẩu hàng hóa biết và thực hiện việc dừng bán mẫu C/O như trên.

    Như vậy, từ 21 tháng 5 năm 2022 sẽ dừng bán mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các thương nhân.

  • 9. Chứng từ C/O đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP

    Câu hỏi: Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên RCEP?

    Trả lời:

    Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu.

    Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan hải quan Việt Nam xem xét chấp nhận C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của các nước thành viên RCEP.

  • 10. Xác định mức thuế hàng hóa xuất khẩu sang một nước thành viên RCEP

    Câu hỏi: Làm thế nào để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một nước thành viên RCEP áp dụng mức thuế khác biệt?

    Trả lời:

    Hiện nay, có 7 nước áp dụng điều khoản khác biệt thuế trong Hiệp định bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin và Việt Nam. Để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một trong bảy nước này áp dụng mức khác biệt thuế, cần phải tra biểu thuế nhập khẩu của bảy nước thành viên này áp dụng đối với các nước thành viên còn lại.

  • 11. Trong Hiệp định RCEP có những cách nào xác định hàng hóa có xuất xứ?

    - Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên

    - Hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên trong khối RCEP

    - Hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng Danh mục Quy tắc xuất xứ hàng hóa được nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT

  • 12. Thủ tục khai báo hải quan cho bên doanh nghiệp chế xuất

    Câu hỏi về Thủ tục khai báo hải quan cho bên doanh nghiệp chế xuất?

    Bên tôi là công ty sản xuất tem nhãn mác các loại. Có xuất hàng tem trắng cho 1công ty chế xuất trong nước. Bên họ yêu cầu xuất hóa đơn GTGT 0% và không phải làm thủ tục khai báo hải quan vì mặt hàng này không bắt buộc phải khai báo.
    Nhưng theo bên tôi được biết thì các mặt hàng cung cấp cho công ty chế xuất bắt buộc phải khai báo hải quan hoặc sẽ viết hóa đơn GTGT 10% cho bên công ty đó. Vậy bên tôi có phải làm thủ tục khai báo hải quan không ?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 74. Nguyên tắc chung nêu các trường hợp không làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể như sau:

    “Điều 74. Nguyên tắc chung

    1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

      a) Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau;

    b) Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX; 

    c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;

    d) Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;

    đ) Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

    Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.

    2. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan.

    3. Cơ quan hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.”

    Để hỗ trợ về các loại thủ tục hải quan hoặc khai báo, chuẩn bị thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu hàng hóa, Các bạn vui lòng liên hệ cho công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhận viên chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn chi tiết.

    Nguồn: Hải quan Việt nam

  • 13. Nhập khẩu máy móc thiết bị qua sử dụng

    Hỏi: Công ty có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thêm mặt hàng khẩu trang, Công ty có được nhập máy móc thiết bị sản xuất khẩu trang trước khi bổ sung danh mục ngành nghề tại Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh hay không?

    Giải đáp thắc mắc về nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

    Theo quy định tại Điều 5 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021:

    “Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh

    1. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật.

    …”

    Xem chi tiết về: Nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ và thiết bị đã qua sử dụng 2021

  • 14. Nhập khẩu hàng xuất khẩu B11 bị trả lại thì giải quyết như nào?

    Doanh nghiệp hỏi: Công ty A xuất khẩu mặt hàng túi nhựa PE theo loại hình B11. Tuy nhiên, sau khi đã làm việc thì bên NK muốn trả lại một phần hàng với lý do không còn nhu cầu sử dụng. Như vậy, công ty A mở TKN A31 và chuyển mục đích tiêu thụ nội địa sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ không thu thuế như thế nào?

    Nhập khẩu hàng xuất khẩu b11 bị trả lại thì giải quyết như nào?

    Giải đáp Nhập khẩu hàng xuất khẩu b11 bị trả lại thì giải quyết như nào?

    Công ty Lacco Căn cứ điểm 7 phần II – Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tài chính lĩnh vực hải quan tại Quyết định số 911/QĐ-BTC ngày 31/5/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp xử lý vấn đề nhập khẩu hàng xuất khẩu B11 bị trả lại như sau: 

    Thủ tục hoàn thuế/không thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

              1. Trình tự thực hiện

    • Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định tại Điêu 19 Luật thuê xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thực hiện hồ sơ, thủ tục không thu thuế như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
    • Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả cho người nộp hồ sơ biết.
    • Bước 3: Ban hành quyết định hoàn thuế/không thu thuế.

    2. Cách thức thực hiện

    • Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan;
    • Nộp bằng đường bưu chính;

    3. Hồ sơ giải quyết

    Hồ sơ mở TKN A31 và chuyển mục đích tiêu thụ nội địa gồm:

    1. Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
    • - Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mầu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ: 01 bản chính;
    • - Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
    • - Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
    • - Đối với hàng hóa phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng theo thông báo của hãng vận tải, phải có thêm thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hỏa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại đối với trường hợp hàng hóa do khách hàng trả lại: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.

    Nhập khẩu hàng xuất khẩu b11 bị trả lại thì giải quyết như nào?

    Trong trường hợp, hàng hóa bị thu hồi vì lý do bất khả kháng hoặc người nộp thuế tự phát hiện hàng hóa có sai sót, nhập khẩu ở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hóa trả lại trong công văn đề nghi hoàn thuế;

    Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ phải nộp thêm văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan.…”.

    Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

    Để tham khảo thêm về các vấn đề vận chuyển hàng hóa hoặc thủ tục hải quan, các bạn có thể gửi câu hỏi trực tiếp về Email: info@lacco.com.vn hoặc xem thông tin tại mục Tư vấn hỏi đáp của Công ty lacco để được giải đáp chi tiết.

  • 15. Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp?

    Câu hỏi: Trường hợp Doanh nghiệp chế xuất, đã được cấp quyền NK, XK, phân phối. Nếu nhập khẩu hàng hóa (theo quyền NK) loại hình A41 sau đó xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa (theo quyền XK) sang nước thứ 3 sử dụng loại hình B13 thì có phù hợp không? và công ty có quyền xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu theo oại hình A41 không?

    Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp?

    Đáp án về Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp?

    Vấn đề của doanh nghiệp chế xuất trên sẽ được trả lợi chi tiết theo căn cứ pháp lý của:

    (1) Luật Quản lý Ngoại thương quy định tại khoản 2, Điều 

    (2) Luật Thương mại 36/2005/QH11 quy định tại khoản 1, Điều 29

    (3) Căn cứ Điều 13, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương”, quy định:

    Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

    Cụ thể

    (1) Căn cứ Luật Quản lý Ngoại thương quy định tại khoản 2, Điều 5 như sau:

    2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

    a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;

    c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam”.

    (2) Căn cứ Luật Thương mại 36/2005/QH11 quy định tại khoản 1, Điều 29 như sau:

    Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp?

    Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

    1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.

    (3) Căn cứ Điều 13, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương”, quy định:

    Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất

    2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa”.

    Căn cứ các quy định [(1), (2), (3)] trên:

    Trường hợp Công ty FDI – DNCX nhập khẩu hàng hóa (theo quyền NK) loại hình A41 sau đó xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa thì không phải là thực hiện quyền xuất khẩu mà là “Kinh doanh tạm nhập, tái xuất”. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CPkhông được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

    Trường hợp Công ty FDI – DNCX có quyền xuất khẩu hàng hóa thì công ty chỉ được “Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu”.

    Đề nghị Công ty tham khảo trường hợp của công ty theo các quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

    Để tham khảo thêm về các vấn đề vận chuyển hàng hóa hoặc thủ tục hải quan, các bạn có thể gửi câu hỏi trực tiếp về Email: info@lacco.com.vn hoặc xem thông tin tại mục Tư vấn hỏi đáp của Công ty Lacco.

  • 16. Hủy tờ khai theo công văn 6524/TCHQ/GSQL

    Đặt câu hỏi

    Theo điều 2 công văn 6524/TCHQ/GSQL ngày 08/10/2020 về việc hủy tờ khai: Trường hợp xác định doanh nghiệp lợi dụng việc hủy tờ khai nhằm gian lận thương mại hoặc trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện chuyển thông tin cho bộ phận quản lý rủi do để áp dụng tiêu chí phân luồng hoặc áp dụng các biện pháp rủi do khác phù hợp với quy định của pháp luật. Theo điều 2 công văn 6524/TCHQ/GSQL không thấy có trường hợp nào nêu rõ là xử phạt vi phạm hành chính theo khoản a điểm 1 điều 25 luật hải quan 2014. Vậy:

    1. Doanh nghiệp hủy tờ khai theo điều 2 công văn 6524/TCQH/GSQL ngày 08/10/2020 có bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản a điểm 1 điều 25 luật hải quan 2014 hay không?

    2. Theo điều 1 công văn 6524/TCHQ/GSQL ngày 08/10/2020 Khi Hải Quan phát hiện phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan thì thực hiện kiểm tra việc tập kết hàng hóa xuất khẩu tại địa điểm tập kết do người khai hải quan khai báo trên tờ khai hải quan và xử lý vi phạm (nếu có) Nhưng không làm theo Trình tự kiểm tra việc tập kết hàng hóa thực hiện tương tự trình tự kiểm tra việc bảo quản hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính . Nhưng vẫn xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp thì có đúng hay không ?

    Trả lời

    Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2013 quy định:

    “Điều 25. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan

    2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

    - Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

    “Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan

    5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

    Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.

    - Căn cứ điểm a.2 khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định:

    “Điều 22. Hủy tờ khai hải quan

    1. Các trường hợp hủy tờ khai

    a.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;…”

    Việc huỷ tờ khai và xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các quy định trên. Đề nghị Công ty tham khảo xác định trường hợp của công ty theo các quy định trên để thực hiện hủy tờ khai. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

    Để tham khảo thêm công ty có thể truy cập vào website của Cục Hải quan Đồng Nai theo địa chỉ: www.dncustoms.gov.vn


  • 17. Quy trình, thủ tục nhập khẩu bếp điện từ thực hiện như thế nào?

    Từ ngày 1/7/2021, mặt hàng lò vi sóng phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9:2012/BKHCN (trước đó phải làm theo QCVN4:2009/BKHCN) .

    Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ gồm các bước như sau:

    Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng

    Bước 2- Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan

    Bước 3 – Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN

    Bước 4- Công bố hợp quy bếp điện từ

    Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

    Các văn bản cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

    Căn cứ theo quyết định 3810/QĐ- BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ KHCN, mặt hàng bếp điện từ phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9/2012/BKHCN

    Thông tư 07/2018/BKHCN về việc Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.

    Tương thích điện từ (EMC) là khả năng hoạt động thoả đáng của thiết bị hoặc hệ thống trong môi trường điện từ và không tạo ra nhiễu điện từ quá mức làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của thiết bị khác trong môi trường đó

    Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” ( Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN)

    Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017

    Như vậy khi làm thủ tục nhập khẩu bếp điện từ , doanh nghiệp cần phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng

     Thông tin làm thủ tục nhập khẩu bếp điện từ

    Mã HS code và thuế nhập khẩu bếp điện từ :

    • Mã Hs code bếp điện từ: 85166090 ,
    • Thuế nhập khẩu bếp điện từ: Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%,
    • Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%,
    • Nhập từ Hàn Quốc có FORM AK: thuế nhập khẩu: 20%,
    • Nhập từ Thái Lan, Malaysia, các nước ASEAN có FORM D: thuế nhập khẩu 0%,
    • Thuế giá trị tăng: 10%

    Quy trình thực hiện làm thủ tục nhập khẩu :

    Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, doanh nghiệp cần thực hiện các bước: 

    Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng:

    - Đăng ký trên hệ thống 1 cửa quốc gia

    - Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.

    - Liên hệ Goldtrans để được tư vấn chi tiết về quy trình và hồ sơ cần chuẩn bị.

    Bước 2- Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan.

    - Up bộ hồ sơ hải quan kèm đăng ký kiểm tra chất lượng lên V5.

    Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy:

    - Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định  để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.

    - Liên hệ Goldtrans để được hỗ trợ tất cả các thủ tục

    Lưu ý: Chứng nhận hợp quy bếp điện từ có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này.

    Bước 4- Công bố hợp quy bếp điện từ

    Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia

    Chi tiết hồ sơ yêu cầu xin vui lòng liên hệ Goldtrans để được tư vấn

    Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

    Để được tư vấn ngay, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO (LIFF.,JSC) Tầng 5, Tòa nhà công ty 29, ngõ 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Email: info@lacco.com.vn - Hotline: +84906 23 55 99

  • 18. Hồ sơ hải quan gồm những gì?

    Trả lời: Quy định cụ thể về hồ sơ hải quan 

    1. Hàng hóa xuất khẩu:

    a. Tờ khai hải quan dạng điện tử: Khai thủ công thì Tờ khai hải quan giấy (2 bản chính)

    b. Giấy phép XK đối với hàng hóa phải có giấy phép XK: 01 bản chính nếu XK một lần hoặc 01 bản sao kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu XK nhiều lần

    c. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính

    Trường hợp hồ sơ hải quan đã có trong Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai Hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan

    2. Hàng hóa nhập khẩu:

    a. Tờ khai hải quan dạng điện tử

    Khai thủ công thì Tờ khai hải quan giấy: 2 bản chính

    b. Hóa đơn thương mại: 01 bản sao

    Các trường hợp không nộp hoá đơn:

    (i)Doanh nghiệp ưu tiên

    (ii)Hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài

    (iii)Không có hoá đơn, không thanh toán

    c. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản sao

    d. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu

    Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản sao kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

    đ. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính

    Bổ sung: Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính

    e. Tờ khai trị giá dạng điện tử

    Khai thủ công thì TKTG giấy: 02 bản chính

    Trường hợp không khai TKTG:

    (i) Hàng hóa không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế

    (ii) Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK)

    (iii) Hàng hoá xác định trị giá thanh toán theo Phương pháp 1 và để hệ thống tự động tính trị giá

    (iv) Hàng hóa nhập khẩu không có Hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại

    g. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính hoặc dưới dạng điện tử.

    Trường hợp phải nộp C/O:

    (i) Hàng hoá hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

  • 19. Hồ sơ hải quan là gì? Gồm những thủ tục nào?

    Hồ sơ Hải quan khi làm thủ tục hải quan với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2, điều 16 thông tư 39/2018/Tt-BTC, ngày 20 tháng 04 năm 2018 như dưới đây:

    Tờ khai hải quan:

    Theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm thông tư này. Với trường hợp thực hiện trên hồ sơ hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tài khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm thông tư này.

    Hóa đơn thương mại:

    Những chứng từ hoặc hóa đơn thương mại có giá trị tương đương trong trường hợp người mua cần phải thanh toán cho người bán là 01 bản chụp. Trong trường hợp chủ hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

    Trong đó, với người khai báo hải quan không cần nộp hóa đơn thương mại trong những trường hợp sau:

    + Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài.

    + Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Vận đơn hoặc những chứng từ vận tải khác:

    Với vận đơn hoặc những chứng từ vận tải hàng hóa khác có giá trị tương đương với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật là 01 bản chụp, chỉ có những hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý.

    Với những hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển tại các tàu dịch vụ thì nộp bản khai hàng hóa thay cho vận đơn.

    Bản kê lâm sản với gỗ nguyên liệu nhập khẩu:

    Quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về bản kê lâm sản với gỗ nguyên liệu nhập khẩu cần in ra 01 bản chính;

    Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu:

    Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại với hàng hóa cần phải có giấy phép nhập khẩu; giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

    + Nếu nhập khẩu 01 lần cần 01 bản chính;

    + Nếu nhập khẩu nhiều lần: cần 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.

  • 20. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ hải quan thông qua VNACCS không hay phải nộp trực tiếp cho hải quan?

    Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi và bổ sung Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, việc nộp hồ sơ hải quan được quy định như sau:

    Trừ những chứng từ bắt buộc người khai hải quan phải nộp bản giấy như: giấy phép, C/O, Thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, Thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành, Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ hải quan thông qua hệ thống VNACCS bằng nghiệp vụ HYS.

    Các chứng từ giấy người khai hải quan có thể gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.

    Đối với trường hợp khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99