Do nhu cầu của thị trường cùng các chính sách mở rộng giao thương giữa Việt Nam với thị trường quốc tế, logistics và vận tải quốc tế đang hoạt động vô cùng nhộn nhịp. Để đảm bảo an ninh hàng hóa cũng như quyền lợi trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần chú ý nắm rõ các phương thức vận tải quốc tế cũng như Cước vận tải hàng hóa quốc tế để có thể tính toán và cân đối chi phí cho mỗi chuyển hàng.
Mục lục
1. Vận tải quốc tế là gì?. 1
2. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển quốc tế. 1
3. Các phương thức vận tải quốc tế phổ biến. 3
+ Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không: 3
+ Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển: 3
4. Chứng từ vận tải quốc tế. 3
5. Cước vận tải hàng hóa quốc tế?
1. Vận tải quốc tế là gì?
Vận tải quốc tế (Tên gọi tiếng anh: International Transport) là hình thức vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác bằng các phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau để đưa hàng từ vị trí người ván đến địa điểm của người mua.
Vận tải quốc tế hoạt động vô cùng quan trọng trong tiến trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động Logistics nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu buôn bán hay trao đổi trực tiếp với thị trường nước ngoài.
2. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển quốc tế
Mặc dù vận tải quốc tế có tác dụng rất lớn, thúc đẩy hoạt động giao thương kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, một số mặt hàng sẽ bị cấm vận chuyển quốc tế như:
– Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ
– Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh; Các loại hóa chất, tiền chất bị cấm
– Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
– Các loại pháo
– Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử)
– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
– Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng
– Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người
– Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam- Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe của con người, môi trường, hệ sinh thái
– Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe của con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái
– Khoáng sản đặc biệt, độc hại
– Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường
– Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
– Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
– Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole
– Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và hóa chất độc hại hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
– Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền
– Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý
– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu
– Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ
– Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm/hạn chế lưu thông, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu
– Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu
– Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
- Các mặt hàng hạn chế gửi hoặc cần có quy định đặc biệt
Ngoài các mặt hàng cấm, các đơn vị xuất - nhập khẩu cũng phải chú ý một số loại sản phẩm yêu cầu phải xuất trình đầy đủ được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận được phép xuất khẩu và nhập khẩu vào nước đến:
– Chất lỏng: Bia, rượu, Coca cola, nước uống đóng chai có nhãn mác đầy đủ của nhà sản xuất và còn nguyên niêm phong; Dầu máy; Các loại hóa chất, dung dịch không xác định được nội dung
– Thực vật: Chất bột hữu cơ (bột mì, bột gạo) có nhãn mác của nhà sản xuất; Hoa quả đóng chai; Hạt giống; Các loại thực vật sấy khô
– Động cơ có chứa dầu: Chi tiết máy có chứa dầu đã làm sạch dầu; Chi tiết máy có chứa dầu
– Vật dụng có chứa nguồn điện: Máy laptop cầm tay, điện thoại, máy hút bụi cầm tay
– Các sản phẩm có chứa từ tính & các loại Pin
– Hóa chất: Các loại bột; dung dịch; mẫu hóa chất…
– Thuốc tân dược/ biệt dược/ nguyên liệu sản xuất thuốc/ Thuốc khác…
– Mỹ phẩm có nhãn mác và không có nhãn mác
– Các loại khoáng sản thô và đã qua chế biến
3. Các phương thức vận tải quốc tế phổ biến
Hiện nay, phương thức vận tải quốc tế cũng khá đa dạng. Tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng, số lượng, loại hàng hóa vận chuyển, điều kiện tài chính,... mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương thức vận chuyển quốc tế khác nhau. Cụ thể 2 phương thức được lựa chọn vận chuyển chủ yếu là đường hàng không và đường biển.
Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không:
Vận tải quốc tế đường hàng không luôn được đảm bảo với tốc độ vận chuyển của bạn được giao hàng trong thời gian nhanh nhất, nhưng lại bị hạn chế về chủng loại của hàng hóa, không phải bất cứ lô hàng hóa nào bạn cũng có thể vận chuyển với hình thức này.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển:
Vận tải quốc tế bằng đường biển có một ưu thế vượt trội chính là dịch vụ này thích hợp với tất cả các chủng loại hàng hóa, cho dù ở bất cứ nơi đâu hay ở bất cứ vùng miền nào trên thế giới. Không những thế, đây còn là một trong những dịch vụ có tuyến đường đi thẳng, tất cả những tuyến đường đều có sự liên kết chặt chẽ với các cảng lớn nhỏ trên thế giới, hay đúng hơn là tất cả những nơi mà nó từng đặt chân tới.
4. Chứng từ vận tải quốc tế
Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế và giao nhận hàng hóa là khâu rất quan trọng trong nghiệp vụ ngoại thương. Như vậy, các loại thủ tục hải quan, chứng từ vận tải quốc tế quan trọng cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do Người bán, Nhà xuất khẩu lập ra trao cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua, Nhà nhập khẩu chuyển trả tiền.
Các loại hóa đơn:
+ Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)
+ Hóa đơn tạm tính (Provisional Invoice)
+ Hóa đơn chính thức (Final Invoice)
+ Hóa đơn chi tiết (Detail invoice)
- Vận đơn đường biển: (Marine/Bill of lading)
Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển cấp cho Người gửi hàng.
Các loại vận đơn:
+ B/L đích danh (Straight Bill of Lading): Ghi rõ tên người nhận hàng
+ B/L theo lệnh (To order Bill of Lading): Giao theo lệnh người gửi hàng, hoặc nhận hàng, hoặc Ngân hàng.
+ B/L xuất trình (To Bearer Bill of Lading): Không ghi tên người nhận hàng hoặc theo lệnh, vì thế, hàng chỉ được giao cho người nào xuất trình vận đơn.
+ B/L hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Không có ghi chú tình trạng khiếm khuyết của bao bì và hàng hóa.
+ B/L không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): Có những ghi chú bất thường về tình trạng bao bì,hàng hóa.
+ B/L chở suốt (Through Bill of Lading): Sử dụng cho tàu chở hàng hóa trước khi đến cảng đích phải chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau. Người vận tải đầu tiên phải ký phát vận đơn đại diện cho tất cả các chuyến đi đó và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển còn lại đến cảng đích.
+ B/L đi thẳng (Direct Bill of Lading): Dùng một tàu để chở trong toàn hành trình.
- Phiếu đóng gói: (Packing List)
Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.
- Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin)
Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định.
- Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ: (Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight)/Bags/Crop) Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm. Tại Việt nam có nhiều cơ quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,…
- Bảo hiểm đơn:
- Giấy chứng nhận vệ sinh
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
- Tờ khai hải quan
+ Hoá đơn thương mại (comercial invoice)
+ Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice)
+ Hóa đơn hải quan (Customs invoice)
+ Bảng kê bao bì hàng hóa (Packing List)
+ Bảng kê chi tiết (Specification)
+ Vận đơn (Bill of lading)
+ Vận đơn đường bộ (Way bill)
+ Vận đơn đường sắt (Railway bill)
+ Vận đơn đường biển (Marine Bill)
+ Vận đơn đường hàng không (Airway Bill)
+ Hợp đồng bảo hiểm (Insurance policy)
Các loại giấy chứng nhận
+ Giấy chứng nhận trọng lượng hàng hóa (Certificate of weight)
+ Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of quality)
+ Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa (Certificate of quantity)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
+ Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch (Certificate of sanitary health)
+ Giấy chứng nhận hạn ngạch xuất khẩu (Export quota Certificate)
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
+ Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate )
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate).
Có thể thấy, hình thức vận tải quốc tế đòi hỏi chuẩn bị rất nhiều thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị logistics hỗ trợ đăng ký làm thủ tục hải quan và chứng từ để giải quyết nhanh chóng và đầy đủ hồ sơ vận chuyển hàng quốc tế.
5. Cước vận tải hàng hóa quốc tế?
Để tính toán cụ thể cước vận tải hàng hóa quốc tế, cần căn cứ vào nhiều thông tin bao gồm: Loại hàng hóa, trọng lượng, hình thức vận chuyển quốc tế, tuyến đường vận chuyển... Bên cạnh đó, thuế hàng hóa cho từng khu vực và quốc gia cũng khác nhau.
Công thức tính trọng lượng quy đổi từ kích thước của bưu kiện, hàng hóa được tính như sau:
+ Trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao)/5000.
+Trong đó: chiều dài, chiều rộng, chiều cao được đo bằng đơn vị là cm.
Công thức trên được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Tuy nhiên, để tính chính xác được các chi phí vận tải quốc tế còn căn cứ vào nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa và thuế quan khác nữa. Bên cạnh đó, các phương án vận chuyển hàng hóa cũng cần được tính toán cẩn thận để vận chuyển nhanh nhất và tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp.
Mọi vấn đề về dịch vụ vận tải quốc tế, thủ tục hải quan và các loại giấy phép chuyên ngành về xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, các bạn vui liên hệ trực tiếp với Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết, đảm bảo hiệu quả và tối ưu cho doanh nghiệp.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn