Trong quá trình làm thủ
tục giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong
quá trình làm hồ sơ, chứng từ. Từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa hàng
nhập khẩu về kho. Để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nhanh vấn đề này, đại diện nhân
viên hiện trường Lacco đã có bài viết chia sẻ chi tiết về nghiệp vụ, Quy trình
chung về hoạt động giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bước
1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho công ty nhập khẩu
Bước
3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan
a.
Khai báo thông tin nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS.
b.
Kiểm tra lại các thông tin khai báo và các thông tin liên quan mà hệ thống
Xác
định tờ khai thuộc luồng gì:
c.
Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:
d.
Hải quan tiếp nhận nhận và xem xét hồ sơ
Bước
4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa
Bước
5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy
hàng hóa
Bước
6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container
Bước
7: Lấy lệnh lên hãng tàu và tiền cược vỏ container.
Bước 1: Đại lý của hãng
tàu gửi giấy báo hàng đến cho công ty nhập khẩu
Đại lý hãng tàu sẽ gửi
cho Consignee Giấy báo hàng đến (AN) trước ngày tàu cập bến từ 2 đến 3 ngày để
thông báo cho khách hàng biết ngày hàng đến, thông tin về lô hàng, cảng đến,
chuẩn bị các tất cả giấy tờ và chi phí phù hợp để lấy hàng. Người nhập khẩu
thuê công ty FORWARDER làm các thủ tục để nhận hàng
Hãng tàu thông báo doanh
nghiệp đến lấy lệnh giao hàng. Có 2 trường hợp:
- Nếu lấy lệnh bằng Bill
gốc (Bill of lading) thì nhân viên cầm Bill gốc, thông báo hàng đến, giấy giới
thiệu, CMTNN, tiền đóng phí local charge để lên hãng tàu lấy lệnh;
- Nếu lấy lệnh bằng Bill
surrender thì đi mang theo giấy giới thiệu (có đóng dấu của 24 công ty nhập
khẩu), giấy báo hàng đến, điện giao hàng từ đầu nước ngoài gửi cho hãng tàu,
chứng minh thư nhân dân photo.
Bước 3: Tiến hành thủ
tục thông quan Hải quan
Bộ phận mở tờ khai Hải
quan thực hiện khai báo tờ khai hải quan.
a. Khai báo thông tin
nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS.
Hệ thống sẽ cấp số tờ
khai và phản hồi thông tin cho người khai báo trên màn hình.
b. Kiểm tra lại các
thông tin khai báo và các thông tin liên quan mà hệ thống
ECUS5-VNACCS tính toán
tự động trả về. Khi kiểm tra đúng thông tin thì khai chính thức để đăng ký nhập
khẩu cho hệ thống.
Nếu không có bất kỳ sai
sót nào thì hệ thống hiện ra số tờ khai tự động và phân luồng cho lô hàng. Số
tờ khai có 12 số, tùy thuộc vào lô hàng đó là lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu.
Xuất khẩu thì 3 chữ số đầu sẽ là 300,301,302 hay nhập khẩu sẽ có 3 số đầu
100,101,102.
Trong tờ khai sẽ hiển
thị đầy đủ thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu, hàng hóa, mã loại
hàng, kết quả phân luồng, số tiền thuế phải nộp…
Xác định tờ khai thuộc
luồng gì:
Luồng xanh: chỉ cần cung
cấp giấy tờ cho Hải quan để thông quan tờ khai và đi lấy hàng
Luồng vàng: Hải quan kiểm
hồ sơ của lô hàng, bao gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập
khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
38/2015/TT-BTC
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn đường biển
- Giấy phép nhập khẩu
đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu
- Giấy thông báo miễn
kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
theo quy định của pháp luật
- Chứng từ chứng nhận
xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận
xuất xứ)
- Giấy giới thiệu
Luồng đỏ: Ngoài việc xuất trình đầy đủ bộ chứng từ gốc Hải quan, Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa thực tế hàng hóa với mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.
- Kiểm tra chứng từ: đội tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ lô hàng. Sau khi kiểm tra xong sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang đội kiểm hóa. Căn cứ vào tình hình lô hàng, chứng từ của lô hàng, rủi ro trên hệ thống, nghi vấn của lãnh đạo mà sẽ có 2 trường hợp kiểm hóa
- Kiểm tra thực tế 10% lô
hàng: Doanh nghiệp xuất trình 10% hàng hóa để hải quan kiểm tra.
- Kiểm tra thực tế toàn bộ
lô hàng: Doanh nghiệp xuất trình toàn bộ hàng hóa để hải quan kiểm tra.
Hải quan kiểm hóa sẽ mang hồ sơ xuống để kiểm tra thực tế hàng hóa và lập biên bản. Căn cứ vào mức độ sai phạm của lô hàng sẽ có những hình thức xử phạt, tái xuất…nếu không có vấn đề gì thì được thông quan
Tham khảo: Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu
c. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ
bao gồm:
- Giấy giới thiệu của
công ty đứng tên trên trên tờ khai
- Commercial Invoice
- Packing List
- Sales contract
- Certificate of Origin
(nếu có)
- Tờ khai hàng hóa nhập
khẩu (thông báo kết quả phân luồng).
d. Hải quan tiếp nhận
nhận và xem xét hồ sơ
Nếu có bất kỳ sai sót gì
thì hải quan tiếp nhận sẽ liên lạc với đơn vị giao nhận để kiểm tra thông tin
rồi thông báo lại với hải quan tiếp nhận. Trường hợp tờ khai đã chính xác, Hải
quan sẽ tra thuế trên hệ thống. Nếu tờ khai có thuế thì Forwarder sẽ nộp thuế
trước khi thông quan tờ khai.
Khi đóng tiền thuế xong
sẽ được cập nhật trên hệ thống kèm với tờ khai hải quan không có sai sót, thì
tờ khai sẽ được thông quan. Khi tờ khai được thông quan, nhân viên sẽ truy cập
hệ thống https://www.customs.gov.vn/, sau đó in mã vạch.
Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa