Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt và cách vận dụng
Logistics và Freight Forwarder là hai hình thức giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu quen thuộc, tuy nhiên đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Nhưng trên thực tế, vẫn có rất nhiều nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Logistics và Freight Forwarder. Vậy Logistics và Freight Forwarder là gì? Đặc điểm khác nhau giữa hai khái niệm này? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Khái niệm về Logistic và Freight forwarding
2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics và Freight forwarding
Các dịch vụ của Logistics bao gồm:
Đặc điểm của Freight forwarding
Những dịch vụ khác của forwarder
3. Sự khác nhau giữa dịch vụ Logistics và Freight forwarding
4. Lựa chọn công ty Logistics và Freight forwarder như thế nào?
1. Khái niệm về Logistic và Freight forwarding
Logistics là gì?
Logistics là một phần quan trọng trong Chuỗi cung ứng bao hàng hóa. Bao gồm những công đoạn: Lên kế hoạch, Thực hiện và Kiểm soát luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan đến luồng chuyển dịch.
Trong thời kỳ thương mại hóa đang không ngừng phát triển, Logistics được xem là mắt xích vô cùng quan trọng, đóng vai trò sống còn trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà phân phối. Điều này cho thấy rằng nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại là rất cần thiết và tương đối cao.
Freight forwarding là gì?
Freight forwarding hay Forwarder là Đại lý giao nhận (Nhà khai thác vận tải - 3PL). Do cá nhân hoặc công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các cá nhân hoặc công ty khác. Để xuất hàng hóa từ nhà sản xuất – nhận hàng hóa đến một thị trường đến điểm cuối cùng. (Theo hợp đồng vận tải).
2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics và Freight forwarding
Đặc điểm của Logistics
Hoạt động Logistics là chuỗi các hoạt động thuộc các ngành sản xuất, vận tải, phân phối, thương mại, kho bãi, cảng biển, cảng hàng không lại với nhau. Logistics thực hiện nhiệm vụ tạo ra giá trị cạnh tranh tốt cho từng sản phẩm, dịch vụ như hàng hóa được đóng gói, bảo quản đúng tiêu chuẩn và được phân phối đúng lúc, đúng nơi với chi phí thấp.
Các dịch vụ của Logistics bao gồm:
· Vận tải đa phương thức tới các quốc gia không có cảng biển.
· Dịch vụ Door to Door.
· Cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm hàng hóa.
· Dịch vụ gửi hàng mẫu và chứng từ quốc tế.
· Dịch vụ hàng lẻ (LCL).
Đặc điểm của Freight forwarding
Các forwarder thực hiện 3 vai trò chính, cũng là những vai trò vô cùng quan trọng giúp vâị tải hàng hóa từ nhà sản xuất đến nơi nhà phân phối hàng hóa. Cụ thể:
- Forwarder là đơn vị trung gian kết nối các hãng vận tải với cá nhân hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa theo đúng quy trình vận chuyển.
- Các công ty forwarder sẽ hỗ trợ khách hàng đưa ra các giải pháp, phương thức và các tuyền được vận tải tốt và hiệu quả nhất giúp tối ưu chi phí cho đơn vị xuất - nhập khẩu. Bên cạnh đó Các forwarder có thể sắp xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép và vận chuyển tới điểm nhận giúp giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển.
- Forwarder cung cấp các dịch vụ chất lượng, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện hợp tác với nhiều hãng vận tải hơn. Các Freight forwarding sở hữu mạng lưới hỗ trợ rộng rãi hơn các công ty vận tải giúp chuyển hàng được thực hiện nhanh chóng hơn.
Những dịch vụ khác của forwarder
· Thông quan - Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng.
· Những chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
· Logistics, quản lý hàng tồn kho và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, các Freight forwarding cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Các forwarder dày dặn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt và miễn phí cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.
3. Sự khác nhau giữa dịch vụ Logistics và Freight forwarding
Về cơ bản Freight forwarding là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác (bằng một hay nhiều phương thức vận chuyển). Trong khi Logistics bao gồm vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn... và có thể cung cấp cả dịch vụ forwarding nữa.
Dịch vụ Logistics sẽ bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau, các dịch vụ này không liên kết với nhau mà hoạt động độc lập. Do đó, một số công ty Logistics chỉ hoạt động một số dịch vụ đơn lẻ trong logistics như đóng gói, lưu kho, khai thuê hải quan... nghĩa là đang làm một phần dịch vụ Logistics tổng thể cũng có nghĩa công ty này đang làm dịch vụ Logistics.
Các công ty forwarder cung cấp dịch vụ vận tải bộ (trucking), đường biển (sea freight) hay đường hàng không (air freight) hay đều rất phù hợp với cách lập luận trên và tự nhận rằng đang làm Logistics. Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều công ty có chữ Logistics trong tên gọi của mình kiểu như ABC Logistics Company
4. Lựa chọn công ty Logistics và Freight forwarder như thế nào?
Để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những đơn vị vận chuyển Logistics hay Freight forwarding cho phù hợp với loại hình công ty và sản phẩm, hàng hóa cần vận chuyển.
Để đưa ra được lựa chọn chính xác thì doanh nghiệp phải đưa ra được các yếu tố và sự lựa chọn phù hợp:
· Công ty có tiềm năng: Tìm hiểu thông tin chi tiết về công ty bao gồm câc yếu tố: Thời gian hoạt động, dịch vụ và chất lượng làm việc của các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu trực tiếp trên website của công ty hoặc các hiệp hội giao nhận uy tín, mối quan hệ quen biết,...
· Kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ: Bạn cần theo dõi và tìm hiểu xem đơn vị cung cấp dịch vụ đã thực hiện vận chuyển, làm thủ tục các mặt hàng (mà công ty bạn cần vận chuyển) như thế nào, có đảm bảo trong quá trình vận chuyển không?
· Các dịch vụ phụ và chi phí mà bên Logistics và giao nhận tính cho bạn. Bạn có thể tham khảo các mức giá cố định và phát sinh là bao nhiều, cụ thể các khoản nếu phát sinh và mức giá chi có từng dịch vụ như thế nào,...Điều này rất có lợi khi doanh nghiệp tiến hành cân đối chi phí và đảm bảo mức chênh lệch giá không quá lớn.
· Tổng chi phí dịch vụ vận chuyển cho lô hàng là bao nhiêu (tham khảo các bên và tiến hành so sánh)
Với những thông tin và phân tích về Logistics và Freight Forwarder mà Lacco vừa chia sẻ với các bạn, chắc hẳn mọi người đã nắm được rõ phần nào những kiến thức cũng như cách lựa chọn công ty vận tải phù hợp với hàng hóa của mình một các cơ bản nhất. Nếu các bạn vẫn có những vấn đề cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết theo địa chỉ: Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn.