Sau khi đưa ra thông báo chính thức Mỹ nhập khẩu trái Bưởi tươi của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng trao đổi với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam về các yêu cầu về kiểm dịch thực vật quả bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Vùng trồng và cơ sở xử lý quả bưởi tươi
Theo quy định đàm phán thương mại giữa 2 quốc gia, vùng trồng và cơ sở xử lý quả bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động - thực vật Hoa Kỳ (APHIS); quả không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Hoa Kỳ quan tâm; được xử lý chiếu xạ; và được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Yêu cầu về kiểm định thực vật đối với bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Theo đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại mà bên Hoa Kỳ yêu cầu loại bỏ như: ruồi đục quả Bactrocera dorsalis, Zeugodacus cucurbitae; sâu đục quả Prays endocarpa và các loại nấm Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana.
Đối với các biện pháp quản lý đối với nấm Cylindrocarpon lichenicola và Phyllosticta citriasiana, các đơn vị xuất khẩu phải đảm bảo: Loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói; Phải được làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả; Loại bỏ hết lá, cuống và các bộ phận khác của cây (trừ cuống quả ngắn hơn 2,5 cm vẫn còn gắn vào quả).
Bên cạnh đó, các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được xử lý chiếu xạ với với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm dịch thực vật quả bưởi xuất khẩu
Để triển khai Chương trình xuất khẩu bưởi sang Hoa Kỳ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các bên liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt sẽ tập trung tập huấn cho người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi về các yêu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ; thực hiện đăng ký, duy trì mã số vùng trồng xuất khẩu theo TCCS 774:2020/ TCCS 775:2020 và điều kiện nhập khẩu bưởi vào Hoa Kỳ; giám sát chặt chẽ sinh vật gây hại (SVGH) và hướng dẫn phòng trừ tại vùng trồng, bảo đảm tránh tái lây nhiễm SVGH tại cơ sở đóng gói; xử lý chiếu xạ tại các cơ sở chiếu xạ được Hoa Kỳ công nhận dưới sự giám sát của APHIS và Cục Bảo vệ thực vật đối với tất cả các lô hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
Các thông tin chi tiết về quy trình xuất khẩu bưởi đi Hoa Kỳ, các loại thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu và hồ sơ kiểm dịch thực vật đối với trái bưởi xuất khẩu sang Mỹ,... các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Địa chỉ liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.
Quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, sau các loại trái cây như: xoài, nhãn, vải, thanh long, vú sữa và chôm chôm. Ngoài ra, các loại trái cây khác của Việt Nam cũng được Mỹ nhập khẩu ở dạng đông lạnh như dừa, sầu riêng được xuất khẩu đến Mỹ nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh
Trái bưởi tươi Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Chiều 17/10, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức công bố những yêu cầu chất lượng và kỹ thuật của trái Bưởi tươi Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Sau hơn 5 năm đàm phán, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo chính thức về việc nhập khẩu bưởi tươi của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Như vậy, Bưởi tươi của Việt Nam (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang đất nước cờ hoa.
Tham khảo:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì?
Yêu cầu đối với trái Bưởi Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ
Đối với mặt hàng Bưởi Việt Nam xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu:
+ Vùng trồng và cơ sở xử lý: phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS).
+ Không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Hoa Kỳ quan tâm như: các loại ruồi đục quả Bactrocera dorsalis, Zeugodacus cucurbitae; sâu đục quả Prays endocarpa và các loại nấm Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana.
+ Trước khi bưởi được đóng gói, xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải đảm bảo được xử lý chiếu xạ và có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
+ Các biện pháp quản lý đối với nấm Cylindrocarpon lichenicola và Phyllosticta citriasiana, như sau: loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói; phải được làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả; loại bỏ hết lá, cuống và các bộ phận khác của cây (trừ cuống quả ngắn hơn 2,5 cm vẫn còn gắn vào quả).
Tham khảo:Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu
+ Các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được xử lý chiếu xạ với với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Hoa kỳ - Thị trường tiềm năng cho trái cây Việt Nam
Hoa Kỳ là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ trái cây rất lớn, trung bình sản lượng trái cây tiêu thụ mỗi năm của quốc gia này lên tới 12 triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất trái cây tươi nội địa của Mỹ chỉ đạt được 70% nhu cầu tiêu dùng. 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Tham khảo:Dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ trọn gói an toàn, uy tín
Tại Việt Nam, hiện đang có 105.400 ha trồng bưởi với sản lượng gần 905.000 tấn với các chủng loại đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32 nghìn ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn... Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và quả bưởi tươi nói riêng để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.
Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm về thủ tục xuất khẩu bưởi sang Mỹ, các loại giấy phép chuyên ngành, chọn loại container thích hợp và cước vận chuyển bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn miễn phí.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngày 12/10/2022, Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã cùng 26 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia hội nghị Bàn tròn hợp tác kinh tế về logistics Việt Nam - Đức tại trụ sở của Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư của Düsseldorf - NRW. Global Business. Là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics uy tín, Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco tự hào được lựa chọn cùng tham dự vào hội nghị quan trọng này
Các đại diện tham gia hội nghị hợp tác kinh tế về logistics Việt Nam - Đức
Tham dự Bàn tròn, phía Việt Nam có ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; ông Bùi Vương Anh, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Đức; ông Ngô Anh Tuấn, Tổng Thư ký Hiệp hội Đại lý, Môi giới & Dịch vụ hàng hải Việt Nam và đại diện của 26 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.
Phía CHLB Đức, thành phần tham dự gồm có ông Karl-Uwe Bütof, Cao ủy phụ trách quan hệ kinh tế khu vực Đông Nam Á, Bộ Kinh tế Dussendorf; ông Björn Schubert, Vụ trưởng Vụ Đổi mới, Bộ Kinh tế Dussendorf; ông Felix Neugart, Tổng giám đốc điều hành của NRW. Global Business; bà Astrid Becker, Giám đốc phụ trách Asia của NRW. Global Business và đại diện một số doanh nghiệp Đức trong lĩnh vực logistics.
Học hỏi và cơ hội hợp tác với doanh nghiệp logistics Đức
Trong khuôn khổ hội nghị, đoàn doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng có gặp gỡ và buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức; Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức. Qua đó cũng tìm hiểu thêm về tiềm năng hợp tác logistics của Đức thông qua kênh người Việt - một kênh cầu nối hữu hiệu cho doanh nghiệp hai nước.
Bên cạnh đó, đoàn cũng trực tiếp tham quan trung tâm logistics đường sắt tại Duisburg, thăm trung tâm khai thác hàng hóa tại sân bay Cologne - Bonn, làm việc với MBS Logistics GmbH tại Cologne. Từ đó có thể trao đổi trực tiếp về các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực vận tải đường sắt và đường hàng không.
Ngày 14/10, đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hamburg và tham gia tour thăm cảng Hamburg do Cảng vụ Hamburg tổ chức, tìm hiểu về cách vận hành dịch vụ cảng biển logistics tại cảng lớn nhất nước Đức, còn được gọi là “cửa ngõ vào thế giới”. Đây là cảng nhộn nhịp, sôi động thứ hai tại châu Âu về lượng TEU thông qua và lớn thứ 11 trên toàn thế giới.
Tham khảo: Top 10 cảng biển lớn nhất Châu Âu năm 2022
Trước khi kết thúc hành trình làm việc tại Đức, đoàn đã có buổi khảo sát tại trung tâm logistics của Amazon tại Leipzig, trung tâm logistics hàng không tại sân bay Leipzig Halle và Trung tâm Hội chợ - triển lãm Leipzig để tìm hiểu thực tế về hệ thống logistics của Amazon cũng như cách thức vận hành vận tải hàng không của Đức.
Hàng nông sản Việt Nam đang trở thành loại hàng hóa xuất khẩu rất tiềm năng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để thành công xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây thì doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng - vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng dư lượng thuốc trừ sâu, quy tắc về bao bì nhãn mác,... và rất nhiều quy định khác.
Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây đi quốc tế cần kiến thức gì?
Hiện nay, các thị trường nhập khẩu nông sản ngày càng khó tính với các yêu cầu hàng hóa khắt khe. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu nông sản, trái cây cần nắm được các kiến thức để xác định:
- Yêu cầu/ nhu cầu hàng hóa của thị trường xuất khẩu
- Quy định, tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản của thị trường định xuất khẩu là gì? các chỉ số chất lượng cho phép
- Các quy tắc và quy định xuất khẩu hàng hóa nông sản tại thị trường nhập khẩu?
- Chính sách về bao bì, nhãn mác về hàng nông sản xuất khẩu
- Cách xử lý và thủ tục kiểm dịch hàng nông sản áp dụng đối với từng thị trường quốc tế
- Các giấy tờ, thủ tục cần cung cấp cho hải quan khi xuất khẩu nông sản?
- Mã HS xuất khẩu có phải chịu thuế không? Các loại thuế phải nộp, mức thuế phải chịu là bao nhiêu?
- Cách tính Thuế hải quan, thuế và phí như thế nào?
- Các phương pháp đảm bảo thực phẩm còn tươi mới khi đến cảng nhập
...
Do đó, để đảm vảo việc xuất khẩu hàng nông sản, trái cây thuận lợi, các doanh nghiệp nghiệp, đơn vị xuất khẩu sẽ phải làm việc và liên hệ với các công ty logistics, forwarder uy tín hỗ trợ tư vấn từ đầu đến quá trình vận chuyển hàng hóa đến điểm đích được thuận lợi.
Lacco - Công ty Forwarder cung cấp dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế uy tín hàng đầu
Nếu bận đang cần tìm đơn vị forwarder uy tín, có thể cung cấp trọn gói dịch vụ xuất khẩu hàng nông sản, trái cây quốc tế thì hãy liên hệ với công ty Lacco. Lacco forwarder là đơn vị có kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics - Tự hào được các cơ quan ban ngành tin tưởng, giao trọng trách là đơn vị vận tải chính cho các chương trình Hội chợ triển lãm quốc tế. Bên cạnh đó, Lacco còn hỗ trợ:
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Lựa chọn loại container phù hợp để đảm bảo nông sản vận chuyển đến điểm đích được an toàn
Tham khảo:Hàng hóa vận chuyển bằng container lạnh & Chu kỳ sống của sản phẩm
- Lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng nông sản
- Lacco là đơn vị có kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics - Tự hào được các cơ quan ban ngành tin tưởng, giao trọng trách là đơn vị vận tải chính cho các chương trình Hội chợ triển lãm quốc tế.
- Chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu tại cảng - tại chỗ và vận chuyển quốc tế.
Bạn nhận được gì khi sử dụng dịch vụ tại Lacco?
Đến với công ty Lacco bạn có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ tốt nhất:
- Vận chuyển an toàn
- Bảo hiểm hàng hóa 100%
- CAM KẾT thời gian giao nhận, mọi thông tin sai lệch do hãng tàu, shipper đều được nhân viên quản lý hàng của Lacco thông báo kịp thời để khách hàng chủ động theo dõi được lịch trình điểm đến của hàng hóa.
- Hệ thống tracking theo dõi tiến độ hàng CHUẨN XÁC
- Tư vấn tận tâm, chi phí TIẾT KIỆM
- ĐA DẠNG DỊCH VỤ vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường hàng không…
- Các mặt hàng đa dạng từ nhỏ đến hàng quá tải, cồng kềnh, hàng hóa khu công nghiệp.
- Phục vụ khách hàng 24/24
- Đảm bảo các tiêu chí: An toàn - Nhanh chóng - Uy tín - Nhiệt tình - Chu đáo - Chuyên nghiệp.
Lacco luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, từ các dịch vụ chứng từ - hải quan, vận tải hàng hóa quốc tế - nội địa, hàng dự án - hội chợ, vận chuyển hàng hóa trên mọi hình thức ... Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần: Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được tư vấn dịch vụ và chất lượng hỗ trợ tốt nhất.
Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống số hóa, các hoạt động làm việc và giao dịch online đang dần trở nên phổ biến hơn. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích về thời gian và nguồn lực. Bên cạnh đó, làm việc trực tuyến với đối tác cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi làm việc và giao dịch online, các bạn cần chú ý.
Cách phòng tránh lừa đảo khi làm việc trực tuyến với đối tác
1. Hạn chế làm việc qua các kênh mạng xã hội không được xác thực
Facebook, zalo và các kênh mạng xã hội giúp mọi người trao đổi dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, các tài khoản này rất khó để chứng thực danh tính. Do đó, nếu như là lần đầu trao đổi thì trước khi trao đổi thông tin giao dịch hàng hóa và tiền với đối tác thì bạn hãy làm việc bằng email và xác định thông tin người trao đổi với công ty.
Mọi thông tin liên quan đến hợp đồng, điều khoản hợp tác, cam kết giữa các bên, giao dịch tiền nong nên làm việc qua email hoặc đến trực tiếp công ty. Trong hợp đồng phải có đóng dấu và chữ ký đại diện công ty cẩn thận.
Tham khảo:Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng
2. Làm việc trực tiếp qua Email
Hiện nay, phần lớn các công ty uy tín đều tạo đăng ký email theo tên miền công ty cho mỗi thành viên của công ty. Ví dụ, công ty Lacco hiện đang đặt đồng bộ đuôi Email cho cán bộ nhân viên công ty theo tên miền theo cú pháp: bophan1@lacco.com.vn - info@lacco.com.vn.
Thông qua đặc điểm này, các bạn có thể yên tâm về tài khoản đang thực hiện làm việc, giao dịch chính xác đến từ công ty theo thông tin được giao dịch viên cung cấp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn chưa đồng bộ được email theo tên miền cho nhân viên thì các bạn cần xác mình theo phương án khác.
3. Xác nhận thông tin Saler với Công ty thông qua số hotline
Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm việc với nhân viên sale của công ty này thì để yên tâm, bạn nên liên hệ vào hotline của công ty để xác nhận xem thông tin người liên hệ với bạn có chính xác là nhân viên của công ty đó không.
Trường hợp đối tượng mạo danh nhân viên của công ty Lacco thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng
Trên thực tế, có một số cá nhân đã lợi dụng hình ảnh, thương hiệu của công ty Lacco, tự nhận là nhân viên sale của công ty nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng. Do đó, việc liên hệ đến hotline của công ty để xác mình thông tin cũng là cách thức để đảm bảo quyền lợi, tài sản của mình khi làm việc online.
4. Hợp đồng phải có đầy đủ dấu xác nhận và chữ ký của đại diện doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động thương mại đều cần có hợp đồng với các điều khoản hợp tác rõ ràng. Trên hợp đồng có ghi rõ đầy đủ thông tin công ty, tài khoản giao dịch (tài khoản đứng tên doanh nghiệp) và được đóng đầy đủ dấu và có chữ ký đại diện doanh nghiệp.
5. Các thông tin giao dịch đều thông qua tài khoản doanh nghiệp
Thông thường, khi tham gia các hoạt động thương mại, thông tin giao dịch, số tài khoản ngân hàng sẽ đứng tên công ty hợp tác. Nên khi bạn chuyển khoản mà đối tác yêu cầu phải chuyển vào tài khoản cá nhân thì bạn nên cẩn thận, xác minh thông tin rõ ràng trước khi làm chuyển tiền. Hoặc có thể liên hệ ngay đến tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc bộ phận kế toán của doanh nghiệp để xác minh.
6. Các giao dịch thương mại cần có hóa đơn VAT
Hiện nay, các giao dịch thương mại đều có hóa đơn đỏ rõ ràng. Do đó, sau hoặc trước khi chuyển tiền, bạn hãy yêu cầu đối tác gửi hóa đơn VAT để xác nhận thông tin doanh nghiệp và việc giao dịch được thực hiện đến địa chỉ uy tín.
7. Hãy đến trực tiếp doanh nghiệp để thăm quan
Để yên tâm, nếu khoảng cách doanh nghiệp không quá xa, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian đến thăm quan và làm việc trực tiếp với lãnh đạo, đối tác mà bạn làm việc. Như vậy bạn có thể chắc chắn về quy mô, quy trình hoạt động làm việc của đối tác để yên tâm hợp tác lâu dài.
Kiến thức
Cẩm nang văn hóa kinh doanh tại Lào
Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 3 của Lào với mối quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia có những bước phát triển vượt bậc. Nhằm mục tiêu gắn kết tình hữu nghị và phát triển kinh tế giữa 2 nước, ngày 03/11 đến 07/11 tới đây Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.