Chi phí logistics được tính toán như thế nào?
Chi phí logistics là một chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp cũng như của quốc gia, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Đối với quốc gia, chi phí logistics cũng thường được so sánh với GDP như một chỉ số cơ bản khi xác định mục tiêu cũng như đánh giá hoạt động logistics của quốc gia, hoặc so sánh giữa các quốc gia với nhau.
I. Chi phí Logistics là gì?
Thuật ngữ "chi phí Logistics" được hiểu là bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động Logistics. Hiện nay, chi phí Logistics được chia làm 2 loại bao gồm chi phí lưu kho và phí vận chuyển hàng hóa.
+ Chi phí lưu kho
Chi phí lưu kho mô phỏng các khoản chi doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo hàng hóa lưu trữ, bảo quản an toàn. Duy trì chất lượng tốt nhất trước khi được giao đến tay khách hàng.
+ Chi phí vận chuyển
Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% trong tổng chi phí Logistics. Chi phí này tập trung vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ.
II. Cách tính chi phí logistics
Việc tính toán chi phí logistics chưa có sự thống nhất giữa các nước. Tại Hoa Kỳ, chi phí logistics được nêu trong Báo cáo Hiện trạng Logistics công bố hàng năm bao gồm 3 thành tố chính: chi phí vận tải, chi phí lưu kho và chi phí quản lý. Chi phí vận tải bao gồm chi phí của vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường ống, cả trong nước và quốc tế, chi phí giao nhận và các chi phí khác liên quan đến chủ hàng. Chi phí lưu kho ngoài chi phí trả cho lưu giữ hàng hóa, còn bao gồm cả lãi suất, thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm. Chi phí quản lý bao gồm tiền lương cho nhân viên, kể cả nhân viên gián tiếp, chi phí phần cứng, phần mềm.
Hàn Quốc tính toán chi phí logite từ những yếu tố chi tiết hơn. Theo đó chi phí logistics bao gồm các chi phí vận tối, lưu kho, đóng gói, bốc xếp, thông tin và quần lý, Chi phí vận tải bao gồm chi phí vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đại lý và các chi phí khác liên quan đến chủ hằng, Đường thủy bao gồm cá thủy nội địa, vận tải biển nội địa và vận tải biển quốc tế chia ra vận tải bằng đội tàu trong nước và vận tối bằng đội tàu nước ngoài. Cách tính với vận tải hàng không cũng tương tự:
Bảng 1: Các yếu tố cấu thành chi phí Logistics Hàn Quốc
Vận tải |
Đường sắt |
||
Đường bộ |
Công cộng |
||
Tư nhân |
Vận hành |
||
Phí cầu đường |
|||
Đường thủy |
Thủy nội địa |
||
Biển nội địa |
|||
Biển quốc tế |
Trong nước |
||
Ngoài nước |
|||
Hàng không |
Nội địa |
||
Quốc tế |
Trong nước |
||
Ngoài nước |
|||
Đại lý |
|||
Lưu kho |
Lưu kho |
Công cộng |
Hàng thông thường |
Hàng lạnh |
|||
Hàng nguy hiểm |
|||
Hàng nông sản |
|||
Hàng hóa khác |
|||
Tư nhân |
|||
Lãi suất |
|||
Bảo hiểm |
|||
Đóng gói |
Thùng các-tông |
||
Pallet |
|||
Đường bộ, hàng không |
|||
Đường thủy |
|||
Thông tin |
|||
Quản lý |
III. Các yếu tố cấu thành chi phí logistics doanh nghiệp cần lưu ý
Chi phí logistics được cấu thành bởi 7 yếu tố, bao gồm:
1. Trọng lượng, kích thước và danh mục hàng hóa
Trọng lượng và kích thước của hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển nó. Trọng lượng càng lớn, hàng càng cồng kềnh thì phí vận chuyển sẽ càng cao. Ngoài ra, ở một số nhóm hàng thuộc danh mục như hàng dễ vỡ, hàng nhạy cảm với điều kiện bên ngoài… tiêu chuẩn bảo quản trong quá trình di chuyển gắt gao. Chi phí cung ứng cũng vì thế gia tăng đáng kể.
khi các định trọng lượng, kích thước và danh mục hàng hóa, bên đóng gói sẽ lựa chọn vật liệu đóng gói phù hợp để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí cho bên chuyển hàng.
2. Quy mô lô hàng
Nhân tố quyết định đến chi phí Logistics. Quy mô lô hàng càng lớn đồng nghĩa chi phí vận tải đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không nhận ưu đãi chiết khấu rẻ hơn. Nói chung chuyển phát khối lượng lớn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí hậu cận.
3. Tuyến đường vận chuyển
Khoảng cách vận chuyển cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển hàng hóa. Ngoài chi phí nhiên liệu, thời gian chạy quãng đường xa thì yếu tố rủi ro cũng là nhân tố khiến cho chi phí vận chuyển cao hơn so với tuyến đường vận chuyển ngắn.
4. Phụ phí
Ngoài các khoản phí cố định, phụ phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong trong tổng chi phí hoạt động quản lý hậu cận. Riêng vận tải đường biển phát sinh thêm nhiều khoản phụ phí như phí neo đậu tàu thuyền, phí cảng biển…
5. Yếu tố thời tiết (Mùa vụ)
Sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết gây ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận vận tải hàng hóa. Do đó, thời điểm thời tiết thuận lợi, mua thuận gió hòa, chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn so với những thời điểm khác. Thời điểm hoạt động vận chuyển diễn ra sôi động nhất là vào các mùa cao điểm, chi phí vận tải cũng sẽ cao hơn so với mốc thời gian thông thường.
6. Yếu tố công nghệ
Từ góc độ hậu cần, một số tiến bộ công nghệ đã cho phép các nhà hậu cần đưa ra các quyết định nhanh hơn, sáng suốt và chính xác hơn đến quản lý hàng tồn kho và các hoạt động hậu cần khác.
Công nghệ một công cụ quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động hậu cần, công nghệ kỹ thuật tạo "tốn" không ít ngân sách đầu tư và vận hành trong chuỗi hoạt động Logistics.
7. Phụ phí giao hàng
Các khoản phụ phí giao nhận vận tải được xác định bao gồm: phí vượt quá trọng lượng, kích thước... Những khoản phí này sẽ cộng vào tổng chi phí giao hàng và nhiều khi cũng trở thành gánh nặng buộc doanh nghiệp phải tìm cách xử lý.
Ngoài những chi phí vận chuyển trên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn cần lưu ý thêm các khoản phí quan trọng khác như: Thuế, bảo hiểm hàng hóa, khai báo hải quan và các chi phí làm thủ tục xuất nhập khẩu, giấy phép chuyên ngành,...
Để nắm thông tin chi tiết về các khoản phí logistics nội địa và quốc tế, các bạn hãy liên hệ với Công ty Lacco - Đơn vị có 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ đại lý hải quan, xin giấy phép chuyên ngành,... và giao nhận vận tải quốc tế & nội địa uy tín.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: lacco.com.vn