Tuy các quy định về phân loại hàng hóa theo mã HS code đã rất rõ ràng, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn mã HS phù hợp với hàng hóa của mình. Đặc biệt một số mặt hàng có thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa và công dụng gần giống nhau sẽ rất dễ bị nhầm lẫn mã HS với nhau. Trong bài viết dưới đây, Lacco sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp cách phân loại mã HS hàng hóa chất với các chế phẩm dùng trong chăn nuôi.
I. Mặt hàng: Levucell SB và Levucell SC
Ví dụ:
- Hỗn hợp vitamin dùng trong chăn nuôi (29.36)
- Hỗn hợp chất thơm dùng trong chăn nuôi (33.02)
- Kháng sinh dùng trong chăn nuôi (29.41)
Vậy đối với mặt hàng: Levucell SB và Levucell SC (thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, thành phần chính là men ỳ) thì nên phân loại mã HS theo Thức ăn chăn nuôi (23.09) hay Men sống (21.02)?
Cách phân loại mã HS đối với mặt hàng này như sau:
Nội dung nhóm mã HS code 23.09:
“Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật”
Chú giải.1, Chương 23 “Nhóm 23.09 kể cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu, trừ các phế liệu thực vật, phế thải thực vật và các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến đó”.
Nội dung nhóm mã HS 21.02:
Men (sống hoặc ỳ); các vi sinh đơn bào khác, chết (nhưng không bao gồm các loại vắc xin thuộc nhóm 30.02); bột nở đã pha chế.
Chú giải chi tiết nhóm 21.02: …Chúng chủ yếu được tạo nên từ một số loại vi sinh vật …. để làm thức ăn chăn nuôi”
===> Như vậy Mã số phù hợp: Áp dụng Quy tắc (1) Levucell SB và Levucell SC thuộc nhóm 2102.20.00.
Tham khảo thêm:Kinh nghiệm cách tra cứu mã HS Code hiệu quả
II. Phân loại mã HS của hàng Chế phẩm tạo hương dùng trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi
Đối với mặt hàng Chế phẩm tạo hương dùng trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi sẽ được phân loại theo mặt hàng Hỗn hợp chất thơm trong công nghiệp (33.02) hay Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật (23.09)?.
- Nội dung nhóm 33.02:
Hỗn hợp các chất thơm và các hỗn hợp (kể cả dung dịch có cồn) với thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều các chất thơm này, dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp; các chế phẩm khác làm từ các chất thơm, dùng cho sản xuất đồ uống.
===> Áp dụng Quy tắc(1) Mã HS phù hợp đối với mặt hàng này là: 3302.90.00
- Nội dung nhóm 23.09:
Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật.
Chú giải 1 Chương 23:
Nhóm 23.09 kể cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu, trừ các phế liệu thực vật, phế thải thực vật và các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến đó.
III. Phân loại mã HS của mặt hàng Chất chiết xuất từ hồng sâm
Phân loại hàng hóa theo Chất chiết xuất từ hồng sâm (13.02) hay Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm (21.06)?
Nội dung nhóm 13.02:
- Nhựa và các chiết xuất từ thực vật; chất pectic, muối của axit pectinic và muối của axit pectic; thạch rau câu (agar-agar) và các chất nhầy và các chất làm đặc, làm dày khác, đã hoặc chưa cải biến, thu được từ các sản phẩm thực vật.
Ví dụ cho các chế phẩm bị loại trừ theo chú giải:
- Chế phẩm dùng trong sản xuất đồ uống. Các chế phẩm này được thu từ việc trộn các chiết xuất thực vật thuộc nhóm này với axit lactic, axit tartaric, axit citric, axit phosphoric, chất bảo quản, chất tạo bọt, nước hoa quả...và đôi khi với tinh dầu. Chế phẩm trên thường được phân loại vào nhóm 21.06 hoặc 33.02
===> Áp dụng Quy tắc (1), Mã số phù hợp: 1302.19.90
Nội dung nhóm 21.06:
Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.”, mã số: --- 2106.90.71 - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm.
IV. Phân loại mã HS đối với mặt hàng hạt Magie để giặt quần áo
Đối với những mặt hàng hạt Magie để giặt quần áo chưa 98,6% thành phần Mg tinh khiết, sẽ Phân loại mã HS code theo Chế phẩm để giặt (34.02) hay Sản phẩm Magie (81.04)?
Nội dung nhóm mã HS 34.02:
Chất hữu cơ hoạt động bề mặt (trừ xà phòng); các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa (kể cả các chế phẩm dùng để giặt, rửa phụ trợ) và các chế phẩm làm sạch, có hoặc không chứa xà phòng, trừ các loại thuộc nhóm 34.01.
Nội dung nhóm mã HS 81.04:
Magie và các sản phẩm của magie, kể cả phế liệu và mảnh vụn
===> Áp dụng Quy tắc (1) Mã số phù hợp: 8104.90.00.
Trên đây là những mặt hàng hóa chất với các chế phẩm dùng trong chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn, Lacco đã giúp các bạn phân chia cụ thể cách phân loại mã HS phù hợp để doanh nghiệp dễ dàng làm tờ khai và tính toán mức thuế xuất nhập khẩu thích hợp. Để tra mức thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng hóa chất với các chế phẩm dùng trong chăn nuôi, các bạn có thể tra trực tiếp tại Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về khai báo và xử lý thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán & hoàn thuế, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa (FCL & LCL) hãy liên hệ đến công ty Lacco để được các chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu tại Lacco forwarders hỗ trợ chi tiết.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Thư viện pháp luật
Cập nhật hệ thống các văn bản quy định về phân loại hàng hóa
Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều những vướng mắc trong việc phân loại hàng hóa. Để giúp các doanh nghiệp dễ dàng phân loại loại hàng hóa của mình, Công ty Lacco sẽ cung cấp cho các bạn hệ thống các văn bản quy định về phân loại hàng hóa và những lưu ý trong việc phân loại hàng hóa để các doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu dễ dàng hơn trong việc khai báo hải quan.
I. Văn bản về phân loại hàng hóa
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
-Thông tư số 17/2021/TT-BTC sửa đổi TT số 14/2015/TT-BTC
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính;
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015
- Luật Hải quan số 54/2014 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của;
- Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015;
- Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam,
- Thông tư số 09/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 sửa đổi bổ, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC
- Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 của Bộ Tài chính
- Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Tổng cục Hải quan về quy trình phân loại và áp- dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Quyết định số 2166/QĐ-TCHQ ngày 04/8/2021 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
II. Văn bản chấn chỉnh về phân loại hàng hóa
Công văn 4503/TB – TCHQ ngày 03/7/2020 Thông báo kết luận của Tổng cục trưởng tại cuộc họp triển khai công tác phân tích, phân loại và kiểm định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan
Công văn 4798/TCHQ-TXNK ngày 11/10/2021 của Tổng cục Hải quan về việc Thực hiện công tác báo cáo vướng mắc phân loại hàng hóa
Công văn 2852/HQTPHCM-TXNK ngày 19/10/2022 của Cục Hải quan Thành phố HCM về việc chấn chỉnh nghiệp vụ phân loại hàng hóa
Công văn số 3004/HQTPHCM-TXNK ngày 02/11/2022 về việc thống kê văn bản hướng dẫn phân loại hàng hóa
III. Những vấn đề cần lưu ý khi phân loại hàng hóa
1. Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
Nguyên tắc: Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất
Phân loại, đối với một số trường hợp đặc biệt:
- Chú giải chi tiết Danh mục HS; Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; Chú giải bổ sung Danh mục AHTN; Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Sử dụng Danh mục HS
- Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý.
- Ban hành văn bản sửa đổi, hướng dẫn phân loại
2. Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
Phân loại:
- Máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 theo quy định tại Chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục HH xuất khẩu, nhập khẩu hoặc phân loại theo từng máy móc, thiết bị.
- Hàng hóa là những máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển thực hiện phân loại theo quy tắc 2a thuộc 6 (sáu) quy tắc tổng quát
Theo dõi Danh mục: Theo dõi trừ lùi Danh mục máy móc, thiết bị (theo mẫu số 02/PTDTL-DMTB/2015)
3. Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
Hết lượng hàng hóa nhập khẩu:
- Trường hợp 1: Làm thủ tục tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau: Lãnh đạo Chi cục Hải quan làm thủ tục cuối cùng xác nhận và gửi bản chính đến Chi cục Hải quan cấp phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra hàng hóa đã thông quan theo quy định.
- Trường hợp 2: Chi cục Hải quan tiếp nhận danh mục đồng thời là Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu: thực hiện kiểm tra hàng hóa đã thông quan theo quy định.
Kiểm tra sau thông quan:
Công văn số 2119/TCHQ-TXNK ngày 30/3/2017 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể về kiểm tra sau thông quan khi thực hiện Điều 7, Điều 8.
4. Thông tư số 17/2021TT-BTC ngày 26/02/2021
Khoản 2 Điều 1: Hồ sơ - yêu cầu - phân tích:
- Mỗi mặt hàng lập 01 Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa
- Cung cấp tài liệu kỹ thuật
Khoản 3 Điều 1: Gửi mẫu
Cơ quan hải quan là đơn vị gửi mẫu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, không giao cho người khai hải quan chuyển mẫu.
5. Thông tư số 17/2021TT-BTC ngày 26/02/2021
Khoản 4 Điều 1: Thẩm quyền
- Sửa đổi thẩm quyền: Cục Kiểm định hải quan ban ban hành Thông báo kết quả phân loại
- Quy định về tính pháp lý: Chi cục Kiểm định ban ban Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa;
- Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan ban hành Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm (theo mẫu số 09/TBKQKT-CL-ATTP/2021
Khoản 6 Điều 1: Nguồn thông tin xây dựng Cơ sở dữ liệu
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018
-Văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan;
6. Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018
Kiểm tra:
- Kiểm tra: hồ sơ, mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế, thực tế hàng hóa tại khâu thông quan (tra cứu MHS, Hcas, các tài liệu, chứng từ, khai mức thuế suất thủ công ( ký hiệu M)…;
- Kiểm tra tờ khai luồng xanh, chuyển thông tin rủi ro để KTSTQ trong vòng 60 ngày
Xử lý kết quả:
- Kịp thời
- Đúng khai báo : thông quan; cập nhật 1.01.04 (MHS)
- Không đúng khai báo : yêu cầu DN khai bổ sung, ấn định, xử phạt VPHC; IDA 01/EDA 01; cập nhật 1.01.07 (MHS)
Lấy mẫu:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 10 thông tư 14/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 1 thông tư 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 của Bộ tài chính.
Không lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại:
Hàng hóa đã được định danh hoặc có thể xác định được đầy đủ các tiêu chí theo Chú giải HS; Hàng hóa đã có hướng dẫn phân loại còn hiệu lực hoặc đã có kết quả phân loại; Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế; Hàng hóa có tên hàng theo khai báo không đầy đủ, Hàng hóa thuộc “Danh mục các mặt hàng không lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại”
Nghi ngờ:
- Chỉ yêu cầu lấy mẫu kiểm định các tiêu chí kỹ thuật theo quy định tại Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. (không phân loại)
- Mục 13 Phiếu yêu cầu phân tích: Nêu rõ cơ sở nghi ngờ MS khai báo, MS nghi ngờ, tiêu chí yêu cầu phân tich, ghi chỉ đạo của Trực ban trực tuyến, chuyên đề của TCHQ (số/ngày văn bản)
Điều 27 Kiểm tra mã số hàng hóa, mức thuế đối với hàng hóa đã được thông quan:
Kiểm tra, rà soát kỹ các thông tin liên quan đến hàng hóa của các lô hàng đã được thông quan, tra cứu cơ sở dữ liệu
Đủ cơ sở xác định mặt hàng khai báo sai mã số 🡺 Ấn định, xử lý vi phạm
Chưa đủ cơ sở để xác định khai báo sai mã số 🡺 yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thông tin hoặc lấy mẫu thực hiện phân tích.
Điều 28: Xử lý vướng mắc về mã số, mức thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra:
Đối chiếu với các quy định tại các văn bản, chính sách liên quan
Khi áp dụng thông báo kết quả phân loại, công văn hướng dẫn về mã số: Phải đảm bảo về bản chất hàng hóa của hai lô hàng này giống hệt nhau (có cùng mô tả hàng hóa, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất)
Không áp dụng phân loại hàng hóa chỉ dựa theo tên gọi hay các thông tin thương mại của hàng hóa.
7. Quyết định số 2166/QĐ-TCHQ ngày 04/8/2021
Điều 10: Ban hành Thông báo về kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Trường hợp Chi cục Kiểm định hải quan tiếp nhận mẫu theo phiếu yêu cầu phân tích của Chi cục 🡺 Chi cục Kiểm định gửi 02 bản giấy tới đơn vị yêu cầu phân tích. Đơn vị yêu cầu phân tích gửi 01 bản giấy Thông báo tới Doanh nghiệp
Trường hợp Chi cục Kiểm định hải quan thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan (ID chỉ đạo của Trực ban Trực tuyến,...) 🡺 Chi cục Kiểm định hải quan gửi 01 bản giấy Thông báo tới Doanh nghiệp, 01 bản giấy Thông báo tới Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
Điều 13: Ban hành Thông báo về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Trường hợp Chi cục Kiểm định hải quan tiếp nhận mẫu theo phiếu yêu cầu phân tích của Chi cục 🡺 Cục Kiểm định gửi 02 bản giấy tới đơn vị yêu cầu phân tích. Đơn vị yêu cầu phân tích gửi 01 bản giấy Thông báo tới Doanh nghiệp.
Trường hợp Chi cục Kiểm định hải quan thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan (ID chỉ đạo của Trực ban Trực tuyến,...) 🡺 Cục Kiểm định hải quan gửi 01 bản giấy Thông báo tới Doanh nghiệp, 01 bản giấy Thông báo tới Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
Điều 14: Xử lý trong trường hợp người khai hải quan không đồng ý với Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa
Thông báo về kết quả phân loại và đề nghị trưng cầu giám định Thuộc thẩm quyền của Chi cục Kiểm định hải quan.
Điều 15: Xử lý khiếu nại
Thông báo về kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa
+ Chi cục Kiểm định HQ chủ trì giải quyết khiếu nại lần đầu
+ Cục Kiểm định hải quan chủ trì giải quyết khiếu nại lần hai
Thông báo về kết quả phân loại
+ Cục Kiểm định hải quan chủ trì giải quyết khiếu nại lần đầu
+ Tổng cục Hải quan chủ trì giải quyết khiếu nại lần hai
Phụ lục II: Danh mục hàng hóa không lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại
53 /97: Chương hàng hóa
Ngoài ra, các bạn hãy tìm hiểu chi tiết thêm một số văn bản quy phạm pháp luật về về phân loại hàng hóa như:
Thông báo số 4503/TB-TCHQ ngày 03/7/2020
Công văn số 4798/TCHQ-TXNK ngày 11/10/2021
Công văn số 2852/TCHQ-TXNK ngày 19/10/2022
Công văn số 3004/TCHQ-TXNK ngày 02/11/2022.
Hy vọng với những chia sẻ về Hệ thống, cập nhật các văn bản quy định về phân loại hàng hóa mà công ty Lacco cung cấp sẽ giúp các bạn nắm được chi tiết về hơn về việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và nắm rõ quy trình, quyền lợi và trách nhiệm của mình khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong quá trình khai báo hải quan, chuẩn bị thủ tục xuất nhập khẩu, nếu các bạn có gặp vướng mắc, khó khăn hãy liên hệ đến công ty Lacco forwarder để được hỗ trợ cụ thể các thông tin.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Thư viện pháp luật
Quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Theo quyết định số 2317/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 10 năm 2022, Bộ tài chính và tổng cục hải quan đã quy định chi tiết về việc Quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cụ thể:
I. Căn cứ pháp lý ban hành quyết định số 2317/QĐ-TCHQ
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 6 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
Căn cứ Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định vè thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 112/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ về đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm:Hướng dẫn tra cứu tình trạng và nộp thuế tờ khai hải quan
II. Nội dung quyết định 2317/QĐ-TCHQ về nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1. Lập hồ sơ, đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ
- Lập hồ sơ theo dõi nợ thuế
Trên cơ sở phát sinh tiền thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN mà người nộp thuế phải nộp, Hệ thống KTTTT tự động theo dõi phân loại tiền thuế nợ vào nhóm có khả năng thu.
Trường hợp có căn cứ xác định người nộp thuế không nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, cơ quan hải quan thực hiện đôn đốc, cưỡng chế thì lập hồ sơ theo dõi người nộp thuế.
- Trình tự thực hiện theo dõi, đôn đốc nợ quá hạn chưa quá 90 ngày
Bước 1: Lập Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu
Bước 2: Phê duyệt Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu
- Làm việc với người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở của người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh
Bước 1: Lập giấy mời làm việc với người nộp thuế/tổ chức tín dụng
Bước 2: Phê duyệt Giấy mời
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Làm việc với người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh
Bước 5: Ghi nhận kết quả trong hồ sơ theo dõi nợ
Bước 6: Theo dõi thực hiện nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh
2. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
+ Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
+ Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
+ Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt VPHC về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt VPHC về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
+ Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
- Trình tự thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế
- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế
- Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế
- Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ
Bước 3: Xử lý hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ
Bước 4: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Tổng cục Hải quan
Bước 5: Ban hành văn bản đi
Bước 6: Theo dõi việc thực hiện tạm dừng áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan của người nộp thuế.
Tham khảo:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu
- Trình tự thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của cơ quan thuế
Bước 1: Tiếp nhận, lập hồ sơ theo đề nghị của cơ quan thuế
Bước 2: Xử lý hồ sơ theo đề nghị của cơ quan thuế
Bước 3: Phê duyệt đề xuất
Bước 4: Ban hành văn bản
- Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi việc thực hiện cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
- Trình tự thực hiện biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Bước 2: Đề xuất ban hành quyết định cưỡng chế
Bước 3: Phê duyệt đề xuất
Bước 4: Ban hành văn bản
Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế
- Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
Bước 2: Đề xuất ban hành quyết định cưỡng chế
Bước 3: Phê duyệt đề xuất
Bước 4: Ban hành văn bản
Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế
- Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế
3. Đối tượng áp dụng thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Trình tự thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Bước 1. Lập đề xuất thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi việc thực hiện tạm hoãn xuất cảnh
4. Phân loại tiền nợ thuế
Căn cứ vào kết quả thực hiện các biện pháp cưỡng chế, tiền nợ thuế sẽ phân loại thành các nhóm:
+ Nhóm nợ khó thu
+ Nhóm nợ được khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phạt chậm
+ Nhóm nợ chờ xử lý.
III. Bổ sung khoản nợ khó thu với hàng hóa xuất nhập khẩu
Theo nội dung tại Quyết định 2317/QĐ-TCHQ ngày 24/10/2022 về Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
Cụ thể, các đối tượng nợ thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc nhóm nợ khó thu bao gồm:
- Nợ của người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có đề nghị khoanh nợ, hồ sơ đề nghị xóa nợ. (Quy định mới bổ sung)
- Nợ của người nộp thuế đang trong quá trình giải thể.
- Nợ của người nộp thuế đang trong thời gian làm thủ tục phá sản.
- Nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, thụ lý hoặc chờ kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.
- Nợ của người nộp thuế nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy theo tỷ lệ nội địa hóa năm 2001, 2002.
- Nợ của người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Nợ khó thu khác: gồm các khoản tiền nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, không thuộc các đối tượng nêu trên, cơ quan hải quan đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng nhưng không thu hồi được tiền nợ (trường hợp chưa đủ điều kiện khoanh nợ, xóa nợ).
Lacco là đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và dịch vụ báo cáo quyết toán và hoàn thuế phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa và các dịch vụ quyết toán & hoàn thuế, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được hỗ trợ các thông tin và báo giá dịch vụ chi tiết.
Xem thêm tại Quyết định 2317/QĐ-TCHQ có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Trong Hội chợ triển lãm Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào 2022 diễn ra từ ngày 3 - 7/11/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế (Lao-Itecc), Thủ đô Viêng Chăn, Lào do Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế – Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức. Công ty Lacco tự hào được lựa chọn là đơn vị vận chuyển chính, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý hồ sơ, thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu,... vận chuyển hàng trưng bày tại hội chợ.
Ý nghĩa thương mại của Hội chợ triển lãm tại Lào 2022
Hội chợ Triển lãm Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào 2022 mang ý nghĩa thương mai vô cùng quan trọng, tạo cơ hội lớn để xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và phát triển, mở rộng thị trường mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại Lào.
Chương trình hội chợ bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng, nhà khai thác cảng và cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản, thiết bị công nghiệp,... trên cả nước.
Thông qua hội chợ, công ty Lacco hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam tìm thêm được cho mình thêm những thị trường xuất nhập khẩu tiềm năng, phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia phát triển hơn nữa và đưa hàng Việt đi đến khắp năm châu.
Từ ngày 05 đến ngày 10 tháng 11 năm 2022, Chính phủ Trung Quốc chủ trì và giao Bộ Thương mại Trung Quốc phối hợp với Chính quyền thành phố Thượng Hải đã tổ chức Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) được tổ chức thường niên tại Thượng Hải.
I. Nội dung chương trình Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE)
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu, tham gia vào các kênh phân phối mới tại Trung Quốc hiện đang bị gián đoạn, mất nguồn cung ứng do dịch Covid 19, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ CIIE 2022
Quy mô: 100m2/ 20 gian hàng
Đối tượng tham gia:
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) thuộc lĩnh vực ngành hàng: nông - thủy sản, đồ uống, thực phẩm chế biến.
Hình thức tham gia (Tổ chức gian hàng từ xa):
Doanh nghiệp gửi hàng mẫu trưng bày trực tiếp tại Hội chợ và thực hiện kết nối giao thương trực tuyến với khách hàng thông qua nền tảng giao dịch ứng dụng công nghệ thông tin do Ban tổ chức lắp đặt.
Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đăng ký tham gia sẽ được Ban tổ chức đánh giá lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:
(1) Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầy đủ theo các mẫu gửi kèm;
(2) Năng lực, tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp đối với thị trường Trung Quốc và thế giới;
(3) Năng lực chuẩn bị tham gia hội chợ (sản phẩm trưng bày, trang trí gian hàng, nhân sự phù hợp, kinh nghiệm tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tương tự);
(4) Các chứng chỉ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của doanh nghiệp;
(5) Báo cáo kết quả tham gia các kỳ hội chợ trước của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ tính đến sự cân đối giữa các ngành hàng tham gia (số lượng doanh nghiệp mỗi ngành hàng).
II. Đơn vị vận chuyển hàng hội chợ triển lãm tham dự CIIE 2022
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan, điều kiện pháp lý,... và vận chuyển hàng hóa đến tham dự hội chợ đúng thời điểm theo yêu cầu của ban tổ chức. Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã tin tưởng lựa chọn Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco trở thành đơn vị vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan chính phục vụ cho hàng hóa tham gia hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5 (CIIE 2022).
Bên cạnh đó, Công ty Lacco cũng là đơn vị vận chuyển chính phục vụ cho Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào do Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức vào ngày 03/11 đến 07/11 năm 2022 tới đây.
Công ty Lacco là đơn vị forwarder uy tín có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển hàng quốc tế và nội địa,... Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco để được hỗ trợ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Việt Nam vốn là quốc gia phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản. Chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đã đạt 8,5 tỷ USD. Do đó, mặt hàng thức ăn thủy sản được đánh giá là có tiềm năng rất lớn và được nhiều đơn vị hướng đến. Để nhập khẩu thức ăn thủy sản, các đơn vị nhập khẩu phải thực hiện quy trình và chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của hải quan. Để giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình nhập khẩu các loại Thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh, chuyên viên Khai báo hải quan của Lacco - Ms. Thủy Nguyễn sẽ tư vấn chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. Căn cứ pháp lý để nhập khẩu thức ăn thủy sản (động vật cảnh)
- Luật thủy sản: Luật số: 18/2017/QH14
- Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT
- Thông tư số: 01/2022/TT-BNNPTNT
- Thông tư số: 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của BNN và PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT
- Thông tư Số: 01/2022/TT-BNNPTNT
- Tem nhãn mác hàng nhập khẩu TATS vẫn phải tuân thủ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP cả nhãn chính và nhãn phụ.
Như vậy, thức ăn thủy sản phải: “Phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của BNN và PTNT.”
II. HS code và chính sách thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản
- HS của hàng thức ăn thủy sản thuộc phân nhóm 2309.90. Cụ thể: thức ăn hỗn hợp dành cho cá cảnh: 2309.9019
- Chính sách thuế: Thức ăn thủy sản thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
- Thuế nhập khẩu sẽ tùy từng thị trường nhập về và tùy thuộc hàng mình có yêu cầu đối tác xin C/O được hưởng ưu đãi hay không.
Tham khảo: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022
III. Quy trình và hồ sơ hải quan
Trước hết để nhập khẩu thức ăn thủy sản, Doanh nghiệp cần phải tạo tài khoản trên trang 1 cửa quốc gia để thực hiện việc đăng kí kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu thuộc quản lý BNN và PTNT.
Để chuẩn bị cho bước này, cần có giấy đăng kí kinh doanh scan và truy cập đường link vnsw.gov.vn để đăng kí tài khoản. Sau 24h tài khoản được duyệt, Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng kí hồ sơ online.
Hồ sơ nhập khẩu gồm: Hóa đơn thương mại, phiếu đóng hàng, vận đơn, hợp đồng, CFS, COA, Health, Nhãn chính, Nhãn phụ, Tiêu chuẩn cơ sở, C/O (nếu có).
Cụ thể, các bước để nhập khẩu hàng thức ăn thủy sản như sau:
Bước 1: Đăng kí kiểm tra chất lượng – hồ sơ khai báo online trên trang 1 cửa quốc gia.
Sau khi hồ sơ được duyệt đạt, Doanh nghiệp sẽ chờ để bổ sung chứng nhận hợp quy và chờ duyệt chứng nhận hợp quy.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan cùng mã hồ sơ 1 cửa đã được duyệt để hải quan duyệt mang hàng về bảo quản.
Bước 3: Liên hệ bên ra chứng nhận hợp quy để lấy mẫu kiểm nghiệm và ra chứng nhận hợp quy thường trong vòng 2 tuần.
Bước 4: Có chứng nhận hợp quy sẽ up 1 cửa đợi chứng nhận hợp quy được duyệt để hoàn thành quá trình đăng kí KTCL. Và trả kết quả KTCL cho hải quan để thông quan tờ khai. Đồng thời đừng quên nộp phí thẩm định hồ sơ 1 cửa bạn nhé!
Bước 5: Tiến hành cung cấp thông tin sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường thông qua tài khoản đã đăng kí trên trang cơ sở dữ liệu TCTS.
Ta da, chúc mừng bạn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản và tự tin lưu thông sản phẩm trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về quy trình nhập khẩu thức ăn thủy sản.
Để biết thêm chi tiết và được tư vấn, hỗ trợ miễn phí hãy liên hệ với Ms. Thủy qua số điện thoại 0936.20.28.26 hoặc liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco theo địa chỉ Hotline 0906.235.599 - email: info@lacco.com.vn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của Lacco nhé!