Quy trình thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản (Thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh)
Việt Nam vốn là quốc gia phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản. Chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đã đạt 8,5 tỷ USD. Do đó, mặt hàng thức ăn thủy sản được đánh giá là có tiềm năng rất lớn và được nhiều đơn vị hướng đến. Để nhập khẩu thức ăn thủy sản, các đơn vị nhập khẩu phải thực hiện quy trình và chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của hải quan. Để giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình nhập khẩu các loại Thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh, chuyên viên Khai báo hải quan của Lacco - Ms. Thủy Nguyễn sẽ tư vấn chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. Căn cứ pháp lý để nhập khẩu thức ăn thủy sản (động vật cảnh)
- Luật thủy sản: Luật số: 18/2017/QH14
- Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT
- Thông tư số: 01/2022/TT-BNNPTNT
- Thông tư số: 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của BNN và PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT
- Thông tư Số: 01/2022/TT-BNNPTNT
- Tem nhãn mác hàng nhập khẩu TATS vẫn phải tuân thủ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP cả nhãn chính và nhãn phụ.
Như vậy, thức ăn thủy sản phải: “Phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của BNN và PTNT.”
II. HS code và chính sách thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản
- HS của hàng thức ăn thủy sản thuộc phân nhóm 2309.90. Cụ thể: thức ăn hỗn hợp dành cho cá cảnh: 2309.9019
- Chính sách thuế: Thức ăn thủy sản thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
- Thuế nhập khẩu sẽ tùy từng thị trường nhập về và tùy thuộc hàng mình có yêu cầu đối tác xin C/O được hưởng ưu đãi hay không.
Tham khảo: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022
III. Quy trình và hồ sơ hải quan
Trước hết để nhập khẩu thức ăn thủy sản, Doanh nghiệp cần phải tạo tài khoản trên trang 1 cửa quốc gia để thực hiện việc đăng kí kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu thuộc quản lý BNN và PTNT.
Để chuẩn bị cho bước này, cần có giấy đăng kí kinh doanh scan và truy cập đường link vnsw.gov.vn để đăng kí tài khoản. Sau 24h tài khoản được duyệt, Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng kí hồ sơ online.
Hồ sơ nhập khẩu gồm: Hóa đơn thương mại, phiếu đóng hàng, vận đơn, hợp đồng, CFS, COA, Health, Nhãn chính, Nhãn phụ, Tiêu chuẩn cơ sở, C/O (nếu có).
Cụ thể, các bước để nhập khẩu hàng thức ăn thủy sản như sau:
Bước 1: Đăng kí kiểm tra chất lượng – hồ sơ khai báo online trên trang 1 cửa quốc gia.
Sau khi hồ sơ được duyệt đạt, Doanh nghiệp sẽ chờ để bổ sung chứng nhận hợp quy và chờ duyệt chứng nhận hợp quy.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan cùng mã hồ sơ 1 cửa đã được duyệt để hải quan duyệt mang hàng về bảo quản.
Bước 3: Liên hệ bên ra chứng nhận hợp quy để lấy mẫu kiểm nghiệm và ra chứng nhận hợp quy thường trong vòng 2 tuần.
Bước 4: Có chứng nhận hợp quy sẽ up 1 cửa đợi chứng nhận hợp quy được duyệt để hoàn thành quá trình đăng kí KTCL. Và trả kết quả KTCL cho hải quan để thông quan tờ khai. Đồng thời đừng quên nộp phí thẩm định hồ sơ 1 cửa bạn nhé!
Bước 5: Tiến hành cung cấp thông tin sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường thông qua tài khoản đã đăng kí trên trang cơ sở dữ liệu TCTS.
Ta da, chúc mừng bạn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản và tự tin lưu thông sản phẩm trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về quy trình nhập khẩu thức ăn thủy sản.
Để biết thêm chi tiết và được tư vấn, hỗ trợ miễn phí hãy liên hệ với Ms. Thủy qua số điện thoại 0936.20.28.26 hoặc liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco theo địa chỉ Hotline 0906.235.599 - email: info@lacco.com.vn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của Lacco nhé!