Preloader Close
Để kịp thời cung ứng sản phẩm viên nén gỗ, các công ty xuất khẩu viên nén gỗ đang đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu dây chuyền, máy sản xuất viên nén gỗ về Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp, nhà máy viên nén gỗ mở rộng thị trường viên nén gỗ ra các khu vực tiềm năng. Bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ các quy trình và thủ tục nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ. I. Thông tin về sản phẩm khuôn máy sản xuất viên nén gỗ Khuôn máy là bộ phận rất quan trọng của dây chuyền sản xuất viên nén gỗ cũng như đáp ứng được yêu cầu về kích thước, trọng lượng của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Thông tin sản phẩm cũng là căn cứ quan trọng để lên tờ khai hải quan và đóng thuế nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể thông tin về sản phẩm khuôn máy sản xuất viên nén gỗ như sau: Chất liệu: Khuôn máy viên nén gỗ được làm từ chất liệu thép trắng hoặc hợp kim có tác dụng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Giúp sản phẩm có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài. Kích thước sản phẩm: Kích thước của khuôn máy sản xuất viên nén gỗ khá đa dạng nên các nhà máy viên nén gỗ sẽ nhập theo nhu cầu sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Công dụng chính: Tạo ra các viên nén gỗ từ phụ phẩm (mùn cưa, gỗ vụn, trấu...) trở thành viên gỗ nhỏ gọn và đều nhau. Tham khảo:Quy trình thủ tục hải quan viên nén gỗ xuất khẩu mới nhất 2022 II. Các thủ tục nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ Để làm thủ tục nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các căn cứ pháp lý và làm tờ khai hải quan theo mã HS code như sau: 1. Mã HS code Theo biểu thuế nhập khẩu 2022, khuôn máy viên nén gỗ thuộc thuộc nhóm 8479, có HS code là: 84799030. Mặt hàng này hiện đang áp dụng chính sách thuế nhập khẩu là 2% và 0% cho một số máy có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form E, form AK, Form VJ, Form D… 1% đối với form AI. Đây là nhóm những sản phẩm Máy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác thuộc chương 84. Xem chi tiết tại: Biểu thuế nhập khẩu 2022 2. Căn cứ pháp lý làm thủ tục nhập khẩu máy sản xuất viên nén gỗ Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Trường hợp nhà máy viên nén gỗ cần nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ sẽ căn cứ theo thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. 3. Hồ sơ nhập khẩu - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) - Bill of Lading/Air waybill - C/O (nếu có) - Các chứng từ khác (nếu có) Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được các chuyên viên khai báo hải quan, chứng từ chuyên nghiệp hỗ trợ cụ thể. III. Đơn vị vận chuyển khuôn máy sản xuất viên nén gỗ uy tín Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị forwarder uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, xin giấy phép chuyên ngành (C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…), xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ hải quan,... quốc tế uy tín với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải quốc tế - nội địa. Thông qua các hình thức vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, và vận chuyển đường bộ,..Các tuyến đường vận chuyển chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu Âu. Quý khách có nhu cầu nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ và dây chuyền sản xuất viên nén gỗ, vui lòng liên hệ cho công ty Lacco để được hỗ trợ hoặc báo giá các dịch vụ cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Viên nén gỗ xuất khẩu vẫn còn là sản phẩm khá mới, tuy nhiên nhu cầu sử dụng trên toàn cầu lại rất lớn và giá thành sản phẩm không ngừng tăng cao. Vậy viên nén gỗ để làm gì? Thủ tục hải quan viên nén gỗ xuất khẩu như thế nào? I. Viên gỗ nén là gì? Viên nén gỗ hay còn gọi là viên nén mùn cưa, được làm từ nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ các vật liệu sinh khối như dăm bào, mùn cưa, thân ngô, gỗ thải, vỏ đậu phộng,… thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại được ép thành các viên gỗ nhỏ và cứng. Viên gỗ nén có độ ẩm, độ tro thấp và nhiệt lượng phát ra cao nên rất an toàn đối với sức khỏe con người. Cụ thể về những đặc điểm và tiêu của cơ bản của viên gỗ nén xuất khẩu như sau: - Đường kính: Từ 6-12 mm tùy dây chuyền - Chiều dài: 10 – 50 mm - Độ ẩm: < 8% - Độ tro: < 1.5% - Nhiệt lượng tối thiểu: 4.600 kcal/kg - Hiệu suất sử dụng: Viên nén mùn cưa có hiệu suất sử dụng cao, cụ thể: Năng lượng phát ra của viên nén gỗ mùn cưa quy đổi sang các loại nhiên liệu khác: 1 Tấn viên nén mùn cưa = 454.25L dầu = 453 m3 Gas = 4.755 kWh điện II. Viên nén gỗ để làm gì? Thị trường viên nén gỗ Tùy vào các nguyên liệu chế biến để xác định viên nén gỗ để làm gì và công dụng của chúng. Theo đó, sản phẩm viên nén gỗ được sử dụng với những mục đích sau: - Làm lót nền cho chuồng, trại động vật, gia súc, gia cầm - Dải xung quanh gốc cây xanh giúp làm tăng chất dinh dưỡng, giảm độ chua và cân bằng pH của đất - Có thể sử dụng thay cho các loại nhiên liệu, máy sưởi bằng điện, lò sưởi, than đá,… để sưởi ấm Ngoài ra, viên gỗ nén còn được sử dụng để làm chất đốt phục vụ cho các ngành công nghiệp và dân dụng hoặc có thể sử dụng làm chất đốt để nấu nướng trong các hộ gia đình. Với những tác dụng của viên gỗ nén, chúng mang lại rất nhiều lợi ích khi sử dụng như: - Giá thành rẻ, tính ứng dụng năng lượng cao - Sản phẩm có kích thước nhỏ gọn nên rất thuận tiện cho quá trình vận chuyển - Việc sử dụng rất đơn giản, mọi người có thể dễ dàng sử dụng, an toàn - Tiết kiệm không gian lưu trữ; - Có thể bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm không khí do nguyên liệu sản xuất tự nhiên, an toàn khi sử dụng. - Chất thải của viên nén gỗ có thể tận dụng để làm phân bón rất tốt. Khi hiểu được viên nén gỗ để làm gì và những lợi ích của sản phẩm này thì nhu cầu mua viên nén gỗ ngày càng tăng cao. Đến nay, Viên nén gỗ đang rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, bao gồm cả những quốc gia khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Đây cũng là 2 thị trường lớn đối với viên nén gỗ xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay nhu cầu về chất đốt của các nước EU rất lớn do mất đi nguồn nguyên liệu khí đốt và viên nén gỗ từ Nga nên thị trường viên nén gỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất rộng mở. Tham khảo chi tiết: Tiềm năng thị trường viên nén gỗ III. Quy trình và thủ tục hải quan viên nén gỗ xuất khẩu Để xuất khẩu viên nén gỗ, doanh nghiệp cần thực hiện theo các quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu và các giấy phép chuyên ngành theo quy định của hải quan và các hiệp định giao thương Việt Nam và thị trường viên nén gỗ nhập khẩu. Trong đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý về giấy kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận Hun trùng cho mặt hàng viên gỗ nén. 1.Quy trình xuất khẩu viên nén gỗ Xin giấy đăng ký kiểm dịch thực vật Trước khi tàu vận chuyển hàng viên nén gỗ xuất khẩu khoảng 2-3 ngày, doanh nghiệp cần chủ động xin giấy đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch thực vật. Hồ sơ bao gồm: – Đơn xin đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của cơ quan kiểm dịch – Hợp đồng mua bán – Vận đơn - Bill of Lading – Hóa đơn bán hàng - Invoice – Phiếu đóng gói - Packing List – Mẫu viên nén gỗ xuất khẩu cần đưa đi kiểm dịch. Chi tiết về kiểm dịch gỗ tham khảo:Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu Sau 24h kể từ khi doanh nghiệp khai báo và nộp hồ sơ, cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại cho doanh nghiệp bản nháp chứng minh cho nhà xuất khẩu giấy chứng thư. Lúc này doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lại các thông tin về hàng xuất khẩu và yêu cầu chỉnh sửa nếu có sai sót. Nếu hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ đến chi cục kiểm dịch đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Giấy chứng nhận hun trùng Do viên gỗ nén xuất khẩu có nguồn gốc thực vật nên khi đưa hàng hóa lên container cần tiến hành hun trùng và doanh nghiệp cần thuê đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp thực hiện. Hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận hun trùng bao gồm: – Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice – Phiếu đóng gói - Packing List – Vận đơn- Bill of Lading Chi tiết tham khảo tại:Hun trùng là gì? các mặt hàng cần phải hun trùng VI.Thủ tục hải quan xuất khẩu viên nén gỗ 1. Căn cứ pháp lý về xuất khẩu viên nén gỗ – Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT : Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp – Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT : Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản – Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016) : Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản – Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT : ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2. Mã HS của viên nén gỗ xuất khẩu Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, mức thuế của sản phẩm viên nén gỗ xuất khẩu đến các thị trường viên nén gỗ là 0%. HS code: 44013100 Do đó, doanh nghiệp sẽ không phải đóng thuế khi tiếp cận các thị trường viên nén gỗ quốc tế. 3. Hồ sơ thủ tục hải quan xuất khẩu viên nén gỗ Căn cứ vào khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015 quy định về hồ sơ hải quan cần thiết của doanh nghiệp khi xuất khẩu viên nén mùn cưa là: – Hợp đồng mua bán quốc tế- Sales Contract( Nếu có) – Bảng kê chi tiết lâm sản có dấu xác nhận của cơ quan kiểm lâm – Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT – Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice – Phiếu đóng gói- Packing List – Vận đơn- Bill of Lading – Hợp đồng ủy thác xuất khẩu(nếu có) – Giấy kiểm dịch thực vật – Giấy chứng nhận hun trùng. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về Quy trình thủ tục hải quan viên nén gỗ xuất khẩu mới nhất 2022. Nếu các bạn muốn xin các loại giấy phép, chứng nhận chuyên ngành hoặc các dịch vụ hải quan, vận chuyển hàng xuất khẩu viên gỗ nén, hãy liên hệ với công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Kể từ đầu năm 2022, Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó có viên nén và gỗ tròn để trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước châu Âu. Do đó, các quốc gia trong khối EU đã mất nguồn cung 2,4 triệu tấn/năm viên nén gỗ từ thị trường Nga. Do đó, EU buộc phải tìm kiếm nguồn cung thay thế khác. Trước tình hình đó, Viên nén gỗ Việt Nam sẽ có cơ hội để "cứu đói" cho EU thoát khỏi cơn đói khí đốt như hiện nay? Viên nén gỗ là gì? nhu cầu thiết yếu của Viên nén gỗ trên thế giới Viên nén gỗ là một loại nhiên liệu tái tạo từ mùn gỗ Thông, gỗ cao su (mùn cưa và dăm gỗ…) phổ biến được dùng trên thế giới. Mùn gỗ, dưới áp lực lớn bằng dây chuyền sẽ tạo thành các viên nén để làm chất đột, giúp giảm lượng khí thải CO2 so với nhiên liệu hóa thạch. Trước đây, Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường xuất khẩu viên nén gỗ chính của Việt Nam (chiếm ư99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên, với nhu cầu cấp thiết về khí đốt của Châu Âu như hiện nay, giá xuất khẩu viên gỗ nén tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1,8 - 2 lần so với đầu năm – theo chia sẻ của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest). Đến nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản lượng xuất khẩu viên nén gỗ, chỉ sau Mỹ. Riêng năm 2021, lượng xuất khẩu đạt trên 3,5 triệu tấn, mang về hơn 400 triệu USD cho ngành gỗ. Đặc biệt, trong số 5 doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ lớn nhất thế giới, Việt Nam góp mặt 1 doanh nghiệp, công ty này cũng là doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ số 1 châu Á. Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, "Xung đột địa chính trị giữa các nước châu Âu, sự khan hiếm nguồn cung năng lượng và cam kết của các nước về việc giảm phát thải khí nhà kính là điều kiện để viên nén gỗ tăng xuất khẩu vì đây được xem là năng lượng sinh khối, ít phát thải hơn nhiều so với các nhiên liệu hóa thạch truyền thống". Do nguồn cung viên nén từ Nga đang đứt đoạn, thị trường nhập khẩu viên nén trên thế giới, trong đó có EU phải tìm nguồn cung thay thế. Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ Việt Nam mở rộng thêm thị trường mới đến các nước EU. Bên cạnh đó, Nhóm nghiên cứu từ các Hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends cho hay, trong những tháng đầu 2022 giá viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng tăng mạnh. Cụ thể, một số đơn vị xuất khẩu đã ký được các đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có giá 150 - 160 USD/tấn, tăng khoảng 19,4% so với cuối năm 2021. Giá xuất khẩu sang Nhật Bản dao động trong khoảng 140 - 145 USD/tấn, tăng khoảng 10%. Giá viên nén gỗ tăng ngày càng cao Theo Wood Resources International LLC, viên nén gỗ được thị trường EU sử dụng chủ yếu với mục đích để sưởi ấm cho dân cư sống trong các vùng khu dân cư, nhà máy điện, tòa nhà thương mại và các nhà máy điện và nhiệt điện. Đặc biệt, trong thời điểm lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga đang thiếu trầm trọng như hiện nay, nhu cầu đối với viên gỗ tăng lên khoảng từ 30 - 40% với trọng lượng lên đến 10 triệu tấn trong 5 năm tới. Bên cạnh các nước EU, Mỹ và Canada thì Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là quốc gia có lượng tiêu thụ viên nén gỗ rất lớn. Nhu cầu tăng cao trong khi sản lượng lại khan hiến khiến cho nhu cầu gia của viên nén gỗ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, viên nén gỗ của Việt Nam vẫn đứng trước rất nhiều thách thức về tính pháp lý khi đưa ra thị trường thế giới. Cụ thể là các chứng chỉ FSC, chứng chỉ đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu có nguồn gốc từ diện tích rừng được quản lý bền vững mà hầu hết các nước EU và Nhật Bản yêu cầu. Bên cạnh đó, dù giá xuất khẩu tăng nhưng sản lượng cung ứng không tăng được nhiều do nguyên liệu đầu đang bị cạnh tranh bởi mặt hàng dăm gỗ. Bởi viên gỗ nén và dăm gỗ là hai loại sản phẩm đều có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ rừng trồng. Do đó, việc nhu cầu tăng trong khi nguyên liệu có hạn khiến lượng xuất khẩu viên nén gỗ khó tăng nhanh.
Chia sẻ bài viết
Thị trường Mỹ hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu rất tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vận chuyển hàng qua Mỹ an toàn, nhanh chóng phục vụ vận chuyển hàng khu công nghiệp, vận chuyển hàng cá nhân, gửi hàng chuyển phát nhanh,... Công ty Lacco đã cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng chuyên tuyến Việt - Mỹ với chất lượng dịch vụ tốt nhất. I. Dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ trọn gói Mỹ hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa Việt Nam rất lớn. Do đó, để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam và ngược lại, công ty Lacco đã liên kết với các đơn vị vận chuyển quốc tế và khai thác chuyên tuyến đường từ Mỹ về Việt Nam và ngược lại. Các dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ trọn gói tại Lacco bao gồm: - Dịch vụ khai báo hải quan, thủ tục hải quan, - Xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; - Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành (C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…) - Dịch vụ vận tải hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Mỹ và các tuyến đường vận chuyển quốc tế khác. - Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khu công nghiệp qua Mỹ,... Và các dịch vụ Logistics khác, các bạn có nhu cầu vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể. II. Các loại hàng hóa được phép vận chuyển đi Mỹ hàng hóa vận chuyển đi Mỹ được quy định rất chi tiết về chủng loại, quy chuẩn chất lượng, mẫu mã... theo các quy định thương mại giữa 2 bên. Theo đó: 1. Hàng hóa được phép vận chuyển từ Việt Nam đi Mỹ - Giấy tờ như chứng từ, tài liệu, hồ sơ cá nhân hoặc công ty - Đồ dùng điện tử trong gia đình như điện thoại, máy tính, tai nghe, máy tính bảng, đồng hồ,… - Đồ gia dụng như máy sấy tóc, máy hút bụi, nồi cơm điện,… - Các loại đồ dùng gia đình như quần áo, vải vóc, giày dép, mũ nón,… - Các loại quà tặng như đồng hồ, nữ trang, huy chương, bút mực, vòng đeo dây,… - Thực phẩm khô: tôm khô, mực khô, cá khô, thủy hải sản khô, đồ ăn liền, mứt, bánh,… Ngoài việc bạn bắt buộc phải có hóa đơn thương mại và chứng từ gửi hàng, khi vận chuyển hàng hóa qua Mỹ bạn phải được tiến hành xử lý bằng phương tiện điện tử, nộp thông tin chi tiết về các sản phẩm do FDA quản lý. Các mặt hàng cần đăng ký với FDA và chứng chỉ kèm theo Loại hàng Yêu cầu Kính mắt và Kính râm - Cần đính kèm ‘Chứng chỉ thử nghiệm va đập’ với chứng từ gửi hàng của bạn - Chứng chỉ này xác nhận mắt kính có đủ khả năng chịu lực Quần áo và hàng dệt may Sản phẩm quần áo và hàng dệt may không có nguồn gốc từ Mỹ có giá trị hơn 5 USD phải được ghi nhãn như sau: - Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (MID) - Phần trăm chất liệu lên tới 100% - Các chi tiết dệt kim hoặc dệt thoi - Hàng dệt may dành cho nam hay nữ - Đơn vị đo cho vải Ngoại lệ bao gồm: - Các lô hàng cá nhân - Các mẫu bị rách hoặc đánh dấu - Hàng trả về trong catalogue - Quà tặng biếu Đồng hồ Yêu cầu thông tin bổ sung đối với đồng hồ có giá trị trên 800 USD. - Thành phần chất liệu của dây đeo và vỏ - Hình thức vận chuyển - Nguồn điện - Số lượng đồ trang sức - Nước xuất xứ của hệ thống vận chuyển - Giá trị của từng bộ phận Phương tiện và trang thiết bị phương tiện giao thông Nếu bạn nhập khẩu phương tiện xe cơ giới hoặc bất kỳ thiết bị liên quan nào (chẳng hạn như hệ thống thắt dây an toàn trẻ em hoặc đèn pha) vào Mỹ, bạn sẽ cần gửi kèm mẫu HS7 với chứng từ gửi hàng của bạn. Giày dép Nếu giá trị của lô hàng giày dép của bạn vượt quá 800 USD, có thể bạn cần có một Hóa đơn tạm thời kê khai loại giày dép.Trường hợp ngoại lệ không phải cung cấp hóa đơn bao gồm: - Mẫu một chiếc - Quà tặng - Các lô hàng cá nhân - Hàng trả về trong catalogue - Bộ phận của giày dép - Giày cho búp bê Thực phẩm, đồ uống và thuốc men Chủ sở hữu, người vận hành hoặc đại lý phụ trách các cơ sở trong và ngoài nước thực hiện sản xuất/chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm nhằm mục đích tiêu thụ tại Mỹ được yêu cầu đăng ký cơ sở kinh doanh với FDA. Phim và DVD Nếu bạn chuyển DVD hoặc phim điện ảnh, phần mô tả sản phẩm cần phải nêu rõ định dạng và nội dung chi tiết. Ngoài ra, bạn cần gửi cùng bản kê đã ký, ghi rõ các nội dung sau đây: (Các) Bộ phim nhập khẩu không có nội dung khiêu dâm hoặc phi đạo đức, và không ủng hộ hoặc xúi giục phản quốc hoặc chống đối lại Mỹ Đồ mỹ nghệ và đồ cổ - Đối với đồ cổ hoặc tác phẩm nghệ thuật phiên bản gốc, bạn có thể yêu cầu áp thuế suất ưu đãi cho hàng hóa không phải của Mỹ, có giá trị hơn 2000 USD. - Nếu bạn chuyển một tác phẩm nghệ thuật gốc, hãy gửi kèm bản kê đã ký cùng chứng từ gửi hàng của bạn. - Với đồ cổ (mặt hàng có trên 100 năm tuổi), hãy gửi kèm bản kê đồ cổ cùng chứng từ gửi hàng của bạn. … … (Nguồn: TNT Express) 2. Hàng hóa không được phép vận chuyển, xuất khẩu đi Mỹ - Các chất kích thích như: ma túy, thuốc phiện, các loại chất kích thích thần kinh,… hoặc các chất gây nghiện - Sinh vật còn sống, các loại trái cây còn tươi, động thực vật chưa qua xử lý. - Những loại vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự - Ấn phẩm, văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, ấn phẩm, những tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng. - Những loại chất dễ gây nổ, gây cháy hoặc phóng xạ và các loại hàng hóa có nguy hiểm khác. - Vật phẩm có thể gây nguy hiểm tới nhân viên bưu chính hoặc gây ra ô nhiễm của môi trường. - Các loại vật phẩm, hàng hóa bị cấm nhập vào nước theo quy định của Liên minh Bưu chính Thế giới và quy định của pháp luật Việt Nam. - Tiền tệ Việt Nam hay tiền nước ngoài. - Những loại kim khí quý như vàng, bạc, bạch kim,… hoặc những loại đá quý, sản phẩm được chế tạo những kim khí quý, đá quý như: nhẫn, dây chuyền, bông tai vàng đều không thể gửi đi Mỹ hay các nước. - Các sản phẩm có pin, từ tính. - Sơn móng tay hay các loại chất lỏng có hóa chất dễ cháy nổ. - Các loại hàng hóa cấm xuất khẩu theo quy định của nhà nước, được quy định cụ thể trong Phụ lục I Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. III. Dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ bằng đường biển Hình thức vận chuyển hàng qua Mỹ bằng đường biển là sự lựa chọn của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo khối lượng hàng lớn được đưa đi trong mỗi chuyến hàng vận chuyển. Hàng hóa vận chuyển qua Mỹ sẽ được phân loại, sắp xếp vào thùng hàng container theo đúng tiêu chuẩn. Tùy theo nhu cầu, khối lượng hàng cần vận chuyển, loại hàng hóa cần chuyển đến Mỹ, các cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức vận chuyển sau: Gửi hàng đi Mỹ nguyên container (FLC): Người gửi hàng có đủ số lượng hàng xếp vào nguyên một 1 container. Đối với hình thức này, bên gửi và nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và dỡ hàng khỏi container. Gửi hàng đi Mỹ lẻ (LCL): LCL (Less than Container Load) là phương thức vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ, không đủ đóng nguyên một container, cần ghép chung với những số lô của chủ hàng khác. Khi đó, dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một thùng container, sau đó tiến hành vận chuyển/gửi hàng từ cảng xếp tới cảng đích. Tham khảo:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL Bên cạnh dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ, Công ty Lacco còn cung cấp dịch vụ gửi hàng quốc tế đến các quốc gia như Nhật, gửi hàng đi Trung Quốc, gửi hàng đi Đức, Tây Ban Nha,… các tuyến Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu Âu. IV. Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường hàng không Phương thức vận chuyển đường hàng không hay vận chuyển hàng qua Mỹ nhanh giúp tiết kiệm thời gian, chủ yếu áp dụng đối với những lô hàng lạnh, hàng cho phòng thí nghiệm hay thủ tục, tài liệu, hồ sơ,... Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng máy bay giúp tiết kiệm tối đa thời gian vận chuyển. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển của hình thức này tương đối cao nên các doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi vận chuyển. Công ty Lacco hiện là đối tác của các công ty chuyển phát nhanh hàng đầu như: DHL, FedEx, UPS. Mỗi đơn vị vận chuyển để có những ưu nhược điểm và chi phí vận chuyển cho các chuyến hàng trong từng thời điểm khác nhau. Để nắm nhận được mức giá tối ưu và tham khảo chi tiết về các dịch vụ vận chuyển có 3 đơn vị vận chuyển quốc tế hàng đầu hiện nay như DHL, FedEx, UPS, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để số hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn các thông tin chi tiết. Lacco luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ và các chuyến hàng quốc tế nhanh chóng. V. Chi phí vận chuyển hàng đi Mỹ Để nắm được giá cước vận chuyển hàng đi Mỹ, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ căn cứ vào các thông tin về hàng hóa và các dịch vụ logistics mà doanh nghiệp, cá nhân (chủ hàng) cần sử dụng. Theo đó, các thông tin, căn cứ để xác định chi phí vận chuyển hàng hóa đi Mỹ bao gồm: - Đối với hình thức vận chuyển chuyển phát nhanh + Loại hàng hóa cần vận chuyển + Khối lượng/trọng lượng hàng hóa cần vận chuyển đi Mỹ + Loại hàng cồng kềnh hay hàng thường? trường hợp hàng cồng kềnh, có độ phồng lớn thì giá cước vận chuyển cũng sẽ tăng lên. - Hình thức vận chuyển đường biển + Khối lượng hàng hóa (CBM) tính theo mét khối(m3) + Hình thức vận chuyển hàng nguyên cont hay hàng ghép container. Đối với hàng nguyên container sẽ căn cứ xem đó là container 20 feet, 40 feet, 40HQ. + Đơn vị tiền tính cước vận chuyển hàng đi Mỹ sẽ là USD quy ra VND. IV. Đơn vị vận chuyển hàng đi Mỹ uy tín, chuyên nghiệp Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị forwarder hàng đầu, chuyên cung cấp các dịch vụ logistics như: dịch vụ khai báo hải quan, thủ tục hải quan, xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành ( C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…)... theo các hình thức vận chuyển đường biển và chuyển phát nhanh bằng đường hàng không. Sau khi nhận được các thông tin cần thiết về loại hàng hóa, điểm nhận hàng - điểm đích và các dịch vụ logistics doanh nghiệp cần, Lacco sẽ nhanh chóng báo giá cước chi tiết từng mục dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ và gửi đến cho khách hàng. Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành logistics cùng công đồng đối tác rộng khắp, Lacco luôn cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng. Có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, phát triển mạng lưới vận chuyển và đối tác rộng khắp, Đi Chung ra đời đã giúp hàng nghìn khách hàng giải quyết được bài toán gửi hàng đi Mỹ. Hy vọng với những thông tin chi tiết về các dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chính xác để lựa chọn đơn vị vận chuyển Việt - Mỹ trọn gói an toàn, uy tín. Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời cùng với dịch vụ của Lacco nhé. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Vận chuyển hàng lẻ hàng ghép hay hình thức vận chuyển hàng LCL là hình thức vận chuyển rất phổ biến, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. vận chuyển hàng lẻ hàng ghép có những ưu thế, lợi ích gì? Tại sao lại phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn? I. Vận chuyển hàng lẻ hàng ghép là gì? Vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép còn được gọi là hình thức vận chuyển hàng LCL (cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load) có nghĩa là khối lượng hàng không xếp đủ để xếp đầy một container. Có thể hiểu đơn giản là khối lượng hàng hóa của chủ hàng quá nhỏ, không đủ để đóng đầy 1 container. Do đó, để đảm bảo chuyến hàng vẫn vận chuyển đến điểm hẹn theo đúng hợp đồng thương mại thì chủ hàng có thể lựa chọn hình thức ghép hàng với những chủ hàng khác đến có thể xếp đầy một container. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình xếp hàng, vận chuyển,... diễn ra thuận lợi, an toàn cho hàng hóa thì các đơn vị ghép hàng cần tiến hành phân loại, sắp xếp và đóng chung vào một container cùng loại để giao nhận hàng hóa đến cảng đích. Việc đóng chung nhiều hàng hóa của người gửi vào chung như vậy được gọi là gom hàng hay consolidation. Có thể nói, hoạt động vận chuyển hàng lẻ hàng ghép nhiều đơn hàng trong một container chính là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển và kịp thời giao hàng đến điểm đích mà không cần phải đảm bảo khối lượng đủ container. Tham khảo:Phân biệt vận chuyển LCL và Groupage (consolidation) II. Các thuật ngữ trong vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép Khi vận chuyển hàng lẻ hàng ghép, các doanh nghiệp cần chú ý một số thuật ngữ liên quan để thuận tiện cho quá trình trao đổi khi vận chuyển hàng: 1. Người gom hàng lẻ (consolidator) Consolidator tức là người gom hàng lẻ, đây là thuật ngữ chuyên ngành được dùng để chỉ đơn vị cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ khi vận chuyển. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm các lô hàng lẻ cùng loại trên tuyến dịch vụ mình cung cấp để ghép chung vào một container và vận chuyển. 2. Đi Direct Cụm từ Direct tức là đi trực tiếp. Nghĩa là, nếu chủ hàng chọn hình thức đi Direct thì hàng hóa sẽ được đơn vị này vận chuyển trực tiếp từ cảng đi đến thẳng cảng đích mà không phải dừng lại ở điểm trung gian. Do đó, đơn hàng sẽ chỉ đi trên một container ban đầu chuyển đến người nhận mà không cần phải tháo dỡ nhiều lần. 3. Đi Via Ngược lại với đi Direct, đi Via được hiểu là đi chuyển tiếp qua một cảng trung gian rồi với đến cảng đích. Đối với hình thức này, lô hàng vận chuyển có thể gặp phải một số rủi ro. Sau khi tàu vận chuyển hàng đến cảng trung gian có thể sẽ giao cho một đơn vị vận chuyển khác đưa hàng đến điểm đích. Việc giao hàng qua nhiều đơn vị có thể khiến hàng bị thất lạc hoặc bị hư hỏng khi bị xếp dỡ nhiều lần nên không thể đảm bảo hàng hóa đến nơi được an toàn. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức Direct để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Hoặc nếu chọn hình thức đi Via thì nên chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế uy tín để làm việc, đảm bảo hàng hóa được đưa đến cảng đích an toàn. III. Các phương thức vận chuyển hàng lẻ hàng ghép Để phục vụ hoạt động vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép nội địa và quốc tế được thuận lợi, tùy vào địa điểm, vị trí địa lý, yêu cầu về thời gian vận chuyển,... các doanh nghiệp xuất khẩu có thể áp dụng các phương thức vận chuyển đường bộ, đường biển, đường hàng không cho phù hợp. Cụ thể: 1. Vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép bằng đường bộ Đây là phương thức vận chuyển phổ biến, áp dụng chủ yếu đối với các chuyến hàng vận chuyển Bắc - Nam (vận chuyển nội địa), vận chuyển hàng quốc tế đến các quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm các loại xe tải 8T, 15T, xe container 40F, 45F, đầu kéo rơ-mooc… Thời gian vận chuyển sẽ phụ thuộc vào khoảng cách từ kho hàng đến điểm đích vận chuyển. Cụ thể, doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với đơn vị vận chuyển để nắm rõ thời gian cụ thể. 2. Vận chuyển hàng LCL bằng đường biển Vận chuyển LCL bằng đường biển nội địa chủ yếu đến các điểm kho hàng nằm tại các tỉnh có đường biển như: Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội và vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hàng hóa được đóng trong container 20F, 40F. Với hình thức này, khi hàng được vận chuyển về đến cảng sẽ cần phải kết hợp với hình thức vận chuyển đường bộ để đưa hàng từ cảng về kho hàng. Tham khảo thêm: Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL tại Cảng Cát Lái Quy trình nhập kho hàng xuất CFS tại Hải Phòng (Hàng LCL) 3. Vận chuyển hàng bằng đường hàng không Đối với hàng hóa cần chuyển gấp, thời gian vận chuyển ngắn thì hình thức vận chuyển đường hàng không (chuyển phát nhanh) là phương pháp vận chuyển phù hợp nhất. Tuy nhiên, so với các hình thức vận chuyển khác thì chi phí cao hơn nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn phương thức vận chuyển. IV. 3 lợi ích lớn khi chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL Đối với các dịch vụ giao nhận vận hàng quốc tế, việc vận chuyển hàng lẻ LCL giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian cho khách hàng: 1. Chi phí vận chuyển Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép cho phép chủ hàng ghép đơn hàng với nhiều chủ hàng khác để đủ xếp vào trong cùng một container. Do đó, thay vì một chủ hàng phải chi trả toàn bộ khoản phí vận chuyển 1 cont thì có thể chia sẻ giá cước cho nhiều chủ hàng khác tùy theo khối lượng hàng vận chuyển. 2. Tối ưu được thời gian vận chuyển Không chỉ giúp mọi người tiết kiệm chi phí giao nhận, dịch vụ vận chuyển hàng LCL còn giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian toàn trình cho một đơn hàng. Thay vì phải đợi sản xuất hoặc đối tác đặt đủ 1 cont hàng thì với hình thức ghép hàng, chủ hàng có thể chủ động về thời gian chuyển hàng đi với khối lượng nhỏ để đảm bảo thời gian vận chuyển được nhanh chóng, kịp thời. Xem thêm: Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL 3. Tiết kiệm được chi phí lưu kho hàng Trong khoảng thời gian chờ đợi hàng hóa đầy container để vận chuyển, đơn hàng của bạn bắt buộc phải lưu kho. Việc chờ đợi như vậy có thể khiến hàng hóa ứ đọng. Do đó, giải pháp vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép sẽ giúp chủ hàng giảm thiểu thời gian lưu kho tại hệ thống kho bãi. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều khoản phí lưu kho này. V. Đơn vị giao nhận vận tải quốc tế uy tín Lacco là đơn vị có 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng lẻ hàng ghép LCL, FCL phục vụ khách hàng các chuyến hàng quốc tế và nội địa. Bên cạnh đó, Lacco còn cung cấp các dịch vụ logistics khác như: khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành,... và liên kết với các đơn vị chuyển phát nhanh quốc tế, vận chuyển nhanh tài liệu, thư từ và các loại hàng hóa để đáp ứng các yêu cầu về thời gian cho khách hàng. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về giá cước vận chuyển hàng lẻ hàng ghép, chuyển phát nhanh và thủ tục hải quan vận chuyển hàng quốc tế,... các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ chi tiết hơn. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Từ ngày 29/8/2022, Quy định Thực hiện số 2022/1322 sửa đổi Quy định Thực hiện số 2021/632 liên quan đến danh mục các sản phẩm có nguồn gốc động vật gồm gia xúc, gia cầm, hàng thủy sản…, phụ phẩm và các sản phẩm hỗn hợp chịu sự kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới sẽ chính thức có hiệu lực. Các code sản phẩm cụ thể trong danh mục kiểm soát ĐỘNG VẬT SỐNG 0101: Ngựa sống, lừa, la và hinnies 0102: Động vật bò sống 0103: Lợn sống 0104: Cừu và dê sống 0105: Gia cầm sống, nghĩa là gà thuộc loài Gallus domesticus , vịt, ngỗng, gà tây và gà guinea 0106: Động vật sống khác Một số loại động vật khác: 0106 11 00 (động vật linh trưởng) 0106 12 00 (cá voi, cá heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia)) 0106 13 00 (lạc đà và các loài lạc đà khác (họ Camelidae)) 0106 14 (thỏ và thỏ rừng) 0106 19 00 (loại khác): động vật có vú trừ các loài thuộc nhóm 0101, 0102, 0103, 0104, 0106 11, 0106 12, 0106 13 và 0106 14; tiêu đề phụ này bao gồm chó và mèo 0106 20 00 (bò sát, kể cả rắn và rùa) 0106 31 00 (chim: chim săn mồi) 0106 32 00 (chim: psittaciformes, bao gồm vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt đuôi dài và vẹt đuôi dài) 0106 33 00 (đà điểu; emus (Dromaius novaehollandiae) 0106 39 (loại khác): bao gồm các loài chim, trừ các loại thuộc các nhóm 0105, 0106 31, 0106 32 và 0106 33; tiêu đề phụ này bao gồm chim bồ câu 0106 41 00 (ong) 0106 49 00 (côn trùng khác ngoài ong) 0106 90 00 (loại khác): tất cả các động vật sống khác chưa được đề cập ở nơi khác, trừ động vật có vú, bò sát, chim và côn trùng. Ếch sống dù để nuôi sống hay bị giết để làm thức ăn cho con người đều được quy định bởi mã CN này. THỊT VÀ THỊT ĂN NGON Nhóm này bao gồm các nguyên liệu thô khác để sản xuất gelatine hoặc collagen dùng cho người. Nó cũng bao gồm tất cả thịt và phụ phẩm thịt ăn được từ các tiêu đề phụ sau: 0208 10 (thỏ hoặc thỏ rừng) 0208 30 00 (của động vật linh trưởng) 0208 40 (về cá voi, cá heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia)) 0208 50 00 (của loài bò sát, kể cả rắn và rùa) 0208 60 00 (lạc đà và lạc đà khác (họ Camelidae)) 0208 90 (loại khác: của chim bồ câu nhà; của trò chơi không phải của thỏ hoặc thỏ rừng; v.v.): bao gồm thịt của chim cút, tuần lộc hoặc bất kỳ loài động vật có vú nào khác. Phân nhóm này cũng bao gồm chân ếch thuộc mã CN 0208 90 70. Và rất nhiều loại sản phẩm khác,https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2022.200.01.0025.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2022%3A200%3ATOC Những lưu ý về trong quy định về hàng hóa xuất khẩu sang EU cần kiểm tra Quy định thực hiện (EU) 2021/632 ngày 13 / 4 / 2021 ( https://eur-lex.europa.eu/legal-content/en/ALL/?uri=CELEX:32021R0632 ) đưa ra các quy tắc áp dụng Quy định (EU) 2017/625 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến danh sách động vật, sản phẩm có nguồn gốc động vật, sản phẩm phôi, phụ phẩm động vật, sản phẩm hỗn hợp, cỏ khô và rơm rạ chịu sự kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới. Quy định (EU) 2017/625 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 15 tháng 3 năm 2017 (https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=celex%3A32017R0625) về các biện pháp kiểm soát chính thức và các hoạt động chính thức khác được thực hiện để đảm bảo áp dụng luật thức ăn gia súc và thực phẩm, các quy tắc về sức khỏe và an toàn động vật, sức khỏe thực vật và các sản phẩm bảo vệ thực vật. Để tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình vận chuyển, các hồ sơ thủ tục hải quan chi tiết áp dụng với các mặt hàng xuất khẩu đi EU cần phải kiểm tra lại cửa khẩu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với các chuyên gia Logistics của công ty Lacco - Đơn vị có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế hỗ trợ các thông tin chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99