Preloader Close
04-03 2022
Theo Niên giám Da giày thế giới (World Footwear Yearbook 2021) do APICCAPS công bố hàng năm vừa công bố. Việt Nam lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu. Bảng xếp hạng thị phần xuất khẩu giày toàn cầu Ngày 2/3 vừa qua, TTXVN đã đưa tin về trang tin chuyên về ngành da giày của Đức Schoez.biz ngày 2/3 cho biết trong khi tỷ trọng xuất khẩu giày dép toàn cầu của Trung Quốc giảm 12% trong thập kỷ qua, từ 73,1% năm 2011 xuống 61,1% năm 2020, thị phần của Việt Nam đã tăng từ 2% lên 10,2% trong cùng thời gian trên. Đây là lần đầu tiên, thị phần giày da của Việt Nam chiếm được trên 10% toàn cầu. Tổng cộng, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020 và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày. Số liệu này vừa được Hiệp hội Da giày Bồ Đào Nha APICCAPS công bố trong Niên giám Da giày thế giới năm 2021. Đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu là Trung Quốc với tổng số 7,4 tỷ đôi giày xuất khẩu trong năm 2020. Sau Việt Nam, Indonesia đứng ở vị trí thứ ba, với 366 triệu đôi giày xuất khẩu, chiếm 3% (từ mức 1,6% thập kỷ trước) thị phần giày xuất khẩu toàn cầu, tiếp đến là Đức với 2,5% và Thổ Nhĩ Kỳ 2,3%. Đức đã vượt qua Bỉ và Italy để trở thành nhà xuất khẩu giày lớn nhất châu Âu trong 10 năm qua. Đại dịch COVID-19 đã phá vỡ chuỗi giá trị quốc tế, dẫn đến giảm tỷ trọng sản xuất xuất khẩu từ 62% xuống 59%. Tổng cộng, khoảng 12,1 tỷ đôi được xuất khẩu trên toàn thế giới trong năm 2020. Mặc dù năm 2020 - 2021, Việt Nam phải đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid19 vô cùng căng go, nhưng với những đường lối chính sách của đảng, sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành giày da nói riêng vẫn đạt được những bước tiến đáng mong đợi, trở thành điểm sáng trong nền kinh tế thế giới. Xu hướng phát triển của thị trường giày dép trên toàn thế giới Cũng như những năm trước, châu Á là nơi xuất khẩu của hầu hết số giày dép xuất khẩu trên thế giới trong năm 2020, song tỷ trọng trong lượng xuất khẩu toàn cầu đã giảm dần trong thập kỷ qua và năm 2020 không phải là ngoại lệ. Châu Âu là châu lục duy nhất có tỷ trọng trong toàn cầu tăng gần 4% kể từ năm 2011. Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất với 3,9 tỷ đôi giày (chiếm 20,8%), tiếp đến là Ấn Độ 2 tỷ đôi (chiếm 10,6%), Mỹ 1,8 tỷ đôi (chiếm 9,6%), Indonesia 821 triệu đôi (chiếm 4,3%), Brazil 3,6% và Đức 2%. Niên giám Da giày thế giới do APICCAPS công bố hàng năm, là báo cáo toàn diện phân tích các xu hướng chính trong lĩnh vực giày dép trên toàn thế giới. Mục đích của ấn bản này là phân tích vị trí của các quốc gia liên quan trong ngành da giày theo các thông số khác nhau như sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng./. Nguồn: https://baochinhphu.vn/
Chia sẻ bài viết
03-03 2022
Chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu quốc tế phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức đều có những lợi ích riêng, phù hợp với điều kiện kinh doanh hàng hóa của từng cá nhân/đơn vị xuất nhập khẩu. Vậy, xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch khác nhau ở điểm nào và đâu là phương thức vận chuyển tốt nhất? 1. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì? Tiểu ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa của cư dân đang sinh sống ở khu vực biên giới của 2 nước láng giềng. Các mặt hàng kinh doanh tiểu ngạch thường là những loại hàng hóa có giá trị nhỏ như: hàng nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc, giày dép, mỹ phẩm hay những đồ gia dụng đơn giản cũng được kinh doanh theo hình thức này… Tại Việt Nam, tiểu ngạch hay xuất nhập khẩu tiểu khách được thực hiện tại các tỉnh thành biên giới như: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,… Ưu điểm của hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch là thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp nên được rất nhiều doanh nghiệp/ cá nhân lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh hàng hóa, hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch vẫn yêu cầu phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng , kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,… 2. Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì? Chính ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa mang tính chất toàn cầu. Hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch được áp dụng với mọi đối tượng, chỉ cần đáp ứng theo đúng các điều kiện tài chính và pháp lý cho phép. Tại với Việt Nam, các nước có thể nhập khẩu chính ngạch bao gồm các quốc gia có chung đường biên giới với nước ta, ví dụ như: Lào, Campuchia, Trung Quốc,... Đối với hình thức nhập khẩu này, các bên giao dịch mua bán yêu cầu phải có hợp đồng kinh tế, thương mại dựa theo các điều trong thông lệ quốc tế. Hợp đồng này sẽ bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên có liên quan. 3. Xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch có gì khác nhau? Chính ngạch và tiểu ngạch đều là hình thức giao dịch thương mại quốc tế hợp pháp. Tuy nhiên, 2 hình thức xuất nhập khẩu này cũng có nhiều đặc điểm khác nhau cần phần biệt: Hình thức vận chuyển Đối với nhập khẩu tiểu ngạch, hình thức vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Lý do là bởi tính chất mua bán của hàng hóa tiểu ngạch. Những hàng hóa đi theo đường tiểu ngạch thường là những giao dịch giữa 2 cư dân của 2 nước gần vùng biên giới. Vậy nên hàng hóa sau khi đã mua và xuất trình kiểm tra sẽ được vận chuyển bằng xe tải là chủ yếu. Đối với nhập khẩu chính ngạch. Hàng hóa thường có giá trị rất lớn và được vận chuyển qua các cửa khẩu lớn. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm sẽ phải đóng rất nhiều loại phí và thuế để được thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, những mặt hàng khi vận chuyển phải được đảm bảo chất lượng tuyệt đối nên chúng thường được đóng trong những container và được vận chuyển phần lớn bằng đường tàu biển và đường hàng không. Loại hàng hóa xuất nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch thường có giá trị thấp do quy định của pháp luật. Các loại hàng hóa này cũng thuộc nhóm những mặt hàng tiêu dùng như quần áo thời trang, mỹ phẩm, nông sản… Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch là những hàng hóa có chất lượng cao, phần lớn mang tính quốc tế. Đặc biệt hơn là những mặt hàng nhạy cảm, dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Những loại hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch đều có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Giá trị giao dịch Khi nhập khẩu tiểu ngạch sẽ giới hạn hơn về số lượng hàng hóa nhập khẩu. Mỗi lần nhập hàng, chỉ được phép nhập khẩu với số lượng giới hạn theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu chính ngạch sẽ không bị giới hạn về số lượng hàng hóa. Người nhập khẩu có thể nhập số lượng lớn nhỏ tùy theo mong muốn, nhu cầu và điều kiện của mình. Chỉ cần đáp ứng đầy đủ thủ tục xuất nhập khẩu theo yêu cầu của hải quan và pháp luật. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa quốc tế thì thường lựa chọn hình thức nhập khẩu chính ngạch. Bạn nên biết:Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản Thủ tục nhập khẩu hàng hóa Nhập khẩu tiểu ngạch Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch sẽ bao gồm: - Tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B): Số lượng 2 tờ - Giấy chứng minh cư dân biên giới - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được UBND cấp tỉnh cấp - Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp. Nhập khẩu chính ngạch Do hàng hóa được xuất nhập khẩu với số lượng lớn và yêu cầu pháp luật chặt chẽ hơn. Do đó, các thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính ngạch sẽ phức tạp hơn so với nhập khẩu tiểu ngạch. - Thủ tục nhập khẩu chính ngạch bao gồm: - Hợp đồng (Sale contract) - Hóa đơn thương mại (Invoice) - Quy cách đóng gói (Packing list) với Seller (người bán) - Bill of Lading (nếu có) - Tờ khai hải quan (Customs Declaration) - LC – Tín dụng thư - Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước - Giấy chứng nhận hàng hóa (form E) - Hóa đơn vận chuyển. - Chứng nhận kiểm dịch Khi nhập khẩu chính ngạch bạn cần phải chuẩn bị hết tất cả những giấy tờ chứng từ trên để gửi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Thuế bạn cần phải đóng sẽ dựa vào loại hàng hóa mà bạn đang nhập khẩu do pháp luật quy định. Cục hải quan sẽ dựa trên các chứng từ, tờ khai sẽ quyết định cho hàng hóa bạn thông quan. Một số trường hợp hàng hóa của bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra trước khi thông quan. 4. Bạn nên chọn hình thức chính ngạch hay tiểu ngạch? Để lựa chọn hình thức chính ngạch hay tiểu ngạch thì còn dựa vào số lượng hàng hóa, địa điểm vận chuyển hàng và loại hàng hóa nhập khẩu. Từ đó mới có thể đưa ra quyết định tốt nhất hình thức nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa phù hợp. Đối với hàng hóa có khối lượng hàng, thuộc nhóm hàng tiêu dùng đơn giản như đồ quần áo thời trang, giày dép, hoa quả, nông sản…thì nhập hàng tiểu ngạch sẽ là hình thức phù hợp nhất. Với hình thức này, bạn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như thủ tục hàng hóa đơn giản hơn. Đối với hàng hóa có số lượng lớn, giá trị cao và địa điểm nhập khẩu xa thì tốt nhất nên lựa chọn hình thức nhập khẩu chính ngạch. Hình thức vận chuyển chính ngạch cũng sẽ không hạn chế về số lượng, được cung cấp đầy đủ thủ tục xác minh hàng hóa để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy có thể đảm bảo uy tín của đơn vị cũng như tiết kiệm chi phí vận chuyển cho mỗi đợt nhập hàng. Nhiều doanh nghiệp "ngại" nhập khẩu chính ngạch vì thủ tục hải quan phức tạp. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế chính ngạch, các bạn có thể sử dụng thêm dịch vụ khai báo hải quan để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hồ sơ được xử lý nhanh gọn, đầy đủ nhất. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ khai báo hải quan, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco - Đơn vị vận chuyển hàng hóa chính ngạch uy tín để được hỗ trợ cụ thể: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
01-03 2022
Trong vài năm trở lại đây, cửa khẩu Việt - Trung luôn trong tình trạng ùn ứ hàng hóa. Nói đâu xa, tháng 12/2021 đã có trên 5k xe chở hàng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, chờ nhiều ngày nhưng chưa thể thông quan. Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giá trị thiệt hại hàng nông sản lên đến 2.000 tỉ đồng. Tình trạng quá tải ở mọi bến bãi, cửa khẩu cộng với tốc độ thông quan chậm còn ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu khác, đặc biệt là hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Nhất là những đơn hàng phục vụ cho nhu cầu thị trường đợt cuối năm. Chuyển đổi phương thức vận chuyển, tạm biệt với tắc biên Chuyển đổi phương thức vận chuyển + Vận chuyển đường hàng không Nếu chuyển đổi sang phương thức vận chuyển đường hàng không, chi phí sẽ đắt hơn 76% (chưa tính phụ phí dịch bệnh 15%). + Vận chuyển bằng đường biển Đây là hình thức đang được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang làm rất tốt. Phương thức này có thể rút ngắn thời gian vận chuyển, tránh ùn tắc giai đoạn cuối năm đồng thời tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp. + Vận chuyển bằng đường sắt Nếu vận chuyển hàng hóa theo đường sắt sẽ rất thuận lợi. Do hình thức này không liên quan đến người, cả đoàn tàu chỉ có tổ vận hành. Chính sách của T.Quốc là zero Covid nên đây là phương thức vận chuyển thuận lợi nhất. Chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố sản xuất nông sản phối hợp với các Bộ khuyến cáo người dân, doanh nghiệp sản xuất theo nhu cầu thị trường, bảo đảm đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch đối với hàng nông sản. Theo đánh giá, nhiều doanh nghiệp không muốn vấn chuyển hàng hóa bằng đường sắt bởi vì thời gian vận chuyển kéo dài, cần khối lượng vận chuyển lớn và các kho hàng ở xa, khó linh động. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế hỗn loạn, hàng hóa liên tục bị tắc biên như hiện nay thì xuất nhập khẩu bằng đường sắt mang lại lợi ích rất lớn đối với chủ hàng. Bên cạnh đó, thủ tục xuất nhập khẩu cũng đơn giản, giải quyết nhanh chóng nên đây cũng được đánh giá là phương thức vận chuyển an toàn, tiện lợi. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng như các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch bằng đường sắt, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chứng từ chuyên nghiệp tư vấn chi tiết. Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 5599.
Chia sẻ bài viết
28-02 2022
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai gửi tặng cộng đồng Doanh nghiệp File Biểu thuế XNK năm 2022 cập nhật chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 và nội dung hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 521/TCHQ-TXNK ngày 18/02/2022. Khi tra cứu biểu thuế GTGT, ngoài thuế suất tại cột 3 trong File Biểu thuế, các bạn cần xem thêm các cột F (Ghi chú) và cột H (Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP) đã tham chiếu với các Phụ lục I, II, IIIA, IIIB và IV. Xem chi tiết: Biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật ngày 26/2
Chia sẻ bài viết
21-02 2022
Để tiết kiệm thời gian và nhân lực, rất nhiều đơn vị đã lựa chọn hình thức uy thác xuất nhập khẩu. Vậy dịch vụ ủy thác nhập khẩu là gì? Hình thức này đem đến những lợi ích gì cho cá nhân và các doanh nghiệp? Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Ủy thác xuất nhập khẩu là hình thức các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu ủy thác cho một bên thứ ba thay thể để đứng ra thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán và hoàn thành những nghĩa vụ xuất nhập khẩu theo các quy định được ký kết trong hợp đồng và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những đối tượng cần đến ủy thác xuất nhập khẩu Thông thường, các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu bao gồm: + Sản phẩm xuất - nhập khẩu còn khá mới mẻ và doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm thực hiện. + Cá nhân/Doanh nghiệp mới bước vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa nắm rõ được các quy định xuất nhập khẩu hàng hóa và quy trình làm việc với đơn vị hải quan… + Những cá nhân không có đủ tư cách pháp hay chức năng tự mình xuất nhập khẩu hàng hóa. + Doanh nghiệp có chức năng nhập nhập khẩu, những sản phẩm mà công ty muốn nhập nhập khẩu không thuộc trong danh sách hàng hóa được phép nhập khẩu nên cần đến sự trợ giúp của việc nhập nhập khẩu ủy thác. + Doanh nghiệp muốn nhập khẩu nhưng không tin tưởng vào dịch vụ vận tải đầu nước ngoài Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu đem lại rất nhiều lợi ích đối với với các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt là các lợi thế như: - Tiết kiệm thời gian - Tiết kiệm nguồn nhân lực & chi phí của doanh nghiệp - Chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp - Tối ưu chi phí & thời gian vận chuyển hàng hóa Tham khảo: TOP 5 cảng biển lớn của Trung Quốc [Thời gian, giá cước vận chuyển] - Đảm bảo ổn định trong vận hành - Yên tâm về chất lượng và hiệu suất làm việc (đối với những đơn vị ủy tác xuất nhập khẩu uy tín. Với những lợi ích này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tối đa thời gian và nguồn lực. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh hơn. Hạn chế của dịch vụ ủy thác nhập khẩu bạn cần biết Bên cạnh những lợi ích của dịch vụ ủy thác nhập khẩu thì dịch vụ này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà chúng ta cần phải lưu ý: 1. Rủi ro đối với bên thuê ủy thác nhập khẩu - Mất phí dịch vụ ủy thác Do phải thuê thêm một đơn vị thứ 3 đứng ra thực hiện các giao dịch nhập khẩu hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí "thuê dịch vụ". Do đó, đa số các doanh nghiệp chỉ ủy thác những lô đầu, sau đó sẽ chủ động thực hiện các lô hàng tiếp theo để tiết kiệm khoản chi phí này. - Bên ủy thác gặp rủi ro về thông tin Vì phải làm việc thông qua một đơn vị thứ 3 nên đơn vị ủy thác sẽ không chủ động được việc nắm bắt thông tin cụ thể về tình hình lô hàng của mình. Trường hợp bên thứ 3 cố tính không cung cấp thông tin thì bên ủy thác vẫn phải chấp nhận những rủi ro này. Thậm chí, bên ủy thác gặp rủi ro về thông tin. 2. Rủi ro với doanh nghiệp làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác Không chỉ bên ủy tác, các doanh nghiệp làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu cũng có thể gặp phải những những rủi ro trong quá trình làm dịch vụ: Khách hàng chưa hiểu biết về quy trình nhập khẩu nên luôn khó chịu và các khoản chi phí phát sinh đúng với quy trình nhập khẩu vì luôn nghĩ công ty Logistics nghĩ ra để lấy thêm tiền của họ Chưa rõ về thông tin lô hàng nhập, gây khó khăn cho quá trình làm thủ tục hải quan hàng hóa. Đặc biệt là vô tình gặp phải các lô hàng có chèn theo hàng cấm, nếu bị phát hiện thì đơn vị này cũng sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý theo quy định. Chi phí phát sinh nhiều, xin giấy phép thủ tục lằng nhằng, hàng bị giữ khó xử cho cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu đặc biệt với tình trạng nhập hàng phiếu liệu như: sắt, đồng phế liệu thủ tục nhập khẩu rất khó không phải đơn vị nào cũng làm được. Tham khảo: Quy trình và chi phí khai báo hải quan Khi đàm phán doanh nghiệp thương sẽ chủ động khai báo giá trị hàng, làm hàng đóng hàng va giao dịch nên có xu hướng khai thấp hơn trị giá hàng cùng loại nhập khẩu nên phải làm tham vấn khi khai báo hải quan lúc này doanh nghiệp nhập khẩu thuê tất nhiên vẫn phải có trách nhiệm giải trình. Quy trình ủy thác nhập khẩu Quy trình ủy thác xuất nhập khẩu được diễn ra vô cùng đơn giản và ngắn gọn với quy trình 3 bước: Bước 1: Thương lượng và ký hợp đồng ủy thác Khi xác định thuê dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu sẽ gắn liền với các dịch vụ đi kèm như vận chuyển hàng hóa và khai báo hải quan. Do đó, trong quá trình thương lượng và ký hợp đồng cần phải xem xét kỹ lưỡng các hạng mục này. Bước 2: Làm thủ tục thông quan hàng hóa Trên tờ khai hải quan sẽ có một phần khai thông tin người ủy thác xuất nhập khẩu. Việc khai thông tin của người ủy thác xuất nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Để giúp sau này người ủy thác xuất nhập khẩu sau này có thể xuất được hóa đơn bán hàng. Đồng thời cũng là xác định chủ hàng là ai với cơ quan hải quan. Ngoài ra, đơn vị ủy thác còn có thể đứng ra hỗ trợ đóng thuế hàng hóa. Bước 3: Giao hàng và xuất hóa đơn dịch vụ Sau khi thông quan hàng hóa, đối với hàng nhập khẩu thì có thể tiến hành giao hàng theo quý trình bình thường. Giao hàng xong thì sẽ tiến hành xuất hóa đơn trả hàng cho người ủy thác. Và xuất hóa đơn dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Người ủy thác có thể dùng hóa đơn trả hàng và hóa đơn dịch vụ để khai thuế đầu vào. Giá trị của hóa đơn và danh sách hàng xuất trả được cơ quan thuế chấp nhận. Lưu ý về thuế VAT trong ủy thác nhập khẩu Trong quá trình ủy thác nhập khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý về 2 khoản thuế VAT cần phải chi trả bao gồm: Thuế VAT cho chi phí dịch vụ ủy thác và Thuế VAT cho hàng hóa được nhập khẩu. – Thuế VAT cho chi phí dịch vụ ủy thác: 10% là việc ký hợp đồng dịch vụ – Thuế VAT cho hàng hóa được nhập khẩu: đối với hàng hóa được nhập khẩu, Đơn vị nhận ủy thác sẽ căn cứ vào hóa đơn nhập khẩu và tờ khai hải quan,.. để xác định số thuế phải nộp. Đơn vị nhận ủy thác sẽ nộp số thuế này thay cho bên ủy thác, và sẽ được bên ủy thác hoàn trả lại. Bạn nên biết: Các loại hàng hóa, dịch vụ giảm thuế GTGT xuống 8% Trên đây là những thông tin cơ bản về ủy thác trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hoặc nếu các bạn muốn tiết kiệm chi phí và trực tiếp được hỗ trợ trong các khâu vận chuyển hàng hóa và khai báo hải quan xuất - nhập khẩu quốc tế. Hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn để dễ dàng hoàn thành lô hàng ngay từ những lô hàng vận chuyển đầu tiên.
Chia sẻ bài viết
18-02 2022
Tổng cục hải quan vừa ban hành công văn hỏa tốc Số: 521/TCHQ-TXNK về việc thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. Cụ thể: Để đảm bảo thực hiện đúng nội dung Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Việc khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu, đối chiếu với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và mức thuế suất thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT. 2. Chính sách giảm thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo phạm vi hàng hóa quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. Đối với việc khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu được giảm thuế GTGT, yêu cầu thực hiện theo đúng các quy định nêu tại điểm 1 và điểm 2 dẫn trên. 3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng nêu tại Phụ lục I và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là các ngành sản phẩm thuộc phạm vi loại trừ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15. 4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT, đáp ứng tiêu chí nêu tại cột 8 “Tên sản phẩm”, cột 9 “Nội dung” của Phụ lục I và phần A Phụ lục III, cột 3 “Hàng hóa” của Phần B Phụ lục III, hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì áp dụng thuế GTGT 10%. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không được nêu tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT (Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP), thì áp dụng thuế GTGT 8%. 5. Trường hợp hàng hóa tại Phụ lục I và Phụ lục III xác định mã số HS là: a) Chương (02 chữ số), không chi tiết nhóm (04 chữ số), phân nhóm (06 chữ số) hoặc mã số (08 chữ số) thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc chương đó áp dụng thuế GTGT 10%; b) Chương (02 chữ số), có chi tiết đến nhóm (04 chữ số), không chi tiết phân nhóm (06 chữ số) hoặc mã số (08 chữ số) thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%; c) Chương (02 chữ số), có chi tiết đến phân nhóm (06 chữ số), không chỉ tiết mã số (08 chữ số) thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc phân nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%. d) Chương (02 chữ số), có chi tiết đến mã HS 08 chữ số thì chỉ mã hàng 08 chữ số đó áp dụng thuế GTGT 10%. Ví dụ: Trường hợp dòng hàng có tên hàng “Plastic dạng nguyên sinh” (cột 8), mã số HS (cột 10) là 39, có chi tiết mã số HS đến nhóm 04 chữ số, từ nhóm 39,01 đến 39.13 và mã số 3914,00.00 thì toàn bộ các mã hàng 08 chữ số thuộc các nhóm từ 39.01 đến 39,13 và mã số 3914.00.00 áp dụng thuế GTGT 10%, các nhóm 04 chữ số còn lại của Chương 39 áp dụng thuế GTGT 8%.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99