Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU thay đổi ra sao?
Sau hàng loạt những vi phạm về quy định kiểm dịch, an toàn thực phẩm của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, năm 2023, EU đã ban hành hàng loạt các chính sách mới dành cho thực phẩm Việt Nam. Điều này hình thành những thách thức lớn cho ngành thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU và các nước Bắc Âu.
1. EU Kiểm soát chặt hàng hóa nhập khẩu
Ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793
Vừa qua, EU đã chính thức ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, Quy định 2023/174 đã sửa đổi quy định nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như sau: mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%.
Theo đó, điểm mới của Quy định 2023/174 là “đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp. Tuy nhiên, theo quy định mới, 4 sản phẩm của Việt Nam là: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà được EU gỡ bỏ kiểm soát, không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU”.
Tham khảo: Kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
Chương trình kiểm soát và giám sát của EU đối với một số mặt hàng Việt Nam
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cũng thông tin thêm liên quan đến chương trình kiểm soát và giám sát của EU. Cụ thể, trong năm 2022, cả EU và các nước trong khu vực Cộng đồng kinh tế châu Âu, trong đó có Na Uy đang tăng cường các chương trình kiểm tra. EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 ngày 13 tháng 5 năm 2022 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong giai đoạn 2023-2025 để đảm bảo tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Theo đó, Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà… Các sản phẩm này ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu sẽ bị hậu kiểm, lấy ngẫu nhiên hàng tại các siêu thị để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan hữu quan sẽ đến kho hàng nhập khẩu để tiếp tục kiểm tra.
Bạn nên biết: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu
Trường hợp hàng phát hiện vi phạm sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy. Vì vậy, Thương vụ đề nghị Bộ làm việc với Tổng cục Hải quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục tái nhập trong thời gian sớm nhất để hoàn thành các nghĩa vụ với doanh nghiệp bạn, không làm mất uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam
Thỏa thuận xanh châu Âu gây ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp Việt Nam?
Ngoài ra, do ngày càng tăng lo ngại về khủng hoảng khí hậu đã khiến Liên minh châu Âu (EU) thông qua Thỏa thuận xanh châu Âu với tác động vượt ra ngoài lãnh thổ của EU, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất và xuất khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Một số những vấn đề cần lưu ý trong các Chiến lược, kế hoạch được đưa ra là:
Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn:
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu vào năm 2030. Các nhà cung cấp và nông dân sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế hiện đại để thay thế biện pháp kiểm soát dịch hại truyền thống. Nông dân cũng có thể phải điều chỉnh các phương thức canh tác của họ để đáp ứng các quy định mới. Đây chính là lý do EU thường xuyên rà soát việc vượt ngưỡng các chất bị cấm.
Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030:
Nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm không ảnh hưởng đến nạn phá rừng. Việc bán hàng hóa được sản xuất trên đất bị phá rừng và suy thoái sẽ bị cấm. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm cà phê, thịt bò, dầu cọ, đậu nành, cacao và các nhà sản xuất gỗ.
Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn:
Kế hoạch này nhằm mục đích biến các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chuẩn ở EU, thông qua các quy định về quy trình tuần hoàn, thiết kế sản phẩm bền vững, hạn chế lãng phí, tái sử dụng hoặc tái chế tất cả các loại bao bì vào năm 2030. Trước hết, mặt hàng dệt may và da giày sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch này.
Qua đó, bà Thúy cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần nắm bắt các quy định, xu hướng thị trường để điều chỉnh sản xuất và có hướng tiếp cận thị trường mới. Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ nghiên cứu Thỏa thuận xanh châu Âu và tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Bắc Âu.
Trên đây là những thông tin tóm lược Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU trong năm 2023 các doanh nghiệp cần chú ý. Để nhận tư vấn thủ tục, hồ sơ xuất khẩu sang thị trường EU và các nước Bắc Âu hãy liên hệ ngày với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn cụ thể.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn