Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử 2024
Hiện nay, thị trường chính mà nước ta nhập khẩu linh kiện điện tử chủ yếu từ các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Asean. Để nhập khẩu linh kiện điện tử từ các thị trường này, bên nhập khẩu cần thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục và các điều kiện xuất nhập khẩu của các thị trường. Bài viết dưới đây, công ty Lacco sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về quy trình và thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cũng như mã HS Code, thuế nhập khẩu,... đối với mặt hàng tiềm năng này.
1. Cơ sở pháp lý về nhập khẩu linh kiện điện tử
- Khi nhập khẩu linh kiện điện tử, đơn vị nhập khẩu cần tham khảo các văn bản sau:
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
- Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu, ngoài hạn ngạch thuế quan và nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP.
2. Chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử
Đối với mặt hàng linh kiện điện tử mới 100%, người nhập khẩu sẽ áp dụng quy trinh và thủ tục nhập khẩu thông thường. Đối với các sản phẩm điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin, phụ tùng và linh kiện điện tử đã qua sử dụng hiện đang thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu. Nên các đơn vị nhập khẩu cần chú ý.
3. Mã HS code và Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
- Mã HS code của mặt hàng linh kiện điện tử
Nhìn chung mặt hàng linh kiện điện tử vô cùng phong phú với nhiều loại khác nhau và được xác định theo đặc điểm, chức năng của chúng. Cụ thể chi tiết mã HS từng loại linh kiện điện tử, bạn có thể tham khảo chương 84, 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2023.
Dưới đây là mã HS code của một số mặt hàng linh kiện điện tử:
- Đối với bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây: Mã HS code là 85171100.
- Đối với điện thoại cho mạng di động tế bào và mạng không dây khác: Mã HS code là 85171200.
- Đối với thiết bị trạm gốc: Mã HS code là 85176100.
- Đối với thiết bị phát thu sóng vô tuyến dùng cho phiên bản dịch trực tiếp tại hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng. Mã HS code là 85176210.
- Đối với bộ điều khiển và bộ tích ứng gồm cổng cầu nối, cầu nối lẫn bộ định tuyến: Mã HS code là 85176221.
- Đối với thiết bị chuyển mạch điện thoại hoặc điện báo: Mã HS code là 85176230.
- Đối với bộ giải biến hoặc điều biến tính cả loại dùng cáp nối và thẻ cắm: Mã HS code là 85176241.
- Đối với bộ tập trung hoặc bộ dồn kênh: Mã HS code 85176242.
- Đối với thiết bị mạng nội bộ không dây: Mã HS code 85176251.
Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử
Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì thuế suất nhập khẩu một số linh kiện để sản xuất lắp ráp ô tô sẽ giảm về 0%. Quy định này áp dụng với những linh kiện trong nước không sản xuất được.
Khoản 18, Điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 quy định một số mặt hàng nhập khẩu là các vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất phần mềm, nội dung số hay các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn thuế nhập khẩu.
Như vậy có thể thấy thuế suất nhập khẩu đối với các mã HS thuộc nhóm linh kiện điện tử trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghệ thông tin, lĩnh vực nội dung số, phần mềm,… sẽ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, Thuế VAT là 10%. Chi tiết về mức thuế hàng linh kiện điện tử đối với các thị trường, các bạn theo dõi trực tiếp tại: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023
Các loại linh kiện khác thuế nhập khẩu sẽ dao động trong khoảng từ 3% – 25%. Mức thuế nhập khẩu thông thường của một số linh kiện điện tử được quy định bản dưới đây:
Mã hàng | Mô tả hàng hóa | Thuế suất |
8535 | Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000 V. | |
85351000 | Cầu chì | 5 |
85354000 | Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện | 5 |
85359010 | Đầu nối đã lắp ráp (bushing assemblies) và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn | 5 |
85359020 | Công tắc đảo chiều (changeover switches) loại dùng khởi động động cơ điện | 5 |
85359090 | Loại khác | 5 |
8541 | Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED); tinh thể áp điện đã lắp ráp. | |
85411000 | Đi-ốt, trừ điốt cảm quang hay điốt phát quang (LED) | 5 |
85412100 | Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1 W | 5 |
85412900 | Loại khác | 5 |
85413000 | Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang | 5 |
854140 | Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED): | |
85414010 | Điốt phát quang | 5 |
85414021 | Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp | 5 |
85414022 | Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm | 5 |
85415000 | Thiết bị bán dẫn khác | 5 |
85416000 | tinh thể áp điện đã lắp ráp | 5 |
8542 | Mạch điện tử tích hợp. | |
85423100 | Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ thời gian và mạch định giờ, hoặc các mạch khác | 5 |
85423200 | Bộ nhớ | 5 |
85423300 | Mạch khuếch đại | 5 |
85423900 | Loại khác | 5 |
4. Hướng dẫn thủ tục hải quan linh kiện điện tử
Hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị
+ Commercial Invoice còn được gọi là hóa đơn thương mại;
+ Bill of Lading còn được gọi là vận đơn đường biển hoặc chứng từ vận tải khác nếu vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt,…
+ Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói hàng hóa;
+ Sales Contract còn được gọi là hợp đồng thương mại;
+ C/O- giấy chứng nhận nguồn gốc mặt hàng linh kiện điện tử;
+ Catalogue mặt hàng;
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Bước 1: Nhận thông báo và kiểm tra chứng từ
Bước 2: Khai báo tờ khai nhập khẩu điện tử cho hải quan
Đơn vị khai báo hải quan lần đầu sẽ phải mua token, đăng ký ueser code và password để khai báo.
Việc đăng ký khai báo hải quan sẽ thực hiện trên phần mềm của hải quan (EUCS5 VNACCS). Nếu doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu cần phải mua token, đăng ký ueser code và password để khai báo. Sau khi đăng ký xong hệ thống sẽ tự động phân thành 3 luồng:
+ Xanh: mã kiểm tra của tờ khai là số 1 có nghĩa là sẽ được thông quan luôn.
+ Vàng: mã kiểm tra của tờ khai là số 2, có nghĩa là bạn chỉ cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và có thể thuận lợi thông quan.
+ Đỏ: mã kiểm tra của tờ khai là số 3, điều này có nghĩa bạn vừa phải xuất chứng từ để kiểm tra, vừa phải kiểm tra hàng hóa.
Với các trường hợp phân luồng cụ thể, đơn vị làm thủ tục hải quan sẽ phải xuất trình các loại giấy tờ, thủ tục theo quy định.
Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng
Trước khi đi nộp thuế, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại mức thuế phải đóng là bao nhiêu để nhanh chóng nộp đủ cho hải quan để tranh mất thời gian. Khi nhận lệnh giao cần phải đầy đủ:
+ Giấy giới thiệu của công ty nhận hàng được ghi trên thông báo hàng đến.
+ Vận đơn.
+ Thông báo hàng đến.
Lưu ý: Trong một số trường hợp lấy hàng từ container, khi nhận hàng phải xuất trình được một số loại giấy tờ khác như: giấy mượn container, giấy hạ container rỗng, hạn lệnh giao hàng và phải có hóa đơn. Sau đó, làm các thủ tục để nhận hàng theo quy định.
Tham khảo: Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco
Bước 4: Lấy hàng hóa và đưa về kho nội địa
Sau khi bạn đã hoàn thành xong các thủ tục hải quan nhập khẩu thì công việc cuối cùng là nhận hàng và vận chuyển về kho nội địa. Thông thường các chủ đầu tư thuê xe ô tô vận chuyển tùy vào mặt hàng mà lựa chọn loại xe. Chuyển cho chủ xe giấy giao nhận hàng và nhà xe tự lấy hàng chuyển hàng về địa điểm kho của bạn một cách nhanh và an toàn nhất. Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho bạn trong kinh doanh. Đến đây bạn chỉ cần kiểm tra lại hàng về tên mặt hàng và số lượng cũng như chất lượng hàng.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về cơ sở pháp lý, thủ tục và quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử. Nếu bạn lần đầu làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho mặt hàng này có thể áp dụng những quy trình trên. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong quá trình thực hiện, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được hỗ trợ.
Công ty Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế - nội địa, dịch vụ hải quan và xin giấy phép chuyên ngành. Với hệ thống 5 chi nhánh văn phòng đặt tại cảng biển và sân bay, khu công nghiệp và điểm trung tâm, Lacco đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, nhiệt tình và làm hài lòng mỗi khách hàng.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn