Preloader Close
11-04 2023
Từ ngày 9-11/4/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhận lời mời của Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Trung Quốc dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại tỉnh Hải Nam, dự Hội chợ quốc tế hàng tiêu dùng Trung Quốc (Hainan Expo 2023), khai trương Khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ và chủ trì Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Hải Nam). Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đã đem lại những kết quả tốt đẹp và thiết thực cho cả 2 bên. Trong đó hợp tác kinh tế, thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển sâu, rộng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Thực tế, - Trung Quốc liên tục duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm liền; - Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối trong ASEAN và lớn thứ 6 trên thế giới; - Quy mô thương mại giữa 2 nước đang chiếm khoảng 1/4 kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. - Trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hải Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là địa phương có vị trí địa lý rất gần Việt Nam và được Chính phủ Trung Quốc quy hoạch, xây dựng là "Cảng thương mại tự do lớn nhất thế giới" với nhiều chính sách ưu đãi quan trọng. - Theo kế hoạch, đến trước năm 2025, toàn bộ đảo Hải Nam sẽ chính thức trở thành Khu ngoại quan. Các hàng hóa nước ngoài đến Hải Nam đều được hưởng chính sách ưu đãi thuế 0%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,18%; nhập khẩu 117,8 tỷ USD, tăng 6,63%. Cán cân thương mại Việt Nam nhập siêu ở mức 60,1 tỷ USD, tăng 10,18%. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Còn quý I năm nay, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 11,54 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Tham khảo:Thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc chi tiết Hội chợ Hainan Expo 2023 có gì đặc biệt? Hội chợ Hainan Expo 2023 có quy mô 100.000 m2 với trên 2800 doanh nghiệp tham gia trưng bày đến từ 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội chợ Hainan Expo 2023 là một trong 4 Hội chợ lớn cấp quốc gia của Trung Quốc, được tổ chức sớm nhất ngay sau khi Chính phủ Trung Quốc công bố khống chế thành công dịch COVID-19. Hainan Expo 2023 được đánh giá là một trong những nỗ lực của Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền tỉnh Hải Nam nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh, hứa hẹn sẽ góp phần duy trì và củng cố quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Hội chợ Hainan Expo 2023 là một trong số ít Hội chợ lớn cấp quốc gia được tổ chức sớm nhất ngay sau khi Chính phủ Trung Quốc công bố khống chế thành công dịch COVID-19, được đánh giá là một trong những nỗ lực của Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền tỉnh Hải Nam nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh, hứa hẹn sẽ góp phần duy trì và củng cố quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước. Sắp tới đây, Cục xúc tiến thương mại cũng sẽ tổ chức các chương trình hội chợ Việt - Trung nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường và đối tác mới để quảng bá thương hiệu, tìm kiếm những đối tác tiềm năng trong tương lai tại đất nước tỷ dân. Mọi thông tin hỗ trợ về thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa tham gia hội chợ, các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Lacco tự hào là đơn vị thường xuyên được Cục xúc tiến thương mại và Cục kinh tế chỉ định xử lý thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa tham gia các hội chợ quốc tế uy tín, mang chính chiến lược trong các chương trình hợp tác phát triển giữa Việt nam và các quốc gia trên thế giới. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
11-04 2023
Ngày hôm qua, giới kinh doanh được 1 phen điên đảo, sôi sục khi có thông tin về việc ông Trần Quí Thanh và 2 con gái bị bắt vì tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm đến nay hẳn đã gặp biến cố lớn nhất khi thành lập. Con đường "hóa rồng" của tập đoàn gia đình này có gì nổi bật? Ông Trần Quí Thanh là ai? Ông Trần Quí Thanh năm nay 71 tuổi, được giới thiệu là tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM chuyên ngành Kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Sau này, ông nhận bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của Southern California University của Hoa Kỳ. Xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng ông Thanh lại rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty Thực phẩm Trung ương. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc xưởng Cồn Gas và Nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty Thực phẩm miền Nam. Nhắc đến Ông Trần Quí Thanh, ai cũng nhớ đến hình ảnh của ông trên chai nước giải khát Dr.Thanh quen thuộc. Đây cũng là một trong số rất ít doanh nhân tự lấy hình ảnh của mình để làm gương mặt đại diện cho một sản phẩm. Tuy nhiên, ông Thanh lại không hề sở hữu cũng như nắm giữ các chức vụ của Tân Hiệp Phát. Mới đây, ông Trần Quí Thanh đảm nhận chức vụ tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Ngoài ra, còn có ông Riddle David Charles (73 tuổi, quốc tịch Anh) làm phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật và bà Trần Ngọc Bích làm Giám đốc. Doanh nghiệp nghìn tỷ Tân Hiệp Phát kinh doanh gì? Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh được thành lập từ năm 1994, tiền thân là nhà máy bia Bến Thành. Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1, trà Ô long Không Độ Linh Chi, trà Bí đao collagen... Tuy nhiên, phải từ 2009, Tân Hiệp Phát mới là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam khi nước tăng lực Number 1 và trà thảo mộc Dr. Thanh rồi đến trà xanh Không Độ trải rộng trên kệ hàng ở khắp vùng nông thôn Việt Nam. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor International, Tân Hiệp Phát bán được khoảng 510 triệu lít đồ uống vào năm 2019. Ngoài nhà máy sản xuất chính đặt tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Công ty Tân Hiệp Phát góp vốn. Tại thời điểm ngày 9/9/2022, Công ty Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1.706 tỷ đồng với các cổ đông, gồm bà Phạm Thị Nụ nắm 54,49% vốn điều lệ, bà Trần Uyên Phương nắm 29,38% vốn điều lệ, bà Trần Ngọc Bích nắm 16,12% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến ngày 22/9/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng nhưng các tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Thanh không thay đổi. Tân Hiệp Phát được xem là một đế chế trong ngành sản xuất nước giải khát. Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6.000 tỷ đồng. Năm 2019, chỉ riêng nhà máy tại Bình Dương, Tân Hiệp Phát đã ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận lớn nhưng Tân Hiệp Phát lại là công ty gia đình nên gia tộc Trần Quí Thanh được giới kinh doanh khu vực phía Nam mệnh danh là “vua tiền mặt”. Tin tổng hợp.
Chia sẻ bài viết
08-04 2023
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 08/2023/TT-BCT ngày 31/3/2023 sửa đổi quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó có danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu Theo đó, thay thế Phụ lục I - Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BCT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BCT. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau: - Trường hợp chỉ liệt kê mã 2 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc Chương này đều bị cấm nhập khẩu. - Trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều bị cấm nhập khẩu. - Trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều bị cấm nhập khẩu. - Trường hợp liệt kê chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới bị cấm nhập khẩu. - Đối với các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu thì phụ tùng, linh kiện qua sử dụng (nếu có) của những mặt hàng đó cũng cấm nhập khẩu. Một số thay đổi về mô tả hàng hóa Đơn cử như: - Đối với mã hàng 3918: Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này. (Hiện hành tại Phụ lục I Thông tư 12/2018/TT-BCT là tấm ốp tường hoặc ốp trần bằng plastic) - Mã hàng 4420: Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng gỗ; các loại đồ nội thất bằng gỗ không thuộc Chương 94. (So với hiện hành, thay cụm từ "các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc Chương 94" bằng "các loại đồ nội thất bằng gỗ không thuộc Chương 94") Thông tư 08/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/5/2023. Các vấn đề về hàng hóa xuất nhập khẩu và các thủ tục cần thiết để nhập khẩu các loại hàng hóa về Việt Nam, các bạn vui lòng liên hệ về công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên môn hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
01-04 2023
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ doanh nghiệp nhỏ, SMEs đến các doanh nghiệp lớn đều thuê dịch vụ của các forwarder uy tín. Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp này lựa chọn dịch vụ giao nhận vận tải của forwarder và trở thành đối tác lâu dài. 1. Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp Để đưa ra được mức giá tốt nhất cho khách hàng, các forwarder sẽ tận dụng hết khả năng và mối quan hệ để tìm được địa chỉ cung cấp giá tốt nhất. Bên cạnh đó, do nhận và xử lý cho nhiều đơn vị cùng lúc nên mức giá cũng sẽ được tối ưu so với doanh nghiệp tự làm. Bên cạnh đó, các forwarder có thêm dịch vụ gom hàng nên với những hàng nhỏ lẻ, chưa đủ đầy container. Nên hàng sẽ được vận chuyển đi trong thời gian sớm hơn với chi phí thấp nhất. Tham khảo:Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt và cách vận dụng 2. Tối ưu nguồn nhân lực Các đơn vị dịch vụ vận tải forwarder cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics: chứng từ, hải quan, thuế, bộ phận giao tiếp và làm việc với hải quan, vận chuyển,.... Các bộ phận này đòi hỏi nguồn nhân lực khá lớn và phải có chuyên môn nghiệp vụ vững chắc. Để tổ chức được đội ngũ này, doanh nghiệp phải có nguồn lực về tài chính và nhân sự đào tạo cho chuyên môn cao. Trong khi trong công ty forwarder đã có đầy đủ bộ phận này, với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn vững để hỗ trợ các dịch vụ, hỗ trợ khó khăn khi doanh nghiệp cần. 3. Đẩy nhanh năng xuất, hiệu quả công việc Trên thực tế, nhân viên đi làm công ăn lương hầu hết bằng trách nhiệm để nhận lương. Nhưng đối với các công ty forwarder, bên cạnh việc hoàn thành công việc thì việc chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, khi thực hiện công việc luôn cố gắng để đạt được hiệu suất tốt nhất phục vụ khách hàng. 4. Tối thiểu hóa các rủi ro Rủi ro trong quá trình vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm xử lý nhiều lô hàng, gặp nhiều trường hợp nên khả năng ứng biến của forwarder sẽ nhanh nhạy hơn. Nhờ vậy mà giảm thiểu được tối đa những rủi ro cho doanh nghiệp. Bạn nên biết:Danh sách các đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Việt Nam 5. Tiết kiệm thời gian Tìm đến các forwarder còn giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian cũng như công sức vào việc giao nhận vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ không phải quá lo lắng về các thủ tục rắc rối, phức tạp cũng như những rủi ro xảy ra trong quá trình làm hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định chọn forwarder thì cũng nên chọn những forwarder chuyên tuyến và có uy tín trong ngành để đảm bảo lô hàng của mình sẽ đến tay khách suôn sẻ và không phát sinh bất cứ phụ phí nào. Để đạt được tất cả những ưu điểm trên, điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được đơn vị forwarder logistics uy tín, đáng tin cậy. Bạn cũng có thể đến với công ty Lacco - Đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ logistics thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển nội địa và vận tải quốc tế. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics, Lacco được đánh giá là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất trong và ngoài nước. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
31-03 2023
Đèn led là mặt hàng đặc biệt, chịu sự quản lý của nhiều bộ ban ngành. Trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý đến các thủ tục hồ sơ quan trọng: chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN), Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017). 1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED Theo quy định hiện hành, đèn LED thuộc loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Để nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực quy trình nhập khẩu và chuẩn bị thủ tục theo đúng quy định: Kể từ ngày ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm đèn LED (bóng LED có ballast lắp liền, LED tube hai đầu, bộ đèn LED luminaire) sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả yêu cầu về an toàn, nhiễu điện từ EMI và miễn nhiễm điện từ EMS). Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu đèn LED Tùy từng loại đèn sẽ có mã HS khác nhau, dựa theo tính chất và công dụng, thông số kỹ thuật của sản phẩm – Nhóm 85.39 bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn – Nhóm 94.05 bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39. – Thuế Nhập khẩu có CO từ 0- 15% tùy theo quy định về thuế nhập khẩu của từng quốc gia, khu vực kinh tế quy định. – Thuế GTGT VAT: 10% 3. Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới Hồ sơ hải quan: Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E) - Bản sao Bill of lading (Vận đơn) - Bản chính giấy giới thiệu - Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ). Trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì cần xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ bản điện tử hoặc bản gốc. - Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp - Với một số chi cục: doanh nghiệp phải bổ sung thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp. - Nếu được yêu cầu kiểm tra năng lượng trước thông quan thì sẽ phải kèm thêm kết quả kiểm tra chất lượng - Các chứng từ khác (nếu có) Các bước thực hiện Bước 1 – Đăng ký KTCL và kiểm HSNL Bước 2 – Mở tờ khai hải quan Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy cùng với đăng ký dán nhãn năng lượng Bước 4 – Công bố hợp quy Bước 5 – Dán tem hợp quy và nhãn năng lượng trước khi hàng lưu thông ra thị trường. 4. Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đèn Led Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đối với mặt hàng đèn led, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Lưu ý 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN) bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2021. Đầu tiên kiểm xem đèn led mà bạn nhập khẩu có bị dính QCVN 19:2019/BKHCN hay không, các bạn đọc qua thì sẽ thấy hơi rối một chút vì không có quy định cụ thể cho từng dòng hàng, nhưng đừng lo mình có tóm tắt lại một chút cho các bạn dễ hiểu hơn. 1/ Mã HS code 85395000: Các đèn Led có cấu tạo như bóng đèn, VD như đèn Led có balat lắp liền (Bulb) công suất đến 60 W; Đèn Led 2 đầu đuôi G5 và G13, ( đầu G5 và G13 ai ko hiểu thì gọi mình ).Công suất danh định đến 125W. 2/ Mã HS 94051091: Đèn rọi (Spotlight), là loại đèn chiếu điểm, có thể điều chỉnh hướng chiếu, theo phân loại của nhà sản xuất là đèn spotlight. 3/ Mã HS 94052090: Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây sử dụng Led. ==> Nếu bạn nhập khẩu đèn led về có các hs code trên bị dính thì mình chắc chắn là đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy rồi đó. Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị trong 3 năm, sau thời gian đó, doanh nghiệp sẽ phải làm hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại nếu sản phẩm không thay đổi về kết cấu, linh kiện. Lưu ý 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017) Các sản phẩm bị dính dán nhãn năng lượng bắt buộc gồm: - Về Công Suất : nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V và dùng cho mục đích thông dụng ( ví dụ chiếu sáng trong văn phòng, trong nhà ở thì sẽ phải đo hiệu suất năng lượng và dán nhãn, còn nếu như mục đích là dùng chiếu sáng công cộng, đèn đường thì không cần ) chỗ này lưu ý nhé. - Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (self-ballasted LED lamp). - Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13. Đó chỉ vậy thôi, bạn xem thử đèn bạn nhập về dính 2 tiêu chuẩn trên không, nếu dính cái nào thì làm cái đó, còn không dính thì nhập bình thường. Do đó, trước khi nhập đèn Led thì bạn hãy kiểm tra sản phẩm có dính vào 2 tiêu chuẩn trên không. Tùy vào trường hợp để có biện pháp xử lý thích hợp còn nếu không bị dính nhãn năng lượng bắt buộc thì vẫn làm hồ sơ như bình thường. Trong quá trình thực hiện, nếu các bạn gặp phải vấn đề hoặc cần hỗ trợ về thủ tục dán nhãn, hồ sơ hải quan, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu,... hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco đến được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
27-03 2023
Vận chuyển thái lan việt nam có những cách thức nào? phí vận chuyển từ Thái Lan về việt nam là bao nhiêu và thời gian từ thái lan về việt nam mất bao lâu? Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết những nội dung quan trọng khi vận chuyển hàng từ Thái Lan về Việt Nam. 1. Cách vận chuyển hàng từ thái lan về Việt Nam Thái Lan là quốc gia có diện tích biển rất lớn cùng hệ thống đường biển và đường bộ phát triển mạnh mẽ. Do đó, việc vận chuyển Thái Lan - Việt Nam cũng rất dễ dàng, cách vận chuyển hàng từ thái lan về Việt Nam đa dạng: Vận chuyển đường hàng không Cách thức vận chuyển này áp dụng đối với những hàng cần thời gian vận chuyển nhanh, gấp. Khách hàng có thể vận chuyển khối lượng hàng lớn - nhỏ và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên chi phí vận chuyển cũng khá cao nên đây cũng không phải phương thức vận chuyển được ưu lựa chọn. Vậy bay từ thái lan về việt nam mất bao lâu? Thời gian bay, vận chuyển hàng tuyến Thái Lan – Việt Nam đường hàng không sẽ mất khoảng 2-3 ngày. Vận chuyển đường bộ Đối với phương thức vận chuyển đường bộ khách hàng sẽ tiết kiệm được tối đa về phí vận chuyển từ Thái lan về Việt nam với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn quan trọng về vấn đề từ thái lan về việt nam mất bao lâu thì cần chú ý bởi dự tính thời gian dự tính có thể kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Vận chuyển Thái Lan - Việt Nam bằng đường biển Vận chuyển bằng được biển là phương thức vận chuyển phổ biến và tối ưu nhất. Với cách thức vận chuyển này, bạn sẽ tối ưu được chi phí, khối lượng vận chuyển lớn và đa dạng các loại hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cũng đáng phải lưu ý. 2. Các loại hàng hóa được phép vận chuyển Thái lan Việt nam Những mặt hàng thường vận chuyển hàng từ Thái lan về Việt nam gồm: – Hàng hóa thuộc ngành công nghiệp hoá chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan – Các hàng hóa được làm từ chất liệu plastic; cao su và các sản phẩm bằng cao su – Các loại mỹ phẩm, nước hoa, túi xách, ví da, thắt lưng, mũ nón – Thiết bị điện, linh kiện máy móc, linh kiện điện tử – Gỗ và các sản phẩm từ gỗ – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm từ dệt – Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, gốm, sứ, thủy tinh, – Ngọc trai, đá quý, kim loại quý, sản phẩm đồ trang sức, tiền kim loại – Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, đồ cổ. - Hàng nguy hiểm, Hàng chất bột – chất lỏng - Hóa chất dễ cháy nổ, hàng động – thực vật sống, hàng cũ, hàng phế liệu, hàng nước thứ 3,… được pháp luật cho phép. Tham khảo: Vận chuyển hàng dự án Thái Lan - Việt Nam Để nắm thêm chi tiết về các loại hàng hóa vận chuyển Thái lan về Việt nam và các loại thủ tục hàng hóa cần phải chuẩn bị, hãy liên hệ đến hotline: 090623 5599 để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết. 3. Quy trình vận chuyển hàng hóa Thái Lan – Việt Nam Bước 1: Tiếp nhận thông tin và báo giá vận chuyển Khi bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi Thái Lan, bạn hãy tìm đến đơn vị vận chuyển uy tín để trao đổi thông tin và nhận báo giá hợp lý. Bạn có thể liên hệ đến địa chỉ hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ tư vấn, báo giá miễn phí. Bước 2: Tư vấn đóng gói dịch vụ vận chuyển, đóng kiện Sau khi lựa chọn được đối tác vận chuyển và cung cấp các dịch vụ nhập khẩu hàng hóa Thái Lan về Việt Nam thì đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và hàng hóa đưa lên xe. Bước 3: Tiến hành vận chuyển Sau khi hồ sơ thủ tục lấy hàng, đơn vị vận chuyển sẽ trở hàng từ điểm nhận đến điểm giao hàng theo cam kết trong hợp đồng. Khi hàng được vận chuyển đến điểm giao hàng theo đúng quy định thì 2 bên sẽ bàn giao và ký nhận hàng hóa đầy đủ. Bước 4: Chốt công nợ và nhận hàng Khách hàng nhận hàng, kiểm tra hàng hóa xem có vấn đề gì không? Sau đó ký nhận hàng. 4. Chi phí vận chuyển từ Thái lan về Việt nam Cước phí vận chuyển từ Thái lan về Việt nam sẽ căn cứ vào các yếu tố: - Cách vận chuyển hàng từ thái lan về Việt Nam - Cảng đến và cảng nhận hàng - Loại hàng hóa cần vận chuyển - Trọng lượng và kích thước của hàng hóa - Hình thức vận chuyển hàng FCL hay LCL? - Các dịch vụ vận chuyển từ Thái lan về Việt nam (thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, dịch vụ vận chuyển hàng hóa,...). Để nhận bảng giá vận chuyển từ thái lan về việt nam, các bạn vui lòng liên hệ đến Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được tư vấn, báo giá miễn phí. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99