Preloader Close
Khai sai số lượng hàng nhập khẩu là một trong những lỗi khá phổ biến trong khi làm khai báo hải quan. Tùy theo từng trường hợp về số lượng, chủng loại hàng hóa mà hải quan sẽ đưa ra quyết định khai sai số lượng hàng nhập khẩu bị phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành. 1. Cơ sở pháp lý quy định xử phạt lĩnh vực hải quan - Luật hải quan số 54/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014; - Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Thông tư số 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 2. Khai sai số lượng hàng nhập khẩu thực tế bị phạt như thế nào? Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, khi có hành vi khai sai số lượng sản phẩm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này; c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài. 3. Khai sai số lượng hàng nhập khẩu nhằm mục đích trốn thuế sẽ bị phạt như nào? Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, những hành vi vi phạm, khai sai số lượng sản phẩm thực tế nhằm mục đích trốn thuế: - Trường hợp không bị phải chịu trách nhiệm hình sự a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng; b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn. - Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (khoản 1, khoản 5 Điều này lần lượt được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 4. Khai sai số lượng hàng nhập khẩu vận đơn bị xử phạt như thế nào? Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, những trường hợp khai sai số lượng vận đơn, tùy theo các trường hợp sẽ bị xử phạt như sau: + Đối với tổ chức có hành vi khai sai số lượng vận đơn chủ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng + Đối với cá nhân có hành vi khai sai số lượng vận đơn chủ sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP). 5. Khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo bị xử phạt như nào? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, khi cá nhân hay tổ chức vi phạm khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt như sau: + Đối với tổ chức có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. + Đối với cá nhân có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP). Trên đây là những quy định xử phạt khi cá nhân, doanh nghiệp khai sai số lượng hàng nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý, khai đúng, khai chuẩn số lượng khai hóa xuất nhập khẩu và kiểm tra thông tin kỹ lưỡng, chính xác trước khi truyền tờ khai. Phòng tránh những rủi ro và nguy cơ bị hải quan xử phạt nặng khi nhập khẩu hàng hóa. Nếu các bạn còn thắc mắc khai sai số lượng hàng nhập khẩu bị phạt như thế nào? số tiền bị phạt khi khai sai số lượng hàng hóa,... và các quy định khác về quy định xử phạt hải quan, hãy liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan vực bạn làm hàng nhập khẩu hoặc đơn vị thuê khai báo hải quan chuyên nghiệp để được tư vấn chi tiết hơn. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Căn cứ vào sự biến động của thị trường xuất nhập khẩu và chính trị và các tuyến đường thương mại trong năm 2023, Phaata đã đưa ra kịch bản tác động và tiềm năng tàu biển trong năm 2024. 1. Cầu giảm và cung vượt cầu tăng cường cạnh tranh Sự tan vỡ của các liên minh, chẳng hạn như quyết định của Maersk và MSC không gia hạn liên minh 2M của họ, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong ngành. Kết quả là nhu cầu ít hơn và cung vượt cầu có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh tăng cao và lợi nhuận thấp hơn. Ngành công nghiệp này có thể chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần giữa các hãng vận tải, có khả năng đòi hỏi phải có thêm nhiều đợt sáp nhập và mua lại. Vladimir Tagasov, Giám đốc Phân tích tại FESCO, nêu bật những yếu tố độc đáo khiến thị trường vận tải container của Nga khác biệt với phần còn lại của thế giới. 2. Độ tin cậy về lịch trình tuyến container ngày càng tăng Độ tin cậy của lịch trình tuyến container đang được cải thiện, quay trở lại mức trước đại dịch. Mặc dù độ tin cậy về lịch trình toàn cầu giảm nhẹ vào tháng 8 năm 2023 nhưng ngành này vẫn đang trên đà phát triển tích cực. MSC nổi lên là hãng hàng không trong top 14 đáng tin cậy nhất vào tháng 8 năm 2023, tiếp theo là Maersk và Hamburg Süd. Bất chấp những cải tiến, thách thức vẫn tồn tại và ngành vẫn tập trung vào việc đạt được những cải tiến hơn nữa. Josilene Mattos, Giám đốc tài khoản toàn cầu cấp cao tại Hapag-Lloyd AG, nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của việc phát triển các quy định về môi trường đối với độ tin cậy của lịch trình. 3. Số lượng chuyến đi bị hủy sẽ tăng vào năm 2024 Số lượng chuyến trống biến động trong năm 2023 nhưng dự kiến sẽ tăng vào năm 2024 do biến động của thị trường. Mặc dù được tổ chức chặt chẽ hơn năm trước, các chuyến tàu trống vẫn là một chiến lược nhằm ổn định tỷ giá thị trường và quản lý mô hình nhu cầu. Những biến động đáng kể về số lượng chuyến vắng trên các tuyến vận tải chính phản ánh ngành vận tải toàn cầu năng động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện thị trường và sự gián đoạn. Christian Roeloffs, Giám đốc điều hành của Container xChange, nhấn mạnh những thách thức đặt ra do độ tin cậy của dịch vụ vận chuyển và thương mại container mất cân bằng. 4. Sự sẵn có của container để duy trì sự mất cân bằng Những thách thức kinh tế ở Khu vực đồng Euro góp phần làm mất cân bằng thương mại container, ảnh hưởng đến lượng container sẵn có. Chỉ số sẵn có của container cho thấy gánh nặng container cao hơn ở các cảng như Rotterdam. Khi Khu vực đồng Euro phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, khu vực này phải vật lộn với thách thức về lượng container dư thừa khiến chi phí tái định vị vượt quá chi phí tài sản. “Vào năm 2023, thị trường vận tải container của Nga khác biệt đáng kể so với xu hướng toàn cầu. Nó được đặc trưng bởi sự tập trung ngày càng tăng vào quyền tự chủ, mạng lưới dịch vụ tuyến tính mở rộng với các cảng và tuyến đường mới, sự hỗ trợ liên tục của nhà nước đối với các nhà xuất khẩu, sự mất cân bằng thị trường địa phương và giá cước vận tải cao. Vladimir Tagasov, Giám đốc Phân tích, FESCO cho biết, những yếu tố này kết hợp lại khiến thị trường vận tải container của Nga trở nên khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Nguồn: Phaata
Chia sẻ bài viết
Theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại 2005, hàng tạm nhập tái xuất là những hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài hoặc các khu vực kinh tế đặc biệt của Việt Nam theo quy định, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và sau đó làm thủ tục đúng những hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, có các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam được chấp nhận? 1. Các hình thức tạm nhập tái xuất tại Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 hình thức tạm nhập tái xuất gồm: G11/G21: Đây là mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp kinh doanh mặt hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất. G12/G22: Tạm nhập tái xuất thiết bị máy móc phục vụ dự án có thời hạn. Các trường hợp sử dụng hình thức này gồm: Tạm nhập tái xuất để bảo hành hoặc sửa chữa. Doanh nghiệp cho thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thực hiện dự án, thử nghiệm, thi công công trình. Tạm nhập tái xuất máy bay nước ngoài, tàu biển để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam. G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế. Các trường hợp áp dụng hình thức này gồm: Tạm nhập tái xuất thiết bị máy móc do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang; Những hàng hóa tạm nhập miễn thuế gồm: Các mặt hàng tham dự hội chợ, triển lãm; hàng giới thiệu sản phẩm, máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, khám chữa bệnh, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ. 2. Các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam Các mặt hàng cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất Theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây: - Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải; - Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại; - Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Việt Nam Theo quy định hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặt hàng không có tên trong Phụ lục VI. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Các hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất là: Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này; Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó. Mã hàng Mô tả mặt hàng Phụ lục VI. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP. 3. Các chính sách về thuế đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam Thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016, các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất được hoàn thuế gồm: Các hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan đã đóng thuế. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu hàng lại ở Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ sẽ không được hoàn thuế. Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016, nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng nhập khẩu: thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế giá trị gia tăng với máy móc, vật tư tạm nhập tái xuất Theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, quy định các đối tượng chịu thuế bao gồm: - Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; - Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; - Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; - Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; - Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. - Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy móc, vật tư tạm nhập tái xuất Theo quy định điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các đối tượng chịu thuế bao gồm: - Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; - Rượu; - Bia; - Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 Tàu bay, du thuyền; - Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; - Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; - Bài lá; - Vàng mã, hàng mã. Theo quy định của khoản 1 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, hàng tạm nhập tái xuất thuộc trường hợp được hoàn thuế. Trên đây là những thông tin cơ bản về các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam và quy định về thuế suất đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất. Các bạn cần thêm các thông tin chi tiết hoặc hỗ trợ hồ sơ hàng tạm nhập tái xuất, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Đối với những mặt hàng lỗi, kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu..., bên nhập khẩu từ chối nhận hàng thì hàng hóa sẽ buộc phải xuất trả lại. Trong trường hợp này thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng sẽ thực hiện như thế nào? 1. Thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng Khi làm thủ tục tái xuất, hải quan sẽ chia hàng hóa thành 2 loại: Xuất trả hàng khi chưa làm thủ tục hải quan và xuất trả hàng đã làm thủ tục hải quan. Thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng chưa làm thủ tục nhập khẩu Nếu hàng vẫn chưa kịp làm thủ tục nhập khẩu thì chỉ cần thường bên đơn vị vận tải sẽ tiến hành các thủ tục liên quan đến lô hàng để tái xuất. Thủ tục trả hàng, tái xuất được quy định tại điều 14 Quyết định 2575/QĐ-TCHQ ngày 29/08/2014. Hồ sơ gồm: - Công văn từ chối nhận hàng của người nhận hàng (consignee), trong trường hợp consignee từ chối nhận hàng hoặc công văn xin xuất trả hàng của nhà vận tải. - Giấy giới thiệu của công ty làm công văn. Sau khi hải quan nhận được công văn từ chối nhận hàng, chi cục hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng. Nếu thông tin đúng như trên công văn xin xuất trả thì hải quan sẽ ra quyết định tái xuất hàng. Trường hợp hải quan phát hiện sai phạm sẽ xử lý theo đúng quy định. Thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng hàng đã làm thủ tục nhập khẩu Nếu doanh nghiệp muốn tái xuất hàng không đạt chất lượng với mặt hàng đã làm thủ tục nhập khẩu thì phải làm thủ tục theo đúng quy trình được quy định tại điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015. Thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan nhập khẩu gồm: - Tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu lúc trước. - Công văn chấp nhận nhận tại hàng từ phía người gửi hàng (shipper, seller…): bản photo có đóng dấu của đơn vị nhập khẩu. - Công văn xin tái xuất của người nhận (buyer, consignee …): bản gốc. - Chứng thư giám định hàng bị lỗi, không đạt tiêu chuẩn chất lượng của trung tâm giám định độc lập (có thể do người nhập khẩu hoặc người gửi hàng (shipper, seller ..) yêu cầu giám định. (trong trường hợp hàng bị lỗi, sai như đã thỏa thuận) - Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp (trường hợp hàng vi phạm chính sách, quy định của nhà nước). Lưu ý: Khi khai tờ khai tái xuất phải bám sát tờ khai nhập vì còn liên quan đến các vấn đề về hoàn thuế. Thủ tục tái xuất đối với hàng không đạt chất lượng vẫn sẽ vẫn giống như những lô hàng bình thường. Những cán bộ tiếp nhận tờ khai vẫn sẽ là cán bộ tiếp nhận thủ tục nhập khẩu ban đầu; Việc hoàn thuế chỉ được tiến hành khi hàng hóa đã được xuất khỏi Việt Nam. 2. Quy trình làm hàng tái xuất do không đạt yêu cầu kiểm tra nhà nước Đối với những mặt hàng nhập khẩu vào Việt nam và bị hải quan từ chối do không đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị buộc phải tái xuất trả lại. Quy trình tái xuất thực hiện như sau: Bước 1: Sau khi trung tâm kiểm tra và trả có kết quả “không đạt” Nộp cho hải quan. Lúc này sẽ có 2 trường hợp: + Nếu hàng không kiểm hóa thì nộp cho hải quan đăng ký + Hàng kiểm hóa thì nộp cho hải quan kiểm hóa. Bước 2: Hải quan tiến hành lập biên bản và gửi lại hồ sơ. Lúc này doanh nghiệp sẽ đem hồ sơ lên đội tổng hợp để lấy số tiếp nhận và quyết định xử phạt từ hải quan. Bước 3: Doanh nghiệp đóng phạt theo quy định. - Với doanh nghiệp vi phạm lần đầu, nhiều khả năng sẽ không bị đóng phạt. Doanh nghiệp vi phạm lần 2 trở đi (tái phạm) sẽ bị phạt 30 triệu đồng. - Khi đóng phạt, trên giấy nộp tiền không ghi thông tin số tờ khai mà sẽ điền thông tin của quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…ngày…tháng…năm. Số tiền phạt sẽ được thể hiện trên quyết định xử phát được thể hiện trên quyết định xử phạt. Bước 4: Doanh nghiệp mang giấy nộp tiền xuống cho hải quan (đăng ký, hoặc kiểm hóa) để nộp bản photo. Sau khi hải quan chấp nhận thì doanh nghiệp lên khai báo tờ khai tái xuất. Bước 5: Đăng ký tờ khai tái xuất: Tờ khai tái xuất là tờ khai xuất khẩu, sau khi khai báo trên phần mềm xong sẽ nộp cho hải quan đăng ký hàng nhập. Lưu ý: Tờ khai tái xuất chắc chắn 100% là luồng đỏ nên doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần. Bước 6: Chuẩn bị hàng hóa để thực hiện tái xuất và các thủ tục thông quan hàng hóa. Bước 7: Thanh lý vào sổ tàu: Sau khi hoàn thành xong thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần tiến hành thanh lý và vào sổ tàu. Bước 8: Làm thủ tục hoàn thuế đối với những mặt hàng đã đóng thuế. Nếu hàng chưa đóng thuế hoặc đang làm thủ tục thì các bạn có thể bỏ qua bước này. Như vậy là các bạn đã hoàn thành thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng, trả về nước nhập khẩu thành công. 3. Thủ tục hoàn thuế tái xuất hàng không đạt chất lượng Thủ tục hoàn thuế tái xuất hàng không đạt chất lượng sẽ thực hiện theo điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. Căn cứ điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi bổ sung tại điểm 63 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì: “1. Trách nhiệm của người nộp thuế: a) Khai đầy đủ các thông tin đề nghị hoàn thuế theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ...;” Do đó Công ty nộp bộ hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan hải quan có phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn. 4. Đơn vị làm thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng uy tín Để đảm bảo quá trình làm thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ, các bạn nên thuê các đơn vị làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan uy tín, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm xử lý hàng hóa lâu năm. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị phục vụ các dịch vụ logistics Khu công nghiệp, khu chế xuất và đơn vị chỉ định xử lý hàng hội chợ uy tín nhiều năm liền. Với bề dày kinh nghiệm về xử lý hàng tạm nhập tái xuất, Lacco luôn chủ động đưa ra các phương án hỗ trợ doanh nghiệp làm thủ tục và xử lý hồ sơ nhanh chóng, đầy đủ và an toàn. Để đảm bảo hỗ trợ việc xử lý thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất và các dịch vụ tờ khai, xin giấy phép,... nói chung và hỗ trợ dịch vụ tái xuất hàng không đạt chất lượng cho các doanh nghiệp trên toàn quốc, Lacco đã mở các chi nhánh văn phòng tại Hà Nội, Nội Bài, Hải Phòng, Bắc Giang, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn. Nên trong những trường hợp cần thiết, nhân viên của Lacco sẽ chủ động làm việc với các chi cục hải quan tại tỉnh thành mà doanh nghiệp muốn làm hàng tạm nhập tái xuất. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong ngành Logistics và hơn 8 năm chính thức được cấp phép đại lý hải quan, Lacco được các tổ chức và doanh nghiệp trong, ngoài nước đánh giá cao về uy tín cũng như chuyên môn nghiệp vụ chất lượng. Mọi thông tin quý khách cần tư vấn, hỗ trợ về thủ tục tái xuất hàng không đạt chất lượng, các mặt hàng khu công nghiệp, khu chế xuất,... hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Thủ tục tạm nhập tái xuất có gì đặc biệt cho với làm thủ tục hàng xuất - nhập khẩu thông thường? quy trình tạm nhập tái xuất thực hiện như nào? Nếu bạn cần tìm hiểu chi tiết về quy trình tạm nhập tái xuất và các thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, hay theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì? Tạm nhập tái xuất là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở 2 hợp đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng. Để hiểu rõ hơn về tạm nhập tái xuất, các bạn có thể tìm hiểu thêm về các quy định về tạm nhập tái xuất 2. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội. – Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. – Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. – Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. – Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. – Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. – Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan. – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá. 3. Quy trình tạm nhập tái xuất Đối với quy trình tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan cần thực hiện hoàn thiện thông qua 4 bước: - Bước 1: Đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan. - Bước 2: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ và đối chiếu thực tế hàng hoá (nếu có). Nếu hồ sơ đầy đủ và không có vấn đề gì trong quá trình kiểm tra thì cho sẽ cho thông quan hàng hoá. - Bước 3: Đăng ký khai báo hải quan, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất trình thủ tục, hồ sơ hải quan theo yêu cầu. Trong một số trường hợp cơ quan hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hoá. - Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế (nếu cần). Sau khi thông qua kiểm tra thì hàng hóa sẽ được cho thông quan. 4. Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu - Hóa đơn thương mại (trường hợp người mua cần thanh toán cho người bán): 01 ảnh chụp. - Vận tải đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp. + Chứng từ chỉ áp dụng với trường hợp hàng hóa tạm nhập đường bộ qua đường biên giới, người nhập cảnh mang qua theo đường hành lý, hoặc hàng hóa mau bán giữa khu phi thuế quan và nội địa. + Đối với hàng hóa được nhập phục vụ cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí và được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải tàu thương mại) thì cần nộp lại bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn. - Giấy tờ nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: + 01 bản chính nếu nhập khẩu 01 lần. + 01 bản chụp kèm trên Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần. - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành theo quy định của Pháp luật: 01 bản chính. Đối với chứng từ quy định tại điểm d, nếu điểm đ nêu trên áp ứng cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành, người khai báo hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. - Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu. Sau đó gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho hải quan 02 bản chính (trường hợp khai trên giấy). - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính. Doanh nghiệp có thể nộp chứng từ điện tử trong trường hợp: + Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia, thị trường đang áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam. + Hàng hóa thuộc nhóm sản phẩm có thể gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc môi trường và cần được kiểm soát do các tổ chức tại Việt nam hoặc quốc tế thông báo. + Hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia mà Việt Nam thông báo đang trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan. - Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp. - Đối với hàng hóa thuộc loại kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ: + Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất được cung cấp bởi Bộ Công Thương: 01 bản chụp; + Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với các mặt hàng theo quy định và được Bộ Công Thương cấp: 01 bản chính. Thủ tục tạm nhập tái xuất - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu - Giấy phép xuất khẩu (đối với các hàng hóa yêu cầu giấy phép xuất khẩu): + 01 bản chính nếu xuất khẩu 1 lần. + 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần. - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Trường hợp những chứng từ quy định tại điểm b, điểm c quy định khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, nếu áp dụng theo cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan chuyên ngành sẽ gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành, người khai báo hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. 5. Thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục tạm nhập tái xuất là bao lâu? Căn cứ theo theo khoản 1, điều 23 Luật Hải quan, hồ sơ làm thủ tục tạm nhập tái xuất sẽ được tiếp nhận đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan ngay khi người khai nộp hồ sơ và xuất trình đầy đủ thủ tục. Thời gian kiểm và hồ sơ và hàng hóa thức tế: - Hoàn thành việc kiểm tra chậm nhận sau 2 giờ làm việc kể từ khi hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ. - Hoàn thành kiểm tra hàng hóa thực tế: Chậm nhận sau 8 giờ làm việc kể từ khi hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Đối với những mặt hàng đặc biệt, cần phải kiểm tra chất lượng chuyên ngành thì thời gian kiểm tra sẽ bắt đầu thời thời điểm hàng hóa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành. Đối với những lô hàng lớn, có nhiều chủng loại cần phải kiểm tra thì Thủ trưởng cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa. Những thời gian gia hạn không quá 02 ngày. 6. Đơn vị làm thủ tục tạm nhập tái xuất uy tín Bạn đang cần tìm kiếm đơn vị làm thủ tục tạm nhập tái xuất chuyên nghiệp, uy tín? Có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ về thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất dày dặn? Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan, thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất và các mặt hàng khu công nghiệp, khu chế xuất chuyên nghiệp. Để đảm bảo hỗ trợ việc xử lý thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất và các dịch vụ tờ khai, xin giấy phép,... cho các doanh nghiệp trên toàn quốc, Lacco đã mở các chi nhánh văn phòng tại Hà Nội, Nội Bài, Hải Phòng, Bắc Giang, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn. Nên trong những trường hợp cần thiết, nhân viên của Lacco sẽ chủ động làm việc với các chi cục hải quan tại tỉnh thành mà doanh nghiệp muốn làm hàng tạm nhập tái xuất. Bên cạnh đó, Lacco cũng là đơn vị được chỉ định trở thành nhà vận chuyển chính, cùng các doanh nghiệp tham dự các chương trình hội chợ, triển lãm,... tham dự giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ quốc tế: Vietnam Expo, hội chợ Thượng Hải, Côn Ming, Shanghai, hội chợ Trung Quốc - Asean, hội chợ thực phẩm và đồ uống Private Label Show,... và rất nhiều chương trình hội chợ thương mại lớn khác. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong ngành Logistics và hơn 8 năm chính thức được cấp phép đại lý hải quan, Lacco được các tổ chức và doanh nghiệp trong, ngoài nước đánh giá cao về uy tín cũng như chuyên môn nghiệp vụ chất lượng. Mọi thông tin quý khách cần tư vấn, hỗ trợ về thủ tục tạm nhập tái xuất, các mặt hàng khu công nghiệp, khu chế xuất,... hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Tạm nhập tái xuất hiện đang là một trong những phương thức thương mại quan trọng, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu trong nước. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về tạm nhập tái xuất nghiêm khắc về quy trình, thủ tục,.... 1. Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Căn cứ theo Luật Thương mại 2005, khái niệm về tạm nhập tái xuất được quy định tại điều 29 chi tiết như sau: - Hàng hóa tạm nhập, tái xuất bao gồm những mặt hàng được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam. Hàng hóa được làm thủ tục xuất và nhập khẩu theo quy định. - Hàng hóa tạm xuất, tái nhập gồm những mặt hàng được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. 2. Các loại hình tạm nhập tái xuất Căn cứ theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 loại hình tạm nhập tái xuất gồm: - Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh - Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn - Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài - Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại - Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác Hoạt động tạm nhập tái xuất đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mở rộng thị trường quốc tế. Giảm thiểu đáng kể những rủi ro thị trường như sự thay đổi của các quy định về xuất khẩu hoặc nhập khẩu của các nước. Đóng góp tích cực vào hoạt động kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình làm hàng tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về hàng tạm xuất tái nhập và thực hiện đúng quy trình và thủ tục. 3. Các quy định về tạm nhập tái xuất - Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác Tại Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định về Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác như sau: + Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. + Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập. - Thời gian hàng tạm nhập tái xuất được phép lưu tại Việt nam Quy định tạm nhập tái xuất về thời gian hàng lưu giữ tại Việt Nam nằm tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về Kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau: "Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất." Theo đó: - Đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất về Việt Nam sẽ chỉ được lưu giữ trong thời gian 60 ngày. - Đối với các thiết bị máy móc tạm nhập vào Việt nam theo diện mượn, cho thuê hoặc cần sử dụng với mục đích khác theo hợp đồng với công ty đối tác, công ty mẹ thì doanh nghiệp thời gian hàng lưu giữ tại Việt nam sẽ căn cứ theo hợp đồng thỏa thuận của hai bên. Như vậy, không có quy định về thời gian hạn chế đối với hàng tạm xuất tái nhập mà tùy vào từng trường hợp, mục đích sử dụng hàng hóa. Như vậy, căn cứ theo mục đích tạm nhập mà doanh nghiệp sẽ làm thủ tục và thời gian làm hồ sơ tái xuất thích hợp. 4. Các quy định về hàng tạm nhập tái xuất khác Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Hàng hóa có thể chia thành nhiều lô hàng tái xuất, nhưng mỗi lần làm tái xuất thì bắt buộc phải tái xuất hết số lượng hàng hóa khai trên 1 tờ khai; Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được phép nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng; Khi làm thủ tục tái xuất hàng hóa, doanh nghiệp phải xuất trình thêm 1 bản sao tờ khai hàng tạm nhập kèm theo những chứng từ hàng hóa xuất khẩu như những hàng hóa thông thường khác. Đối với trường hợp hàng hóa được làm thủ tục tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng,Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định; Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất. Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định. Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công Thương. 5. Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không? Quy định về tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không? Đối với những mặt hàng xuất - nhập khẩu sẽ áp dụng 2 loại hóa đơn gồm: hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng. Trong khi đó, hàng tạm nhập tái xuất không phải xuất hóa đơn. Quy định về hàng tạm xuất tái nhập có phải nộp thuế không? Quy định về hàng tạm xuất tái nhập được quy định tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Theo đó hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn thuế gồm: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được sử dụng vào mục đích làm hàng tham dự hội chợ, triển lãm, ra mắt giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; Tại khoản 20 điều 5 luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 cũng có quy định về những mặt hàng chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau nằm trong nhóm đối tượng không chịu thuế. Như vậy, đối với những hàng hóa tạm nhập tái xuất không nằm trong danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Trên đây là những quy định về hàng tạm xuất tái nhập cơ bản mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi làm hàng tạm nhập tái xuất. Nếu trong quá trình làm hàng, các bạn cần hỗ trợ về thủ tục tạm nhập tái xuất và các vấn đề khác liên quan, hãy liên hệ ngay cơ quan chuyên trách hoặc công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Lacco tư vấn, hỗ trợ trực tiếp. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99