Preloader Close
Có thể nói, quốc gia nào có hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế càng phát triển thì đó là đất nước có tiềm năng kinh tế càng lớn. Trong những năm gần đây, vận chuyển hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đang có những chiều hướng phát triển vượt bậc. Tiêu biểu những công ty làm góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành vận tải quốc tế trong nước phải nhắc đến như: 1. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco 2. Công ty gửi hàng hoá quốc tế đảm bảo tại Việt Nam DHL 3. Công ty gửi hàng hoá quốc tế đảm bảo tại Việt Nam FedEx 4. Công ty vận chuyển EMS 5. Công ty gửi hàng hoá quốc tế đảm bảo tại Việt Nam UPS I. TOP 5 đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín tại Việt Nam Sau đây là thông tin giới thiệu chi tiết về TOP 5 đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín tại Việt Nam để các bạn tham khảo, tìm hiểu: 1. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco Công ty Giao nhận vận tải quốc tế Lacco được thành lập năm 2005. Chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế - nội địa bằng đường biển, đường hàng không, được bộ,... và dịch vụ khai báo hải quan, thủ tục hải quan, xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành ( C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…). Tham khảo:Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Nhằm hướng đến mục tiêu hỗ trợ tối đa nhu cầu về vận chuyển hàng quốc tế, Công ty Lacco đã liên kết với các đơn vị uy tín như: DHL, Fedex,... về dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, để dễ dàng xử lý hàng hóa, thủ tục cho khách hàng khi cần thiết, Lacco đã mở rộng văn phòng đại diện tại các trung tâm KCN, cảng biển và hàng không lớn trên cả nước như: Hà Nội, Nội Bài, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Giang Các tuyến đường vận chuyển chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia,Lào, Campuchia, Mỹ, Châu âu…. và các tuyến vận chuyển khác trên thế giới. Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/ Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà công ty 29, ngõ 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. 2. Công ty gửi hàng hoá quốc tế đảm bảo tại Việt Nam DHL DHL là công ty Deutsche Post chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế và mở chi nhánh văn phòng tại trên 220 quốc gia trên thế giới. Công ty được thành lập năm 1969 bởi 3 nhà sáng lập Adrian Dalsey, Larry Hillblom, và Robert Lynn và chữ cái đầu của 3 nhà sáng lập này chính là tên viết tắt của công ty DHL. Hiện tại, công ty đã có khoảng trên 285.000 nhân viên trên toàn thế giới và góp phần quan trọng vào chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới. Với mạng lưới phân phối rộng khắp tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ và hơn 325.000 nhân viên trên toàn cầu đã khiến công ty này trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới. Hệ thống đơn vị kinh doanh của DHL gồm: DHL Express, DHL Freight, DHL Parcel, DHL eCommerce… Hiện nay, DHL đang sử dụng các hình thức vận chuyển đường hàng không, đường sắt,... kết hợp các dịch vụ logistics khác như đóng gói, sửa chữa hàng hóa theo yêu cầu,... 3. Công ty gửi hàng hóa quốc tế FedEx và TNT Việt Nam FedEx là công ty vận chuyển hàng quốc tế của Mỹ ra đời vào năm 1971 với hệ thống kho vận và đội ngũ vận hành trên 220 quốc gia. TNT là hãng chuyển phát nhanh của Hà Lan, đi vào hoạt động từ năm 1946. Ngày 25/5/2016 TNT đã chính thức sáp nhập vào công ty FedEx và đưa FedEx trở thành công ty chuyển phát nhanh quốc tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau DHL. Thông tin liên hệ: Địa chỉ trụ sở: 39B đường Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Tổng đài: 1800 1589 Hotline: 1800 1589 / +84 28 38486820. Website: https://www.fedex.com 4. Công ty vận chuyển EMS Đây là Tổng công ty CPN Bưu điện, một công ty nhà nước được thành lập vào năm 2005. EMS là Express Mail Service, đây là dịch vụ mà hầu như quốc gia nào cũng có, gắn liền với Bưu chính, hoạt động trong khuôn khổ liên minh Bưu chính (UPU) và hiệp hội EMS thế giới Tại Việt Nam, dựa vào hệ thống VietNam Post, EMS có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước từ thành thị đến nông thôn. Trên thế giới thì EMS có mặt tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thường khi nói đến EMS, ai cũng nghĩ đến dịch vụ gửi thư tín. Tuy nhiên dịch vụ của EMS gửi được tất cả các loại hàng hóa và gồm: - Chuyển phát nhanh trong nước - Vận chuyển hàng hóa quốc tế và dịch vụ cộng thêm quốc tế - Các dịch vụ liên quan thương mại điện tử - Dịch vụ logistics Do gắn với các bưu cục nên độ phủ của EMS rất sâu và rộng. Khách hàng ở tận những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao đều tiếp cận được. EMS là rất đảm bảo và chắc chắn vì có sự đảm bảo từ Bưu Chính Việt Nam. Chi phí gửi của EMS cũng khá kinh tế và hợp lý Nhược điểm của EMS đó là thời gian vận chuyển tương đối lâu hơn do không tính ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ tết hay không làm ngoài giờ hành chính. Vì vậy, nếu hàng hóa không cần gấp thì Quý Khách có thể xem xét gửi qua EMS Thông tin liên hệ: Hotline: 1900545433 Mail: cskh@ems.com.vn Website: https://www.ems.com.vn/ 5. Công ty gửi hàng hoá quốc tế đảm bảo tại Việt Nam UPS Được thành lập năm 1907, UPS cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu thế giới. Xuất hiện lần đầu tại Hoa Kỳ, hiện nay, UPS đã phát triển thành một tập đoàn quy mô lớn, tập trung tăng cường toàn cầu hóa thương mại. Công ty áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn tài nguyên trên toàn cầu với mạng lưới tích hợp tài sản vật chất và nhân lực hàng đầu, đem đến dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế chất lượng cao. UPS là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất và lâu đời nhất, thành lập năm 1907. UPS luôn sử dụng công nghệ tiên tiến với mạng lưới các công nghệ, vật chất và nhân lực trên khắp thế giới. UPS cung cấp dịch vụ cạnh tranh và chất lượng giúp khách hàng nhanh chóng hoàn thành công việc của mình. Hiện nay, Ups cũng được đánh giá là công ty chuyển phát nhanh quốc tế lớn mạnh. Ngoài ra, đây cũng là nhà cung cấp mạnh mẽ và hàng đầu thế giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển và kho vận chuyên nghiệp. Được mệnh danh là công ty vận chuyển xứng tầm với các công ty trên toàn thế giới. Hàng ngày, Ups phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều lưu lượng hàng hóa. Các thông tin nhận về đến từ hơn 200 vùng lãnh thổ và quốc gia trên toàn cầu. Đặc biệt, Ups đã áp dụng rất nhiều công nghiệp và kỹ thuật vận chuyển tiên tiến. Sau đó, họ còn được tiếp cận với nhiều nguồn tài nguyên với phạm vi toàn cầu. Ups sử dụng mạng lưới công nghệ và tích hợp tài sản vật chất hàng đầu thế giới. Thông tin liên hệ UPS : Website: https://www.ups.com/ II. Vai trò quan trọng của hoạt động gửi hàng hóa quốc tế Bên cạnh sự phát triển của thương mại hóa quốc tế thì nhu cầu chuyển gửi hàng hóa từ Việt Nam cho người thân tại nước ngoài cũng ngày càng tăng cao. Theo một số liệu thống kê, số lượng người Việt Nam định cư và du học tại nước ngoài ngày càng tăng, nhất là tại một số quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc… Từ đó, nhu cầu gửi giấy tờ, hồ sơ, nhu yếu phẩm hay bưu kiện… ngày càng tăng nhanh. Những mặt hàng được vận chuyển cũng rất đa dạng, từ giấy tờ, chứng từ, hồ sơ đến đồ trang sức, đồ gốm sứ mỹ nghệ hay đồ gia dụng, thủy tinh, các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao hay quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… hay những loại hàng hóa khó vận chuyển như thực phẩm, chất lỏng và những mặt hàng có trọng lượng lớn… Nhu cầu gửi hàng đi nước ngoài hiện nay tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, để tìm được một thương hiệu đảm bảo chất lượng giúp bạn có thể an tâm gửi hàng hóa đi nước ngoài nhanh chóng là một điều không dễ dàng. Do đó, nếu các bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng chính ngạch,... phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế - nội địa bằng đường biển, đường hàng không, và vận chuyển đường bộ,...với các dịch vụ khai báo hải quan, xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành.... Phục vụ:- Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa khu công nghiệp- Vận chuyển hàng Nông - Lâm - Thủy hải sản phục vụ hợp tác xã, doanh nghiệp,...- Doanh nghiệp, cá nhận có nhu cầu xuất - nhập khẩu hàng hóa quốc tế, hoặc vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.... Hãy liên hệ ngày cho công ty Lacco để được đội ngũ chuyên gia cùng chuyên viên xử lý hải quan, vận tải quốc tế và nội địa hỗ trợ thông tin, kiến thức cần thiết và các các dịch vụ cần thiết đối với từng loại hàng hóa cụ thể của quý khách hàng. Lacco hiện tại đang mở chi nhanh văn phòng tại nhiều tỉnh thành và tập trung tại các khu vực khu công nghiệp và các cảng biển, cảng bay lớn của cả nước để thuận tiện cho việc hỗ trợ khách hàng. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Văn phòng SPS Việt Nam đã cùng các ngành chức năng làm việc với EU cam kết sẽ thúc đẩy kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm với mì ăn liền, đáp ứng quy định của EU. Từ tháng 1/2022 đến ngày 22/7/2022, Hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đã phát đi 2.531 cảnh báo các sản phẩm của các quốc gia vi phạm quy định, trong số đó, Việt Nam có 50 cảnh báo vi phạm quy định của EU. Các cảnh báo này được gửi đến Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam). Văn phòng SPS Việt Nam là đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện chức năng là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề SPS. Văn phòng có nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi nhận được các cảnh báo này, đơn vị nhận thấy cần có thông tin rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng là dịp để doanh nghiệp phải rà soát lại quy trình sản xuất một cách kỹ lưỡng nếu vẫn muốn tiếp tục xuất khẩu sang EU. Điều các doanh nghiệp cần chú trọng nhất đó là mức athylene oxide có trong các sản phẩm mì ăn liền hiện nay. Thực tế, mỗi quốc gia quy định ngưỡng tối đa cho phép với athylene oxide khác nhau, Mỹ, Canada quy định tối đa là 7 mg/kg, trong khi Hàn Quốc quy định khác, chỉ riêng EU quy định chỉ tiêu này rất thấp. Do vậy, các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý giám sát chặt quy trình sản xuất. Hiện, EU có hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hệ thống này cập nhật thường xuyên các vi phạm về an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của tất cả các quốc gia khi nhập khẩu vào EU. Theo thông báo của Malta thì sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia đã bị cảnh báo vì mối nguy mì từ gạo biến đổi gene trái phép. Biện pháp thực hiện là giám sát và thu hồi sản phẩm. Trong khi đó, sản phẩm mì ăn liền của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) cũng bị Ba Lan trả lại hàng. Sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu đã bị Cộng hòa Liên bang Đức cảnh báo vì mối nguy chứa chất ethylene oxide mức 0,036 ± 0,018 mg/kg, 0,024 ± 0,012 mg/kg, 0,021 ± 0,011 mg/kg. Ông Ngô Xuân Nam thông tin chi tiết hơn: Đối với sản phẩm mì ăn liền, hiện EU đang áp tần suất kiểm tra sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam ở thị trường EU là 20%. Vừa qua, tại Thụy Sĩ, Văn phòng SPS Việt Nam đã cùng các ngành chức năng làm việc với EU cam kết sẽ thúc đẩy kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm với mì ăn liền, đáp ứng quy định của EU. Trong thời gian tới, EU sẽ xem xét giảm tần suất kiểm tra xuất khẩu vào EU vì theo quy định 6 tháng EU sẽ họp một lần để xem xét mức độ vi phạm của các quốc gia để đưa ra biện pháp tăng hoặc giảm kiểm tra. Ông Nam nhấn mạnh: "Với những hoạt động này, việc một số doanh nghiệp vi phạm quy định vào thị trường EU sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của các cơ quan trong việc thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU một cách thuận lợi nhất". Văn phòng SPS Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo với các doanh nghiệp để tránh bị những cảnh báo như trên, ảnh hưởng đến nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU một cách thuận lợi của các ngành chức năng, những doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền vào EU phải đặc biệt lưu ý kiểm soát tốt chỉ tiêu athylene oxide, vì ngưỡng quy định của EU rất thấp, do vậy, phải giám sát chặt từ nguyên liệu đầu vào để đáp ứng yêu cầu của EU. Nguồn: https://baochinhphu.vn/ Nếu các bạn cần nắm thêm các thông tin chi tiết về thủ tục hải quan, yêu cầu, quy định về xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, EU và các thị trường quốc tế khác, hay liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp của Lacco hỗ trợ chi tiết.
Chia sẻ bài viết
Tại các khu công nghiệp và khu chế xuất, hàng hóa nhu cầu vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn là rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình làm hàng và vận chuyển, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ về những yêu cầu về khối lượng và số lượng hàng hóa khi vận chuyển. Do đó thường gặp phải các vấn đề không mong muốn trong quá trình làm việc với các đơn vị vận chuyển khi giao nhận. Vậy khi vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn chúng ta cần chú ý những vấn đề gì? Vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn và các loại hàng hóa khác có gì khác biệt? I. Quy định về vận chuyển hàng quá tải, hàng có khối lượng lớn Quy định về khối lượng, số lượng thực chất cũng không có điều gì khác biệt quá lớn so với các loại hàng hóa thường. Tuy nhiên, mỗi đơn vị vận chuyển thường có những chính sách giao nhận hàng hóa khác nhau. Căn cứ vào chính sách này, đơn hàng sẽ được vận chuyển hàng quá tải, cồng kềnh,... các loại hàng có khối lượng lớn theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, khi làm việc với các đơn vị vận tải, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về chính sách cũng như yêu cầu của đơn vị giao nhận đó để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Tham khảo:Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu công nghiệp uy tín II. Cách tính trọng lượng hàng hóa khi thực hiện vận chuyển Bên cạnh vấn đề về các yêu cầu, điều kiện vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn thì doanh nghiệp cần xác định được trọng lượng vận chuyển chính xác. Vì trọng lượng vận chuyển sẽ liên quan rất lớn đến việc chi phí vận chuyển. Thông thường, những đơn hàng có trọng lượng thực lớn hơn trọng lượng thể tích thì không phải tính trọng lượng quy đổi. Trường hợp, nếu đơn hàng đó có thể tích lớn hơn trọng lượng thực thì phải áp dụng công thức tính trọng lượng quy đổi để tính phí vận chuyển. Cách tính cước phí vận chuyển theo khối lượng hàng hóa theo từng hình thức vận chuyển hàng hóa. Cụ thể: 1. Vận chuyển đường hàng không: + Công thức tính khối lượng hàng hóa khi sử dụng hình thức vận tải đường hàng không các tuyến vận chuyển quốc tế - nội địa: Vận chuyển nội địa: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/6000 Vận chuyển quốc tế: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/5000 Trong đó: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là các đơn vị thể tích đo trên hàng hóa, các số 6000, 5000 là số cố định được quy ước theo quy chuẩn của ngành. 2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ: + Công thức tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển đường bộ: Vận chuyển nội địa: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/3000 Vận chuyển quốc tế: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/5000 + Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là đơn vị thể tích đo được của hàng hóa và các số 3000, 5000 là các số cố định theo quy ước của ngành.. Ngoài ra đối với hàng hóa cồng kềnh, cách tính khối lượng hàng cồng kềnh sẽ được thực hiện theo công thức: Chiều dài x chiều rộng x Chiều cao/5000. III. Cách tính giá cước vận chuyển đối với hàng có khối lượng lớn Hàng hóa có khối lượng lớn và hàng hóa cồng kềnh là 2 loại 2 hóa khác nhau, cách tính giá cược cũng sẽ có sự khác biệt. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý để thỏa thuận về giá cước được chính xác hơn. Cụ thể: 1. Giá cước vận chuyển đối với hàng cồng kềnh, hàng có khối lượng lớn Giá cước vận chuyển hàng cồng kềnh, quá tải = Trọng lượng quy đổi của hàng hóa (Đơn vị tính: kg) x Đơn giá Trong đó: Trọng lượng quy đổi của hàng hóa = (Dài x Rộng x Cao)/Mẫu số tương ứng với từng loại dịch vụ (ĐVT: kg) Tùy theo các dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ đưa ra mẫu số tương ứng đối với loại hàng hóa đó. 2. Cách tính cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng Những hàng hóa siêu trường, siêu trọng thì thường sẽ có trọng lượng hơn 1 tấn. Cách tính loại hàng hóa này sẽ tương tự như hàng hóa cồng kềnh: - Cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng = Trọng lượng quy đổi (Đơn vị kg) x Đơn giá Đối với hàng container, cách tính phí vận chuyển sẽ được tính gồm loại container, phí bến cảng,…. nên giá có sự khác nhau. Cụ thể: - Cước tính chung cho mọi mặt hàng sẽ bao gồm cả chi phí trong quãng đường vận chuyển, sau đó chia đều cho mỗi container. - Cước tính cho loại mặt hàng sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng container trung bình đối với loại hàng đó. - Cước tính cho hàng nhỏ lẻ thì như đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ thông thường. Bên cạnh chi phí vận chuyển thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến một số khoản phụ phí khác. Để nắm rõ chi tiết về chi phí và các thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa trọng lượng lớn: Hàng dự án, hàng cồng kềnh, hàng quá trường - quá tải,... các bạn có thể liên hệ đến địa chỉ hotline hỗ trợ 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn được các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp của Công ty Lacco - Đơn vị giao nhận vận tải quốc tế với 14 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics hỗ trợ quý khách hàng nhiệt tình và chuyên nghiệp nhất.
Chia sẻ bài viết
Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco nhận vận chuyển hàng hóa tại các Khu công nghiệp trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Với ưu thế là đơn vị nhiều năm hoạt động trong ngành vận tải trong nước và quốc tế. Đồng thời, chúng tôi cũng có các chi nhánh văn phòng phân bố tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là những khu vực bến cảng, sân bay,... tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa. I. Nhu cầu vận chuyển tại Khu công nghiệp Hiện nay, Việt Nam đang được nhận được nguồn đầu tư FDI ngày càng lớn. Cùng với đó là các hiệp định thương mại quốc tế cũng được ký kết tạo điều lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam tặng trưởng. Để đảm bảo hoạt động xuất - nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng theo đúng yêu cầu của hải quan quốc tế. Đòi hỏi các đơn vị vận tải, Forwarder phải có kinh nghiệm và nắm vững được các yêu cầu theo quy định. Nhận thấy, nhu cầu vận chuyển tại các KCN Bắc Thăng Long, KCN Quang Minh, KCN Nội Bài, KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, Các KCN Bắc Ninh, Bắc Giang,... và các khu công nghiệp, khu chế xuất khác trên toàn quốcCông ty CP Giao nhận vận tải Quốc tế Lacco cung cấp các dịch vụ logistics với đa dạng các phương thức vận chuyển và dịch vụ khai báo hải quan, xử lý chứng từ,... có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa các Khu Công Nghiệp xuất nhập khẩu, khu chế xuất nội địa và quốc tế. II. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong khu công nghiệp của Lacco Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trong Logistics, công ty Lacco sẵn sàng phục vụ các dịch vụ vận chuyển và khai báo hải quan các loại hàng hóa bao gồm: + Hàng quá khổ, quá tải + Vận chuyển hàng cồng kềnh + Các loại hàng lẻ, hàng nguyên container,... + Hàng phục vụ hội chợ, triển lãm + Hàng dự án Và các dịch vụ kho bãi theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các khu công nghiệp. Công ty Lacco cũng chủ động các phương án vận chuyển bằng mọi phương thức vận chuyển khác nhau: + Vận chuyển đường bộ: Bằng xe tải, container, ghép xe,... theo nhu cầu về thời gian, hàng hóa và loại xe vận chuyển của khách hàng. + Vận chuyển đường biển: Hình thức vận chuyển phổ biến nhất hiện này với các tuyến đường vận chuyển nội địa và quốc tế. + Vận chuyển đường hàng không: Nhằm tối ưu thời gian vận chuyển + Vận chuyển đường sắt. Do có thể chủ động các hình thức vận chuyển, do đó trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi có thể linh hoạt kết đa dạng phương thức vận chuyển phụ vụ các "thượng đế". Với khả năng vận chuyển mọi loại hàng hóa: may mặc, hàng điện tử, hàng mỹ phẩm, hàng linh kiện ô tô, xe máy, các loại hàng máy móc, thiết bị có khối lượng lớn vv… (Các loại mặt hàng được pháp luật cho phép). Cùngđội ngũ cán bộ, nhân viên điều hành và đội ngũ lái xe nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng sự hài lòng với dịch vụ nhanh chóng và tin cậy. Đồng thời sẽ tiếp tục khẳng định, phát triển để cung cấp những dịch vụ tốt nhất và sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng. III. Quy trình xử lý, vận chuyển hàng hóa tại các khu công nghiệp Nhận hàng từ khách hàng: Kiểm đếm thùng hàng, viết biên bản giao nhận, kiểm tra chứng từ hàng hóa - Lưu hành hàng hóa trên đường - Giao hàng tới khách hàng: + Giao đầy đủ hàng hóa -> Chứng từ (nếu có) -> ký xác nhận POD (Đối với khách TTS) + Giao đầy đủ hàng hóa -> Chứng từ ( nếu có) -> ký xác nhận POD -> Thu tiền hàng, cước của khách (Đối với khách ủy thác thu tiền hàng). Tham khảo thêm:Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco Khách hàng sử dụng các dịch vụ logistics tại công ty Lacco, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm với những giá trị dịch vụ do chúng tôi cung cấp: – Giải pháp giao nhận hàng hóa linh hoạt – Giải pháp chi phí tối ưu cho từng kiện, lô hàng cụ thể – Qui trình xử lý đơn hàng được đơn giản hóa và hoàn toàn có thể hỗ trợ thực hiện từ xa. – Gửi thông báo thông qua tin nhắn/Email khi Nhận và Giao hàng – Bảo đảm an toàn vận hành cao trong suốt quá trình vận chuyển – Dịch vụ giao nhận 24h/7 – Phương thức nhận hàng đa dạng: thùng carton, kiện hoặc nguyên pallet – Đảm bảo hàng hóa được bảo quản an toàn, tránh thất thoát – Biểu phí linh hoạt cho các lô hàng khẩn và hàng bình thường. Ngoài những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ về dịch vụ vận chuyển hàng hóa khu công nghiệp mà Lacco vừa chia sẻ. Quý khách có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ nhanh với chúng tôi theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ nhanh và chi tiết về chi phí vận chuyển, quy trình vận chuyển,....
Chia sẻ bài viết
Bài viết trước, Lacco đã chia sẻ với các bạn chi tiết về những căn cứ pháp lý Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất và mức thuế suất hàng hóa. Trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, các doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp trong khu chế xuất cần phải chuẩn bị những gì? có những bên liên quan nào và phải chịu những trách nhiệm gì? Tất cả sẽ được Công ty Lacco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa khi làm thủ tục hải quan cần thực hiện theo trình tự các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ Hồ sơ hải quan. Các thủ tục bao gồm: - 04 bản chính Tờ khai xuất – nhập khẩu tại chỗ: Chuẩn bị theo mẫu tờ khai quy định tại Phụ lục IV có hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành. - 01 bản sao hợp đồng thuê, mượn - Thủ tục các bên cần trình hải quan: + Bên xuất khẩu: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công hàng hóa chỉ định giao hàng tại Việt Nam + Bên nhập khẩu: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công hàng hóa được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam. - 01 bản sao Hoá đơn GTGT do doanh nghiệp xuất khẩu lập - Một số loại giấy tờ khác (trừ vận đơn B/L) theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tham khảo:Dịch vụ khai báo hải quan là gì? Báo giá dịch vụ II. Trách nhiệm của một số bên liên quan 1. Trách nhiệm chuẩn bị thủ tục của doanh nghiệp xuất khẩu Bên cạnh những thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải có trách nhiệm chuẩn bị một số thủ tục hải quan bao gồm: – 4 tờ khai: khai đầy đủ các thông tin, tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Có ký tên, đóng dấu đầy đủ. – 04 tờ khai hải quan, hàng hóa cùng hoá đơn GTGT (liên giao cho bên mua, trên hoá đơn ghi rõ, đầy đủ tên doanh nghiệp nhập khẩu và tên thương nhân nước ngoài) cho đơn vị nhập khẩu. Xem chi tiết: Thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất 2. Trách nhiệm xử lý thủ tục của đơn vị nhập khẩu Sau khi nhận đủ tờ khai hải quan từ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải tiếp tục thực hiện: - Khai 04 tờ khai hải quan với đầy đủ các tiêu chí, thông tin dành cho doanh nghiệp nhập khẩu Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao hàng đến địa chỉ giao hẹn, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm nhận và bảo quản hàng hoá cho đến khi Chi cục Hải quan giải quyết xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ và đưa ra quyết định về hình thức và mức độ kiểm tra hải quan; – Trường hợp hàng hoá được xếp diện miễn kiểm tra thực tế thì doanh nghiệp nhập khẩu được đưa ngay vào sản xuất; đối với hàng hoá được xếp diện phải kiểm tra thực tế thì cần đợi sau khi được kiểm tra xong thì mới được đưa vào sản xuất. – Nộp hồ sơ hải quan cùng mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (với hàng nhập khẩu tại chỗ dùng làm nguyên liệu để gia công và sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ như quy định, đúng với từng loại hình nhập khẩu; – Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai và chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bạn nên biết: Quy trình khai báo hải quan xuất nhập khẩu 3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ – Tiếp nhận, xử lý tờ khai, quyết định hình thức và mức độ kiểm tra theo quy định của thông qua các văn bản pháp luật, phù hợp với từng loại hình hàng hóa. Bên cạnh đó, hải quan cũng cần kiểm tra tính thuế (với hàng có thuế) như quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu. - Thực hiện Cần niêm phong mẫu, sau đó giao cho doanh nghiệp tự bảo quản để khi cần thì xuất trình cho cơ quan hải quan. – Kiểm tra hàng hoá với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra; – Xác nhận đã thực hiện thủ tục hải quan, ký tên, đóng dấu công chức vào các tờ khai; – Lưu lại 01 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp phải nộp. Còn lại những chứng từ khác sẽ trả cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai cùng các chứng từ khác. – Đưa ra văn bản thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để thuận tiện theo dõi và thông báo với Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Bên cạnh các loại thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ mức Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất cho từng loại hàng hóa mua bán cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý quy định về điều kiện hưởng thuế ưu đãi để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đóng thuế theo đúng quy định. Mọi vấn đề thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về các dịch vụ logistics khu công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được các chuyên viên tư vấn trực tiếp. Hiện nay, công ty Lacco đã mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện đến các khu công nghiệp, bến cảng trọng điểm nhằm sẵn sàng túc trực, hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm hàng hóa được xử lý nhanh chóng, kịp thời để vận chuyển nhanh chóng nhất để tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và nhân lực thực hiện.
Chia sẻ bài viết
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thực hiện hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo các điều kiện, thủ tục và trình tự áp dụng đối với khu công nghiệp quy định. Theo quy định, thủ tục bán hàng vào khu chế xuất gồm có những gì? Thực hiện theo quy định nào? Mức thuế suất đang áp dụng là bao nhiêu? hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây! Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất đối với doanh nghiệp Căn cứ pháp lý - Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 - Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT - Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT - Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính). Thủ tục đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất Căn cứ theo khoản 1 điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ các hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải cung cấp được đầy đủ các loại thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất. Trừ các trường hợp được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Cụ thể Trường hợp không làm thủ tục hải quan: Doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào - đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá. Trường hợp phải làm thủ tục hải quan theo quy định: Các loại hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp chế xuất. Đối với hàng hóa mua, bán giữa Doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trong đó, Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất bao gồm: - Hợp đồng mua bán - Hóa đơn GTGT - Packing list Các chứng từ khác nếu hàng hóa đó thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay kiểm tra chất lượng. Địa điểm nộp hồ sơ hải quan: Đối với nhà xuất khẩu sẽ được tự do lựa chọn Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở, nhà máy tại đó. Hoặc tại Chi cục hải quan quản lý khu chế xuất hay doanh nghiệp chế xuất sẽ mua hàng. Lưu ý: Đối với hàng hoá là hàng tiêu dùng, Doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX thì được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Tham khảo:Dịch vụ vận tải quốc tế tại Bình Dương (Vận tải biển) Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất - Thuế suất đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất 10% hay 0%? Bán hàng vào khu chế xuất thì doanh nghiệp được hưởng thuế xuất như thế nào? Đối với từng loại hàng hóa bán trong khu doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng với mức thuế GTGT cụ thể. - Thuế 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp đặc biệt và có quy định hướng dẫn theo văn bản pháp luật riêng. Điều kiện hàng hóa được áp dụng mức thuế suất 0% - Phải có hợp đồng và phải có giấy đăng ký đầu tư và cam kết tuân theo quy định của doanh nghiệp chế xuất - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật. - Có tờ khai hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập ra hoặc vào khu vực của công ty. Lưu ý: Đối với những trường hợp doanh nghiệp thiếu các chứng từ theo quy định sẽ phải chấp nhận tính mức thuế suất 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan sẽ vẫn được xuất hóa đơn với mức thuế suất 0% nhưng thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ. Tham khảo:Các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu hàng hóa Trường hợp bán hàng khu chế xuất không được hưởng thuế 0% + Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; + Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; + Xăng, dầu dành cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; + Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; + Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan); Bạn nên biết: Nghị định 101/2021/NĐ-CP Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu một số mặt hàng từ 2022 Hóa đơn chứng từ hàng hóa xuất khẩu đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất a) Hóa đơn giá trị gia tăng: – Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; – Hoạt động vận tải quốc tế; – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; b) Đối tượng sử dụng Hóa đơn bán hàng – Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).” Căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp khi bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan doanh nghiệp phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định. c) Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu. Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau: “Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.” Căn cứ theo quy định trên thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu là thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thủ tục hải quan và mức thuế suất áp dụng trong khu chế xuất. Nếu doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc thuê dịch vụ logistic trong khu công nghiệp như khai báo hải quan hàng hóa khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ vận chuyển hàng khu công nghiệp.... Hãy liên hệ ngay cho công ty Lacco để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ, địa chỉ liên hệ: hotline 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được chuyên viên chuyên môn tư vấn cụ thể.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, số 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99