Preloader Close
01-03 2023
Năm 2023, đã có một số những thay đổi quan trọng về Biểu thuế GTGT, thuế TNCN với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Rất nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi: Biểu thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023 được quy định như thế nào? Cụ thể tỷ lệ % đóng thuế sẽ phụ thuộc vào danh mục ngành nghề: Ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa; Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu; Ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu; Thuế GTGT, thuế TNCN với hoạt động kinh doanh khác. Cụ thể như sau: 1. Ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa 1.1. Thuế GTGT 1%, thuế TNCN 0,5% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 1% và thuế TNCN 0,5% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng). - Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán. 1.2. Thuế TNCN 0,5% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 0,5% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. - Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. - Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. - Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. Tìm hiểu chi tiết:Những lưu ý quan trọng về thuế GTGT năm 2023 2. Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 2.1. Thuế GTGT 5%, thuế TNCN 2% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2% đối với các trường hợp sau đây: Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí. - Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện. - Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện. - Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý. - Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan. - Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số. - Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. - Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game. - Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu. - Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình. - Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản. - Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%. - Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). Tham khảo thêm:Các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT năm 2023 2.2. Thuế TNCN 2% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 2% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. - Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. - Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. 2.3. Thuế GTGT 5%, thuế TNCN 5% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% và thuế TNCN 5% đối với cho thuê tài sản, bao gồm: - Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú. - Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển. - Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ. 2.4. Thuế TNCN 5% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 5% đối với các trường hợp sau đây: - Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp. - Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. 3. Ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3.1. Thuế GTGT 3%, thuế TNCN 1,5% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5% đối với các trường hợp sau đây: - Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa. - Khai thác, chế biến khoáng sản. - Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách. - Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm. - Dịch vụ ăn uống. - Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. - Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). - Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%. 3.2. Thuế TNCN 1,5% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 1,5% đối với các trường hợp sau đây: Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. 4. Thuế GTGT, thuế TNCN với hoạt động kinh doanh khác Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 2% và thuế TNCN 1% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%. - Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%. - Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên. Tìm hiểu thêm:Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ năm 2023 Nội dung nêu trên được đề cập tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Thông tư 100/2021/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trên đây là những chia sẻ chi tiết, giải đáp thắc mắc Biểu thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023 được quy định như thế nào. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tính toàn hoặc tư vấn về thuế GTGT, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
27-02 2023
Từ tháng 10/2022 đến nay, các công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc đang chạy đua dự trữ thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế và những vật liệu liên quan khác. Đứng trước tình trạng này, đối tác nước ngoài vẫn giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc nhưng cũng dè chừng và xem xét động thái mới. Việc Trung quốc tăng cường mua thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế sẽ là cơ hội cũng là nguy cơ lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc chạy đua gom hàng bán dẫn Theo nhiều thông tin tiết lộ, các doanh nghiệp sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã bắt đầu triển khai kế hoạch mua nguyên vật liệu dự trữ thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế ngay sau khi Mỹ mở rộng lệnh cấm. Một người chuyên môi giới và tìm nguồn cung sản phẩm Nhật Bản cho bên Trung Quốc cũng bật mí, những công ty này đang mua linh kiện và thiết bị sản xuất bán dẫn "quá nhiều, trên mức cần thiết". Người này đánh giá quy mô mua bán những tháng gần đây là "bất thường nhưng dễ hiểu" do Mỹ có thể tăng thêm lệnh cấm trong tương lai. Mặc dù vẫn chưa có số liệu chính thức về số lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chip mà Trung Quốc đang tích trữ. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc tháng 11 và 12 năm ngoái, việc nhập khẩu thiết bị sản xuất chip của nước này giảm mạnh do lệnh cấm của Mỹ. Riêng tháng 12, Trung Quốc nhập 4.789 thiết bị sản xuất bán dẫn, giảm 35,3% so với cùng kỳ 2021. Tính cả năm 2022, việc nhập loại thiết bị này cũng giảm 15,3%. Bạn nên biết:Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử 2023 Tại sao Trung Quốc thị thu gom nhiều hàng bán dẫn? Theo giới chuyên gia, các công ty Trung Quốc vội vã tích trữ máy móc và vật liệu bán dẫn như vậy có thể thấy lệnh cấm từ Washington gây khó khăn lớn đến việc Bắc Kinh theo đuổi giấc mơ tự chủ công nghệ. Dylan Patel, nhà phân tích của SemiAnalysis, cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đẩy mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu một phần vì "không có chuỗi cung ứng nội địa". Ông lấy ví dụ Huawei, công ty từng tích trữ nhiều nguyên liệu trước khi bị Mỹ cấm từ 2019, do đó vẫn hoạt động thêm một thời gian trước khi tuột dốc. Một số chuyên gia khác tin ngay cả khi bị Mỹ hạn chế, Trung Quốc vẫn khó bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng với Nhật Bản và Hà Lan. Theo Nicolas Gaudois, trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ của Ngân hàng Đầu tư UBS cho rằng "nó không thể cho phép Trung Quốc mở rộng quy mô hay thực hiện tham vọng tự chủ bán dẫn, vì hầu hết vẫn liên quan đến công nghệ Mỹ". Có thể thấy, sự kiện Trung Quốc đang chạy nước rút đã thu gom khối lượng lớn nguyên vật liệu bán dẫn này cũng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại. Nhưng trong tương lai, các doanh nghiệp cũng cần có những phương án dự phòng cho những bước đi bất ngờ từ quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nguồn: vnexpress.net
Chia sẻ bài viết
27-02 2023
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh để cung cấp hàng cho người tiêu dùng liên quan đến thực phẩm. Do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. 1. Đối tượng phải giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là ai? Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị Định này”. Trừ các cơ sở sau đây “KHÔNG” thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; - Sơ chế nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; - Nhà hàng trong khách sạn; - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; - Kinh doanh thức ăn đường phố. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. Tham khảo:Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu đối với nông sản Việt Nam 2. Cơ sở đủ điều kiện VSATTP để có Giấy chứng nhận khi hoạt động - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; - Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Bạn nên biết:Hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu từ EEU 3. Quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ: – Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. – Bước 2: Nộp lệ phí. Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép. – Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế. – Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. – Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động. Tham khảo:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? Trên đây là những chia sẻ chi tiết về quy định và quy trình làm Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2023. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại giấy phép chuyên ngành khác theo yêu cầu của hải quan và thị trường nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ thông tin và dịch vụ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
25-02 2023
Khi truyền tờ khai, các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu sẽ rất lo lắng tò mò về tình hình thông quan, nợ thuế,... chính xác của mình và hy vọng hàng hóa nhanh chóng được thông quan và xuất cảng. Nếu các bạn mong muốn có thể chủ động kiểm tra tình hình thông quan và thuế của lô hàng, hãy thực hiện theo chỉ dẫn tra cứu tờ khai thông quan/nợ thuế/ ngày giờ thông quan dưới đây: Kiểm tra, tra cứu thời gian khai thông quan tờ khai https://www.customs.gov.vn/SitePages/ContainerBarcodeReceiver.aspx Bạn hãy điền đầy đủ thông tin về: số tờ khai, mã số thuế, mã chi cục và ngày tờ khai (Bạn hãy đánh các đuôi số tờ khai tăng dần để thử nhé) Tra cứu ngày giờ thông quan https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuThongTinToKhaiHQ.aspx Điền thông tin tờ khai, số chứng minh thư (CCCD) của giám đốc, mã số thuế Trong trường hợp không có số chứng minh thư giám đốc, tra cứu như bên dưới : http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp Điền mã số thuế là ra số CMTND giám đốc Tra cứu đóng thuế cho tờ khai. https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNopThue.aspx điền thông tin số tờ khai và mã số thuế vào form mẫu Tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp. https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx Bạn hãy điền thông tin mã số thuế và CMTND của giám đốc để tra cứu thông tin về tình hình nợ thuế của doanh nghiệp Nợ thuế quá hạn 90 báo màu đỏ và không khai được Hải quan. Cách tra cứu thông tin rất đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Nếu các bạn cần hỗ trợ thêm các thông tin về tờ khai hải quan,... các bạn hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn trực tiếp. Đến với công ty Lacco, các bạn sẽ được làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín với 15 năm hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng. Lacco sẽ phục vụ quý khách trọn gói các dịch vụ: Khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, thuê container, vận chuyển hàng hóa,.... theo yêu cầu của khách hàng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
25-02 2023
Dệt may đang là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Vì hàng dệt may khá nhạy cảm với độ ẩm nên trong quá trình vận chuyển, cần chú ý đến các vấn đề về phương tiện, container (thùng chứa)... Do đó, để vận chuyển hàng dệt may, đòi hỏi phải được thực hiện bởi những đơn vị vận chuyển giàu kinh nghiệm, uy tín để tiết kiệm chi phí cũng những đảm bảo hàng hóa vận chuyển an toàn đến người nhận. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý quan trọng khi vận chuyển xuất nhập khẩu hàng dệt may. 1. Cách vận chuyển hàng dệt may Đối với cách thức vận chuyển hàng dệt may, doanh nghiệp có thể đi theo đường hàng không, đường biển, đường sắt và vận chuyển đường bộ. Đối với các chuyến hàng vận chuyển nội địa, phương án vận chuyển đường bộ từ nhà máy sản xuất (nhà phân phối) đến bên nhận hoặc nhà bán lẻ. Phương thức vận chuyển sẽ tùy thuộc vào khối lượng và khu vực cần vận chuyển. Đối với hàng dệt may vận chuyển nội địa, doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức vận chuyển đường hàng không, đường biển, đường sắt và vận chuyển đường bộ tùy theo quãng đường, khối lượng và thời gian cần chuyển hàng. Đối với mặt hàng dệt máy xuất nhập khẩu, chủ yếu sẽ vận chuyển với khối lượng lớn sẽ được vận chuyển bằng đường biển và kết hợp vận chuyển bằng xe tải để di chuyển hàng từ kho hàng đến cảng và chuyển hàng từ cảng đến tay người nhận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tham khảo thêm về 2 hình thức vận chuyển hàng theo đường biển: FCL/LCL (gửi nguyên, giao lẻ): được sử dụng khi 1 chủ hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại nơi đến. Tham khảo:Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco LCL/FCL (gửi lẻ, giao nguyên): được sử dụng khi có nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho một người nhận tại nơi đến. Bạn nên biết:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL Tùy vào số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình vận chuyển phù hợp để tối ưu về chi phí và thời gian. 2. Phương thức vận chuyển đối với hàng may mặc xuất nhập khẩu - Phương pháp gói phẳng (Flatpack): Đây là phương pháp vận chuyển đóng gói truyền thống, trong đó nhà cung cấp sẽ gấp hàng may mặc và đóng gói vào hộp. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất bởi nó phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng và tối ưu được chi phí và khối lượng vận chuyển hàng lớn. Phương pháp vận chuyển này có nhược điểm là quần áo sẽ dễ bị nhàu nát, nhăn. Nên cần phải làm lại (ủi/là hoặc hấp) trước khi các nhà bán lẻ có thể trưng bày để bán. Điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí và thời gian của chuỗi cung ứng.​ - Hàng may mặc trên móc áo Garment On Hanger (GOH): Với những loại hàng hóa dệt may thuộc phân khúc hàng cao cấp thì nên sử dụng phương thức vận chuyển hàng may mặc trên móc áo Garment On Hanger (GOH). Sự khác biệt của hình thức này là đảm bảo tình trạng quần áo ổn định hơn, giảm nếp nhăn và giảm thiểu thời gian thiết lập và xử lý lại tại cửa hàng. Điều này có tác dụng giảm chi phí, bởi vì trong một số trường hợp, tất cả các nhà cung cấp có thể hoàn thành tất cả các khâu chuẩn bị hàng may mặc ngay tại nơi sản xuất. Thông thường, những mặt hàng như quần áo ngủ, đồ bằng chất liệu phải phông, ít nhăn sẽ được đóng gói vận chuyển dạng Flatpack. Thời trang nữ và đồ nam công sở có giá trị cao hơn sẽ được lựa chọn hình thức vận chuyển bằng móc treo và chuyển trực tiếp trong cửa hàng. 3. Những thủ tục cần chuẩn bị khi vận chuyển hàng dệt may hiệu quả Để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí,.. và thực hiện quá trình vận chuyển, làm thủ tục nhanh chóng, hiệu của thì cần chú ý: Giấy tờ, thủ tục theo yêu cầu của hải quan cho đơn vị vận chuyển/giao nhận hàng hóa, thông thường sẽ bao gồm hóa đơn VAT, hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, giấy chứng nhận hàng hóa theo yêu cầu (nếu xuất nhập khẩu), ... Nếu bạn cho nắm được chi tiết hồ sơ, thủ tục cần xuất trình, hãy liên hệ với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên vận hành và khai báo hải quan chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết. Bên cạnh đó, Quần áo là hàng rất dễ rất dễ bị ướt, nên quá trình đóng gói và chất liệu đóng gói phải được chuẩn bị, thực hiện cẩn thận. Làm việc rõ ràng, cẩn thận với người vận chuyển để đảm bảo khi xếp hàng lên container không bị rò rỉ nước. Đồng thời, hàng hóa dệt may phải được kiểm tra quy cách, số lượng và chất lượng trước khi giao hàng. Kiểm tra đơn hàng, tránh trường hợp thiếu hàng và phát sinh chi phí trung chuyển đường dài. Hàng giá trị cao nên mua bảo hiểm vận chuyển. Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan cũng là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo việc thông quan và vận chuyển đến người nhận được an toàn, thuận lợi, tránh những rủi ro không đáng có. Để nhận thông tin hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết về vận chuyển hàng dệt may. Đến với công ty Lacco, các bạn sẽ được làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín với 15 năm hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng. Lacco sẽ phục vụ quý khách trọn gói các dịch vụ: Khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, thuê container, vận chuyển hàng hóa,.... theo yêu cầu của khách hàng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
23-02 2023
Ngày 20/02/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2023/TT-BCT quy định về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) trong giai đoạn 2023-2027. Nội dung thông tư Số 04/2023/TT-BCT Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định như sau: - Trứng gia cầm (Mã HS 04.07) giai đoạn 2023-2027 + Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2023: 11.257 tá; + Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2024: 11.820 tá; + Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2025: 12.411 tá; + Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2026: 13.031 tá; + Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2027: 13.683 tá; - Thuốc lá nguyên liệu (Mã HS 24.01) giai đoạn 2023-2027: 500 tấn/năm. Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của EEU theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O mẫu EAV) cấp theo quy định. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điều. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu. Thông tư 04/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 10/4/2023 đến hết ngày 31/12/2027. Mã số hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu của mặt hàng áp dụng HNTQ theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á - Âu trong giai đoạn 2023 - 2027 TT Mã HS Mô tả hàng hóa Lượng HNTQ năm 2023 Lượng HNTQ năm 2024 Lượng HNTQ năm 2025 Lượng HNTQ năm 2026 Lượng HNTQ năm 2027 I - Trứng gia cầm (*) 11.257 tá 11.820 tá 12.411 tá 13.031 tá 13.683 tá 04.07 Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín - Trứng sống khác: 1 0407.21.00 - - Của gà thuộc loài Gallus domesticus 0407.29 - - Loại khác: 2 0407.29.10 - - -Của vịt, ngan 3 0407.29.90 - - -Loại khác 0407.90 - Loại khác: 4 0407.90.10 - - Của gà thuộc loài Gallus domesticus 5 0407.90.20 - - Của vịt, ngan 6 0407.90.90 - - Loại khác II - Thuốc lá nguyên liệu (**) 500 tấn 500 tấn 500 tấn 500 tấn 500 tấn 24.01 Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá 2401.10 - Lá thuốc lá chưa tước cọng: 1 2401.10.10 - - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 2 2401.10.20 - - Loại Virginia, trừ loại sấy bằng không khí nóng 3 2401.10.90 - - Loại khác 2401.20 - Lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc toàn bộ: 4 2401.20.10 - - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 5 2401.20.20 - - Loại Virginia, trừ loại sấy bằng không khí nóng 6 2401.20.30 - - Loại Oriental 7 2401.20.40 - - Loại Burley 8 2401.20.50 - - Loại khác, được sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 9 2401.20.90 - - Loại khác 2401.30 - Phế liệu lá thuốc lá: 10 2401.30.10 - - Cọng thuốc lá 11 2401.30.90 - - Loại khác Ghi chú: (*) Lượng HNTQ nhập khẩu trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu riêng biệt với hạn ngạch thuế quan về trứng gia cầm của Việt Nam trong cam kết WTO. (**) Lượng HNTQ nhập khẩu lá thuốc lá chưa chế biến và phế liệu thuốc lá có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu được áp dụng phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, và quy định và pháp luật trong nước tương ứng đối với các sản phẩm theo hạn ngạch thuế quan này.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99