Preloader Close
09-11 2022
Theo quyết định số 2317/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 10 năm 2022, Bộ tài chính và tổng cục hải quan đã quy định chi tiết về việc Quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể: I. Căn cứ pháp lý ban hành quyết định số 2317/QĐ-TCHQ Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 6 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập; Căn cứ Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định vè thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 112/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính; Căn cứ về đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu. Các bạn có thể tìm hiểu thêm:Hướng dẫn tra cứu tình trạng và nộp thuế tờ khai hải quan II. Nội dung quyết định 2317/QĐ-TCHQ về nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 1. Lập hồ sơ, đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ - Lập hồ sơ theo dõi nợ thuế Trên cơ sở phát sinh tiền thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN mà người nộp thuế phải nộp, Hệ thống KTTTT tự động theo dõi phân loại tiền thuế nợ vào nhóm có khả năng thu. Trường hợp có căn cứ xác định người nộp thuế không nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, cơ quan hải quan thực hiện đôn đốc, cưỡng chế thì lập hồ sơ theo dõi người nộp thuế. - Trình tự thực hiện theo dõi, đôn đốc nợ quá hạn chưa quá 90 ngày Bước 1: Lập Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu Bước 2: Phê duyệt Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu - Làm việc với người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở của người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh Bước 1: Lập giấy mời làm việc với người nộp thuế/tổ chức tín dụng Bước 2: Phê duyệt Giấy mời Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Làm việc với người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh Bước 5: Ghi nhận kết quả trong hồ sơ theo dõi nợ Bước 6: Theo dõi thực hiện nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh 2. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế - Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: + Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. + Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế. + Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn. + Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt VPHC về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt VPHC về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt. + Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. - Trình tự thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản Bước 2: Phê duyệt đề xuất Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế - Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập Bước 2: Phê duyệt đề xuất Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế - Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bước 2: Phê duyệt đề xuất Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế - Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ Bước 2: Kiểm tra hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ Bước 3: Xử lý hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ Bước 4: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Tổng cục Hải quan Bước 5: Ban hành văn bản đi Bước 6: Theo dõi việc thực hiện tạm dừng áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan của người nộp thuế. Tham khảo:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu - Trình tự thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của cơ quan thuế Bước 1: Tiếp nhận, lập hồ sơ theo đề nghị của cơ quan thuế Bước 2: Xử lý hồ sơ theo đề nghị của cơ quan thuế Bước 3: Phê duyệt đề xuất Bước 4: Ban hành văn bản - Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn Bước 2: Phê duyệt đề xuất Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi việc thực hiện cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn - Trình tự thực hiện biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên Bước 2: Đề xuất ban hành quyết định cưỡng chế Bước 3: Phê duyệt đề xuất Bước 4: Ban hành văn bản Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế - Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ Bước 2: Đề xuất ban hành quyết định cưỡng chế Bước 3: Phê duyệt đề xuất Bước 4: Ban hành văn bản Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế - Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề Bước 2: Phê duyệt đề xuất Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế 3. Đối tượng áp dụng thông báo tạm hoãn xuất cảnh Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Trình tự thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh Bước 1. Lập đề xuất thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh Bước 2: Phê duyệt đề xuất Bước 3: Ban hành văn bản Bước 4: Theo dõi việc thực hiện tạm hoãn xuất cảnh 4. Phân loại tiền nợ thuế Căn cứ vào kết quả thực hiện các biện pháp cưỡng chế, tiền nợ thuế sẽ phân loại thành các nhóm: + Nhóm nợ khó thu + Nhóm nợ được khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phạt chậm + Nhóm nợ chờ xử lý. III. Bổ sung khoản nợ khó thu với hàng hóa xuất nhập khẩu Theo nội dung tại Quyết định 2317/QĐ-TCHQ ngày 24/10/2022 về Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành. Cụ thể, các đối tượng nợ thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc nhóm nợ khó thu bao gồm: - Nợ của người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có đề nghị khoanh nợ, hồ sơ đề nghị xóa nợ. (Quy định mới bổ sung) - Nợ của người nộp thuế đang trong quá trình giải thể. - Nợ của người nộp thuế đang trong thời gian làm thủ tục phá sản. - Nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, thụ lý hoặc chờ kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế. - Nợ của người nộp thuế nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy theo tỷ lệ nội địa hóa năm 2001, 2002. - Nợ của người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. - Nợ khó thu khác: gồm các khoản tiền nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, không thuộc các đối tượng nêu trên, cơ quan hải quan đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng nhưng không thu hồi được tiền nợ (trường hợp chưa đủ điều kiện khoanh nợ, xóa nợ). Lacco là đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và dịch vụ báo cáo quyết toán và hoàn thuế phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa và các dịch vụ quyết toán & hoàn thuế, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được hỗ trợ các thông tin và báo giá dịch vụ chi tiết. Xem thêm tại Quyết định 2317/QĐ-TCHQ có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
04-11 2022
Trong Hội chợ triển lãm Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào 2022 diễn ra từ ngày 3 - 7/11/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế (Lao-Itecc), Thủ đô Viêng Chăn, Lào do Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế – Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức. Công ty Lacco tự hào được lựa chọn là đơn vị vận chuyển chính, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý hồ sơ, thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu,... vận chuyển hàng trưng bày tại hội chợ. Ý nghĩa thương mại của Hội chợ triển lãm tại Lào 2022 Hội chợ Triển lãm Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào 2022 mang ý nghĩa thương mai vô cùng quan trọng, tạo cơ hội lớn để xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và phát triển, mở rộng thị trường mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại Lào. Chương trình hội chợ bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng, nhà khai thác cảng và cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản, thiết bị công nghiệp,... trên cả nước. Thông qua hội chợ, công ty Lacco hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam tìm thêm được cho mình thêm những thị trường xuất nhập khẩu tiềm năng, phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia phát triển hơn nữa và đưa hàng Việt đi đến khắp năm châu.
Chia sẻ bài viết
02-11 2022
Từ ngày 05 đến ngày 10 tháng 11 năm 2022, Chính phủ Trung Quốc chủ trì và giao Bộ Thương mại Trung Quốc phối hợp với Chính quyền thành phố Thượng Hải đã tổ chức Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) được tổ chức thường niên tại Thượng Hải. I. Nội dung chương trình Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu, tham gia vào các kênh phân phối mới tại Trung Quốc hiện đang bị gián đoạn, mất nguồn cung ứng do dịch Covid 19, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ CIIE 2022 Quy mô: 100m2/ 20 gian hàng Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) thuộc lĩnh vực ngành hàng: nông - thủy sản, đồ uống, thực phẩm chế biến. Hình thức tham gia (Tổ chức gian hàng từ xa): Doanh nghiệp gửi hàng mẫu trưng bày trực tiếp tại Hội chợ và thực hiện kết nối giao thương trực tuyến với khách hàng thông qua nền tảng giao dịch ứng dụng công nghệ thông tin do Ban tổ chức lắp đặt. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp Các doanh nghiệp đăng ký tham gia sẽ được Ban tổ chức đánh giá lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: (1) Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầy đủ theo các mẫu gửi kèm; (2) Năng lực, tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp đối với thị trường Trung Quốc và thế giới; (3) Năng lực chuẩn bị tham gia hội chợ (sản phẩm trưng bày, trang trí gian hàng, nhân sự phù hợp, kinh nghiệm tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tương tự); (4) Các chứng chỉ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của doanh nghiệp; (5) Báo cáo kết quả tham gia các kỳ hội chợ trước của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ tính đến sự cân đối giữa các ngành hàng tham gia (số lượng doanh nghiệp mỗi ngành hàng). II. Đơn vị vận chuyển hàng hội chợ triển lãm tham dự CIIE 2022 Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan, điều kiện pháp lý,... và vận chuyển hàng hóa đến tham dự hội chợ đúng thời điểm theo yêu cầu của ban tổ chức. Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã tin tưởng lựa chọn Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco trở thành đơn vị vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan chính phục vụ cho hàng hóa tham gia hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5 (CIIE 2022). Bên cạnh đó, Công ty Lacco cũng là đơn vị vận chuyển chính phục vụ cho Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào do Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức vào ngày 03/11 đến 07/11 năm 2022 tới đây. Công ty Lacco là đơn vị forwarder uy tín có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển hàng quốc tế và nội địa,... Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco để được hỗ trợ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
02-11 2022
Việt Nam vốn là quốc gia phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản. Chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đã đạt 8,5 tỷ USD. Do đó, mặt hàng thức ăn thủy sản được đánh giá là có tiềm năng rất lớn và được nhiều đơn vị hướng đến. Để nhập khẩu thức ăn thủy sản, các đơn vị nhập khẩu phải thực hiện quy trình và chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của hải quan. Để giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình nhập khẩu các loại Thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh, chuyên viên Khai báo hải quan của Lacco - Ms. Thủy Nguyễn sẽ tư vấn chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Căn cứ pháp lý để nhập khẩu thức ăn thủy sản (động vật cảnh) - Luật thủy sản: Luật số: 18/2017/QH14 - Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT - Thông tư số: 01/2022/TT-BNNPTNT - Thông tư số: 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của BNN và PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT - Thông tư Số: 01/2022/TT-BNNPTNT - Tem nhãn mác hàng nhập khẩu TATS vẫn phải tuân thủ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP cả nhãn chính và nhãn phụ. Như vậy, thức ăn thủy sản phải: “Phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của BNN và PTNT.” II. HS code và chính sách thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản - HS của hàng thức ăn thủy sản thuộc phân nhóm 2309.90. Cụ thể: thức ăn hỗn hợp dành cho cá cảnh: 2309.9019 - Chính sách thuế: Thức ăn thủy sản thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT - Thuế nhập khẩu sẽ tùy từng thị trường nhập về và tùy thuộc hàng mình có yêu cầu đối tác xin C/O được hưởng ưu đãi hay không. Tham khảo: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 III. Quy trình và hồ sơ hải quan Trước hết để nhập khẩu thức ăn thủy sản, Doanh nghiệp cần phải tạo tài khoản trên trang 1 cửa quốc gia để thực hiện việc đăng kí kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu thuộc quản lý BNN và PTNT. Để chuẩn bị cho bước này, cần có giấy đăng kí kinh doanh scan và truy cập đường link vnsw.gov.vn để đăng kí tài khoản. Sau 24h tài khoản được duyệt, Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng kí hồ sơ online. Hồ sơ nhập khẩu gồm: Hóa đơn thương mại, phiếu đóng hàng, vận đơn, hợp đồng, CFS, COA, Health, Nhãn chính, Nhãn phụ, Tiêu chuẩn cơ sở, C/O (nếu có). Cụ thể, các bước để nhập khẩu hàng thức ăn thủy sản như sau: Bước 1: Đăng kí kiểm tra chất lượng – hồ sơ khai báo online trên trang 1 cửa quốc gia. Sau khi hồ sơ được duyệt đạt, Doanh nghiệp sẽ chờ để bổ sung chứng nhận hợp quy và chờ duyệt chứng nhận hợp quy. Bước 2: Khai tờ khai hải quan cùng mã hồ sơ 1 cửa đã được duyệt để hải quan duyệt mang hàng về bảo quản. Bước 3: Liên hệ bên ra chứng nhận hợp quy để lấy mẫu kiểm nghiệm và ra chứng nhận hợp quy thường trong vòng 2 tuần. Bước 4: Có chứng nhận hợp quy sẽ up 1 cửa đợi chứng nhận hợp quy được duyệt để hoàn thành quá trình đăng kí KTCL. Và trả kết quả KTCL cho hải quan để thông quan tờ khai. Đồng thời đừng quên nộp phí thẩm định hồ sơ 1 cửa bạn nhé! Bước 5: Tiến hành cung cấp thông tin sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường thông qua tài khoản đã đăng kí trên trang cơ sở dữ liệu TCTS. Ta da, chúc mừng bạn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản và tự tin lưu thông sản phẩm trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về quy trình nhập khẩu thức ăn thủy sản. Để biết thêm chi tiết và được tư vấn, hỗ trợ miễn phí hãy liên hệ với Ms. Thủy qua số điện thoại 0936.20.28.26 hoặc liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco theo địa chỉ Hotline 0906.235.599 - email: info@lacco.com.vn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của Lacco nhé!
Chia sẻ bài viết
28-10 2022
Để xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu, doanh nghiệp cần chủ bị đầy đủ các thủ tục hải quan và các loại giấy phép chuyên ngành theo yêu cầu của hải quan 2 nước, thuế suất hàng hóa... Cụ thể các thủ tục đó là gì? Tầm quan trọng của các thủ tục này như thế nào? Hãy cùng Công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu Hồ sơ hải quan xuất khẩu sang Châu Âu thông thường bao gồm : - Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (đối với doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu) - Chứng nhận mã số thuế (nếu lần đầu xuất khẩu) - Hợp đồng thương mại - Packing list - Biên bản bàn giao container Shipping mark: Để đảm bảo việc vận chuyển hàng nhập khẩu được dễ dàng, thuận lợi khi làm hải quan và giao nhận hàng hóa, tránh những rủi ro không mong muốn thì doanh nghiệp nên shipping mark trên các kiện hàng. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên mua sẽ yêu cầu đơn vị xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định. Do đó, tốt nhất đơn vị xuất khẩu nên chuẩn bị trước đầy đủ để việc trao đổi thương mại được thuận lợi. Thuế suất Doanh nghiệp cần xác định hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU sẽ phải chịu những loại thuế nào, mức thuế suất bao nhiêu,... Thông thường, hàng hóa xuất khẩu sang EU sẽ phải đóng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,… và một số thuế khác, tuy loại hàng hóa. Để xác định cụ thể loại thế cần đóng, doanh nghiệp cần xác định mã HS Code của hàng hoá đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác tại biểu thuế xuất nhập khẩu 2022. Hoặc các bạn cũng có thể liên hệ đến đơn vị forwarder để được tư vấn mã HS phù hợp với mức thuế suất ưu đãi tốt nhất. II. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Châu Âu Bước 1: Nhận thông báo và kiểm tra chứng từ - Hồ sơ chứng từ sẽ gồm có: - Hợp đồng mua bán quốc tế (sale contract) - Hóa đơn thương mại (invoice) - Phiếu đóng gói (packing list) - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước - Giấy phép nhập khẩu (nếu có) - Bill vận chuyển Bước 2: Khai báo hải quan nhập khẩu điện tử cho hải quan Doanh nghiệp khai báo hải quan lần đầu sẽ phải mua token, đăng ký ueser code và password để khai báo. Sau đó dùng tài khoản đã đăng ký khai báo trên phần mềm của hải quan (EUCS5 VNACCS). Sau khi đăng ký xong hệ thống sẽ tự động phân thành 3 luồng: + Xanh: mã kiểm tra của tờ khai là số 1 có nghĩa là sẽ được thông quan luôn. + Vàng: mã kiểm tra của tờ khai là số 2, có nghĩa là bạn chỉ cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và có thể thuận lợi thông quan. + Đỏ: mã kiểm tra của tờ khai là số 3, điều này có nghĩa bạn vừa phải xuất chứng từ để kiểm tra, vừa phải kiểm tra hàng hóa. Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng Để tiết kiệm thời gian bạn hãy xem chi phí thuế và nộp thuế trong lúc khai báo hải quan. Sau đó, nhận lệnh giao hàng gồm có: + Giấy giới thiệu của công ty nhận hàng được ghi trên thông báo hàng đến. + Vận đơn. + Thông báo hàng đến. Lưu ý: trong một số trường hợp nhận hàng container cần có thêm các loại giấy tờ khác như: giấy mượn container, giấy hạ container rỗng, hạn lệnh giao hàng và phải có hóa đơn. Sau đó, doanh nghiệp tiếp tục làm các thủ tục khác như sau: - Mở tờ khai, làm thủ tục hải quan để thông quan và lấy hàng. - In phiếu giao nhận, thanh lý và lấy hàng. Sau khi tờ khai điện tử đã được thông quan thì lên website của cục hải quan vào mục danh sách mã vạch nhập và in mã vạch tờ khai và in phiếu giao nhận container. Sau đó, sử dụng 2 mã vạch này để thanh lý với hải quan giám sát và cảng cho phép giao container hàng cho khách hàng. Sau khi thanh lý xong thì chuyển phiếu giao nhận và giấy hạ rỗng cho xe vào lấy hàng. Bước 4: Lấy hàng hóa và đưa về kho nội địa Sau khi bạn đã hoàn thành xong các thủ tục hải quan nhập khẩu thì công việc cuối cùng là nhận hàng và vận chuyển về kho nội địa. Thông thường các chủ đầu tư thuê xe ô tô vận chuyển tùy vào mặt hàng mà lựa chọn loại xe. Chuyển cho chủ xe giấy giao nhận hàng và nhà xe tự lấy hàng chuyển hàng về địa điểm kho của bạn một cách nhanh và an toàn nhất. Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho bạn trong kinh doanh. Đến đây bạn chỉ cần kiểm tra lại hàng về tên mặt hàng và số lượng cũng như chất lượng hàng. Với hệ thống đại lý mạnh, dịch vụ vận tải đường biển không ngừng phát triển và cải tiến, được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ vận chuyển đường biển đa dạng, phong phú với chất lượng và giá cả đảm bảo nhất. III. Những mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu Hiện nay, các mặt hàng của Việt Nam đang được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Châu Âu bao gồm: - Điện thoại các loại và linh kiện - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - Kim loại thường khác và sản phẩm - Máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng - Hóa chất - Sản phẩm từ sắt, thép - Chất dẻo nguyên liệu - Cao su - Giày dép các loại - Phương tiện vận tải và phụ tùng - Hàng dệt may - Cà phê - Gỗ và sản phẩm từ gỗ - Hàng thủy sản. Đối với mỗi loại hàng hóa, hải quan sẽ yêu cầu các thủ tục xuất khẩu tương ứng. Nếu doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng này sang EU, hãy liên hệ trực tiếp với đơn vị thuê dịch vụ hải quan để được tư vấn chi tiết về thủ tục hàng hóa, các giấy phép có liên quan cần chuẩn bị để trình lên hải quan. IV. Dịch vụ xuất khẩu hàng sang Châu Âu uy tín Các bạn đang cần tìm thuê dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển hàng hóa sang EU uy tín, các bạn hãy có thể liên hệ với công ty Lacco - Đơn vị vận chuyển chuyên tuyến Châu Âu uy tín với 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ logistics quốc tế với đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chu đáo. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu, hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn và muốn báo giá cước vận chuyển hàng xuất khẩu Châu Âu cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
27-10 2022
Thời gian nghỉ tết dương lịch sắp đến gần, người lao động đang rất nô nức tìm hiểu về thời gian nghỉ tết dương lịch năm 2023 chính xác. Vậy cụ thể năm 2023, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày, cụ thể những ngày nào? 1. Thời gian nghỉ Tết Dương lịch 2023 theo Bộ luật Lao động Tại điểm a khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Dịp Tết Dương lịch, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch). Đồng thời, tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 còn quy định nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Do này 01/01/2023 rơi vào ngày Chủ nhật (là ngày nghỉ hằng tuần), nên người lao động được nghỉ bù vào Thứ hai ngày 02/01/2023. 2. Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 của công chức, người lao động Căn cứ vào nội dung mục 1 và chế độ nghỉ hằng tuần của công chức, người lao động mà lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 cụ thể như sau: 2.1. Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 của cán bộ, công chức, viên chức Đối với công chức, Điều 13 Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Còn đối với viên chức, tại Điều 13 Luật Viên chức quy định viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật, dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 03 ngày liên tục (từ thứ bảy ngày 31/12/2022 đến hết thứ hai ngày 02/01/2023). 2.2. Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (chủ nhật) Trường hợp người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có chế độ 01 ngày nghỉ hằng tuần (Chủ nhật): Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 người lao động được nghỉ 02 ngày liên tục (từ Chủ nhật ngày 01/01/2023 đến hết Thứ hai ngày 02/01/2023). 2.3. Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 với người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (thứ bảy, chủ nhật) Trường hợp người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có chế độ 02 ngày nghỉ hằng tuần (Thứ bảy, Chủ nhật): Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 người lao động được nghỉ 03 ngày liên tục (từ thứ bảy ngày 31/12/2022 đến hết thứ hai ngày 02/01/2023). 3. Tiền lương khi đi làm dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương đối với người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Như vậy, nếu người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch 2023 thì ngoài tiền lương của ngày làm việc bình thường, người lao động còn được nhận thêm tối thiểu là 300% tiền lương ngày làm việc bình thường. 4. Có thưởng Tết Dương lịch 2023 không? Theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Như vậy, việc thưởng cho người lao động không phải là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Hiện hành, cũng không có quy định về thời điểm, mức thưởng cho người lao động. Do đó, doanh nghiệp cũng được toàn quyền trong việc lựa chọn thời điểm thưởng và quyết định giá trị phần thưởng cho người lao động. Do đó, tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và công sức đóng góp của người lao động mà doanh nghiệp có thể quyết định thưởng hoặc không thưởng dịp Tết Dương lịch 2023. Cụ thể lịch nghỉ lễ tết dương lịch năm 2023 của công ty Lacco sẽ chính thức được thông báo chính thức khi thông báo từ các cơ quan ban ngành.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99