Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam tại thị trường EU
Hiện nay, Trái cây nhiệt đới Việt Nam như lựu, chanh dây, vải, quả lý… hay thanh long, chôm chôm và mít đang rất được ưa chuộng tại thị trường EU. Thậm chí trong các hội chợ hoa quả quốc tế, trái cây Việt cũng nhanh chóng được đặt hết trước khi chương trình kết thúc.
Nhu cầu tiêu thụ trái cây việt tại EU đang ngày càng tăng cao
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, người tiêu dùng tại các quốc gia này đang có xu hướng quan tâm đến các loại hoa quả nhiệt đới có tác dụng chăm sóc sức khỏe và hương vị tươi mới. Từ các chuyên gia ẩm thực đến các nhà hàng đều ưu tiên lựa chọn các loại hoa quả nhiệt đời để trang trí món ăn và thực phẩm tráng miệng. Các nhà bán lẻ cũng lựa chọn đa dạng các loại hoa quả nhiệt đới để phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê về giá trị nhập khẩu trái cây nhiệt đới trong 5 năm qua cho thấy: Vải tươi, chanh dây, khế và thanh long tăng 40% (2015 – 2019) lên 142 triệu euro vào năm 2019. Bên cạnh đó, các loại trái cây nhiệt đới như lựu, thanh long, chôm chôm... được coi là đặc sản tại thị trường này. Có thể thấy, đây là cơ hội lớn cho các hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam chính phục thị trường rộng lớn như EU.
Nhu cầu trái cây khác biệt của các quốc gia trong EU
Mặc dù trái cây nhiệt đới đang rất được đón nhận tại thị trường EU, tuy nhiên nhu cầu trong mỗi quốc gia lại khác nhau. Ví dụ Đức có lượng tiêu thụ trái cây ngoại nhập khẩu lớn nhất, đặc biệt là lựu và quả lý. Pháp, Bỉ là có nhu cầu cao về các loại trái cây theo mùa như Vải Thiều, Lựu.
Mặc dù có nhu cầu tiêu thụ khác nhau song đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cũng lưu ý, các loại trái cây đến tay người tiêu dùng đến được đảm bảo tươi, ngon và chất lượng. Đặc biệt là sản phẩm sạch, bền vững và không có thuốc trừ sâu.
Tham khảo thêm:Làm thế nào để xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản?
Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội cho trái cây nhiệt đới tại EU
Thị trường châu Âu được đánh giá là cơ hội lớn đối với trái cây nhiệt đới của Việt Nam. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của thị trường này cũng rất lớn. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần đảm bảo nâng cao chất lượng trái cây, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao vào các thời điểm cụ thể trong năm và tìm được những người mua quen thuộc với các đặc điểm và phân khúc thị trường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu chung đối với trái cây tươi và rau quả:
- Tránh dư lượng thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm
“Các nhà bán lẻ lớn ở một số quốc gia thành viên như Đức, Hà Lan và Áo, sử dụng mức dư lượng tối đa (MRL) nghiêm ngặt hơn MRL được quy định trong luật Châu Âu.
- Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc và bảo quản:
Kiểm soát dịch hại nông nghiệp bao gồm thực hành trồng trọt và quản lý hóa chất. “Các nhà xuất khẩu cần tuyệt đối tuân theo các quy định về kiểm dịch thực vật. Những sản phẩm trái cây xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trước khi được đưa vào EU”- đại diện thương vụ lưu ý.
- Duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao
Đây cũng là yếu tố được chú ý đến việc bảo quản sản phẩm an toàn, nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ để đảm bảo trái cây có tình trạng tốt tại thị trường xuất khẩu.
- Với đóng gói bao bì, doanh nghiệp cũng cần lưu ý
Các loại trái cây nhiệt đới nhỏ như vải, chôm chôm và chanh dây được đựng trong hộp carton từ 1,5 đến 2,5 kg.
Để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, các đơn vị vận chuyển thường ưu tiên vận chuyển bằng đường biển. Như vậy cũng có thể đảm bảo đưa ra được mức giá hấp dẫn cho người tiêu dùng bình dân. Đồng thời luôn đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Chanh dây là một trong những loại quả khá phù hợp hơn với vận tải đường biển nhờ vào việc cải tiến bao bì bảo vệ và độ chính xác của nhiệt độ được kiểm soát.