Preloader Close
21-10 2022
Quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, sau các loại trái cây như: xoài, nhãn, vải, thanh long, vú sữa và chôm chôm. Ngoài ra, các loại trái cây khác của Việt Nam cũng được Mỹ nhập khẩu ở dạng đông lạnh như dừa, sầu riêng được xuất khẩu đến Mỹ nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh Trái bưởi tươi Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Hoa Kỳ Chiều 17/10, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức công bố những yêu cầu chất lượng và kỹ thuật của trái Bưởi tươi Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Sau hơn 5 năm đàm phán, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo chính thức về việc nhập khẩu bưởi tươi của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Như vậy, Bưởi tươi của Việt Nam (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang đất nước cờ hoa. Tham khảo:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? Yêu cầu đối với trái Bưởi Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ Đối với mặt hàng Bưởi Việt Nam xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu: + Vùng trồng và cơ sở xử lý: phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS). + Không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Hoa Kỳ quan tâm như: các loại ruồi đục quả Bactrocera dorsalis, Zeugodacus cucurbitae; sâu đục quả Prays endocarpa và các loại nấm Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana. + Trước khi bưởi được đóng gói, xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải đảm bảo được xử lý chiếu xạ và có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp. + Các biện pháp quản lý đối với nấm Cylindrocarpon lichenicola và Phyllosticta citriasiana, như sau: loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói; phải được làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả; loại bỏ hết lá, cuống và các bộ phận khác của cây (trừ cuống quả ngắn hơn 2,5 cm vẫn còn gắn vào quả). Tham khảo:Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu + Các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được xử lý chiếu xạ với với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Hoa kỳ - Thị trường tiềm năng cho trái cây Việt Nam Hoa Kỳ là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ trái cây rất lớn, trung bình sản lượng trái cây tiêu thụ mỗi năm của quốc gia này lên tới 12 triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất trái cây tươi nội địa của Mỹ chỉ đạt được 70% nhu cầu tiêu dùng. 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Tham khảo:Dịch vụ vận chuyển hàng qua Mỹ trọn gói an toàn, uy tín Tại Việt Nam, hiện đang có 105.400 ha trồng bưởi với sản lượng gần 905.000 tấn với các chủng loại đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32 nghìn ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn... Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và quả bưởi tươi nói riêng để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm về thủ tục xuất khẩu bưởi sang Mỹ, các loại giấy phép chuyên ngành, chọn loại container thích hợp và cước vận chuyển bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn miễn phí. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.
Chia sẻ bài viết
19-10 2022
Ngày 12/10/2022, Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã cùng 26 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia hội nghị Bàn tròn hợp tác kinh tế về logistics Việt Nam - Đức tại trụ sở của Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư của Düsseldorf - NRW. Global Business. Là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics uy tín, Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco tự hào được lựa chọn cùng tham dự vào hội nghị quan trọng này Các đại diện tham gia hội nghị hợp tác kinh tế về logistics Việt Nam - Đức Tham dự Bàn tròn, phía Việt Nam có ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; ông Bùi Vương Anh, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Đức; ông Ngô Anh Tuấn, Tổng Thư ký Hiệp hội Đại lý, Môi giới & Dịch vụ hàng hải Việt Nam và đại diện của 26 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam. Phía CHLB Đức, thành phần tham dự gồm có ông Karl-Uwe Bütof, Cao ủy phụ trách quan hệ kinh tế khu vực Đông Nam Á, Bộ Kinh tế Dussendorf; ông Björn Schubert, Vụ trưởng Vụ Đổi mới, Bộ Kinh tế Dussendorf; ông Felix Neugart, Tổng giám đốc điều hành của NRW. Global Business; bà Astrid Becker, Giám đốc phụ trách Asia của NRW. Global Business và đại diện một số doanh nghiệp Đức trong lĩnh vực logistics. Học hỏi và cơ hội hợp tác với doanh nghiệp logistics Đức Trong khuôn khổ hội nghị, đoàn doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng có gặp gỡ và buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức; Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức. Qua đó cũng tìm hiểu thêm về tiềm năng hợp tác logistics của Đức thông qua kênh người Việt - một kênh cầu nối hữu hiệu cho doanh nghiệp hai nước. Bên cạnh đó, đoàn cũng trực tiếp tham quan trung tâm logistics đường sắt tại Duisburg, thăm trung tâm khai thác hàng hóa tại sân bay Cologne - Bonn, làm việc với MBS Logistics GmbH tại Cologne. Từ đó có thể trao đổi trực tiếp về các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực vận tải đường sắt và đường hàng không. Ngày 14/10, đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hamburg và tham gia tour thăm cảng Hamburg do Cảng vụ Hamburg tổ chức, tìm hiểu về cách vận hành dịch vụ cảng biển logistics tại cảng lớn nhất nước Đức, còn được gọi là “cửa ngõ vào thế giới”. Đây là cảng nhộn nhịp, sôi động thứ hai tại châu Âu về lượng TEU thông qua và lớn thứ 11 trên toàn thế giới. Tham khảo: Top 10 cảng biển lớn nhất Châu Âu năm 2022 Trước khi kết thúc hành trình làm việc tại Đức, đoàn đã có buổi khảo sát tại trung tâm logistics của Amazon tại Leipzig, trung tâm logistics hàng không tại sân bay Leipzig Halle và Trung tâm Hội chợ - triển lãm Leipzig để tìm hiểu thực tế về hệ thống logistics của Amazon cũng như cách thức vận hành vận tải hàng không của Đức.
Chia sẻ bài viết
13-10 2022
Hàng nông sản Việt Nam đang trở thành loại hàng hóa xuất khẩu rất tiềm năng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để thành công xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây thì doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng - vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng dư lượng thuốc trừ sâu, quy tắc về bao bì nhãn mác,... và rất nhiều quy định khác. Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây đi quốc tế cần kiến thức gì? Hiện nay, các thị trường nhập khẩu nông sản ngày càng khó tính với các yêu cầu hàng hóa khắt khe. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu nông sản, trái cây cần nắm được các kiến thức để xác định: - Yêu cầu/ nhu cầu hàng hóa của thị trường xuất khẩu - Quy định, tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản của thị trường định xuất khẩu là gì? các chỉ số chất lượng cho phép - Các quy tắc và quy định xuất khẩu hàng hóa nông sản tại thị trường nhập khẩu? - Chính sách về bao bì, nhãn mác về hàng nông sản xuất khẩu - Cách xử lý và thủ tục kiểm dịch hàng nông sản áp dụng đối với từng thị trường quốc tế - Các giấy tờ, thủ tục cần cung cấp cho hải quan khi xuất khẩu nông sản? - Mã HS xuất khẩu có phải chịu thuế không? Các loại thuế phải nộp, mức thuế phải chịu là bao nhiêu? - Cách tính Thuế hải quan, thuế và phí như thế nào? - Các phương pháp đảm bảo thực phẩm còn tươi mới khi đến cảng nhập ... Do đó, để đảm vảo việc xuất khẩu hàng nông sản, trái cây thuận lợi, các doanh nghiệp nghiệp, đơn vị xuất khẩu sẽ phải làm việc và liên hệ với các công ty logistics, forwarder uy tín hỗ trợ tư vấn từ đầu đến quá trình vận chuyển hàng hóa đến điểm đích được thuận lợi. Lacco - Công ty Forwarder cung cấp dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế uy tín hàng đầu Nếu bận đang cần tìm đơn vị forwarder uy tín, có thể cung cấp trọn gói dịch vụ xuất khẩu hàng nông sản, trái cây quốc tế thì hãy liên hệ với công ty Lacco. Lacco forwarder là đơn vị có kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics - Tự hào được các cơ quan ban ngành tin tưởng, giao trọng trách là đơn vị vận tải chính cho các chương trình Hội chợ triển lãm quốc tế. Bên cạnh đó, Lacco còn hỗ trợ: - Dịch vụ khai báo hải quan - Lựa chọn loại container phù hợp để đảm bảo nông sản vận chuyển đến điểm đích được an toàn Tham khảo:Hàng hóa vận chuyển bằng container lạnh & Chu kỳ sống của sản phẩm - Lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng nông sản - Lacco là đơn vị có kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics - Tự hào được các cơ quan ban ngành tin tưởng, giao trọng trách là đơn vị vận tải chính cho các chương trình Hội chợ triển lãm quốc tế. - Chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu tại cảng - tại chỗ và vận chuyển quốc tế. Bạn nhận được gì khi sử dụng dịch vụ tại Lacco? Đến với công ty Lacco bạn có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ tốt nhất: - Vận chuyển an toàn - Bảo hiểm hàng hóa 100% - CAM KẾT thời gian giao nhận, mọi thông tin sai lệch do hãng tàu, shipper đều được nhân viên quản lý hàng của Lacco thông báo kịp thời để khách hàng chủ động theo dõi được lịch trình điểm đến của hàng hóa. - Hệ thống tracking theo dõi tiến độ hàng CHUẨN XÁC - Tư vấn tận tâm, chi phí TIẾT KIỆM - ĐA DẠNG DỊCH VỤ vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường hàng không… - Các mặt hàng đa dạng từ nhỏ đến hàng quá tải, cồng kềnh, hàng hóa khu công nghiệp. - Phục vụ khách hàng 24/24 - Đảm bảo các tiêu chí: An toàn - Nhanh chóng - Uy tín - Nhiệt tình - Chu đáo - Chuyên nghiệp. Lacco luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, từ các dịch vụ chứng từ - hải quan, vận tải hàng hóa quốc tế - nội địa, hàng dự án - hội chợ, vận chuyển hàng hóa trên mọi hình thức ... Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần: Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được tư vấn dịch vụ và chất lượng hỗ trợ tốt nhất.
Chia sẻ bài viết
10-10 2022
Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống số hóa, các hoạt động làm việc và giao dịch online đang dần trở nên phổ biến hơn. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích về thời gian và nguồn lực. Bên cạnh đó, làm việc trực tuyến với đối tác cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi làm việc và giao dịch online, các bạn cần chú ý. Cách phòng tránh lừa đảo khi làm việc trực tuyến với đối tác 1. Hạn chế làm việc qua các kênh mạng xã hội không được xác thực Facebook, zalo và các kênh mạng xã hội giúp mọi người trao đổi dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, các tài khoản này rất khó để chứng thực danh tính. Do đó, nếu như là lần đầu trao đổi thì trước khi trao đổi thông tin giao dịch hàng hóa và tiền với đối tác thì bạn hãy làm việc bằng email và xác định thông tin người trao đổi với công ty. Mọi thông tin liên quan đến hợp đồng, điều khoản hợp tác, cam kết giữa các bên, giao dịch tiền nong nên làm việc qua email hoặc đến trực tiếp công ty. Trong hợp đồng phải có đóng dấu và chữ ký đại diện công ty cẩn thận. Tham khảo:Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng 2. Làm việc trực tiếp qua Email Hiện nay, phần lớn các công ty uy tín đều tạo đăng ký email theo tên miền công ty cho mỗi thành viên của công ty. Ví dụ, công ty Lacco hiện đang đặt đồng bộ đuôi Email cho cán bộ nhân viên công ty theo tên miền theo cú pháp: bophan1@lacco.com.vn - info@lacco.com.vn. Thông qua đặc điểm này, các bạn có thể yên tâm về tài khoản đang thực hiện làm việc, giao dịch chính xác đến từ công ty theo thông tin được giao dịch viên cung cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn chưa đồng bộ được email theo tên miền cho nhân viên thì các bạn cần xác mình theo phương án khác. 3. Xác nhận thông tin Saler với Công ty thông qua số hotline Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm việc với nhân viên sale của công ty này thì để yên tâm, bạn nên liên hệ vào hotline của công ty để xác nhận xem thông tin người liên hệ với bạn có chính xác là nhân viên của công ty đó không. Trường hợp đối tượng mạo danh nhân viên của công ty Lacco thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng Trên thực tế, có một số cá nhân đã lợi dụng hình ảnh, thương hiệu của công ty Lacco, tự nhận là nhân viên sale của công ty nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng. Do đó, việc liên hệ đến hotline của công ty để xác mình thông tin cũng là cách thức để đảm bảo quyền lợi, tài sản của mình khi làm việc online. 4. Hợp đồng phải có đầy đủ dấu xác nhận và chữ ký của đại diện doanh nghiệp Tất cả các hoạt động thương mại đều cần có hợp đồng với các điều khoản hợp tác rõ ràng. Trên hợp đồng có ghi rõ đầy đủ thông tin công ty, tài khoản giao dịch (tài khoản đứng tên doanh nghiệp) và được đóng đầy đủ dấu và có chữ ký đại diện doanh nghiệp. 5. Các thông tin giao dịch đều thông qua tài khoản doanh nghiệp Thông thường, khi tham gia các hoạt động thương mại, thông tin giao dịch, số tài khoản ngân hàng sẽ đứng tên công ty hợp tác. Nên khi bạn chuyển khoản mà đối tác yêu cầu phải chuyển vào tài khoản cá nhân thì bạn nên cẩn thận, xác minh thông tin rõ ràng trước khi làm chuyển tiền. Hoặc có thể liên hệ ngay đến tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc bộ phận kế toán của doanh nghiệp để xác minh. 6. Các giao dịch thương mại cần có hóa đơn VAT Hiện nay, các giao dịch thương mại đều có hóa đơn đỏ rõ ràng. Do đó, sau hoặc trước khi chuyển tiền, bạn hãy yêu cầu đối tác gửi hóa đơn VAT để xác nhận thông tin doanh nghiệp và việc giao dịch được thực hiện đến địa chỉ uy tín. 7. Hãy đến trực tiếp doanh nghiệp để thăm quan Để yên tâm, nếu khoảng cách doanh nghiệp không quá xa, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian đến thăm quan và làm việc trực tiếp với lãnh đạo, đối tác mà bạn làm việc. Như vậy bạn có thể chắc chắn về quy mô, quy trình hoạt động làm việc của đối tác để yên tâm hợp tác lâu dài. Khi phát hiện bị lừa đảo cần phải làm gì? Trường hợp bạn không may gặp phải đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp và bị mất tiền oan thì hãy: - Liên hệ ngay đến công ty bị đối tượng đó mượn danh thực hiện giao dịch để chứng thực việc bị lừa đảo - Kết hợp với doanh nghiệp làm đơn tố cáo đối tượng lừa đảo để đòi lại quyền lợi cho mình. - Cung cấp đầy đủ các thông tin, quá trình làm việc với đối tượng lừa đảo để thuận tiện cho quá trình làm việc với cơ quan chức năng. Thông thương, các doanh nghiệp làm việc uy tín chắc chắn sẽ sẵn sàng phối hợp với bạn để tìm ra đối tượng lừa đảo gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Vì vậy, ngay khi gặp vấn đề, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến tổng đài hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp nhé. Nhưng quan trọng nhất là hãy luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp, phòng ngừa những hành vi lừa đảo để bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình. Hy vọng với những chia sẻ của công ty Lacco trên đây sẽ giúp các bạn cảnh giác hơn và có những giải pháp tốt nhất khi thực hiện các giao dịch trên không gian mạng. Chúc doanh nghiệp luôn phát triển mạnh mẽ và thành công!
Chia sẻ bài viết
09-10 2022
Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 3 của Lào với mối quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia có những bước phát triển vượt bậc. Nhằm mục tiêu gắn kết tình hữu nghị và phát triển kinh tế giữa 2 nước, ngày 03/11 đến 07/11 tới đây Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Để tiếp cận thị trường Lào, các cá nhân doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sang Lào cũng cần bổ sung thêm các kiến thức về văn hóa giao lưu, tập tục kinh doanh của nước bạn. Trong bài viết này, công ty Lacco sẽ chia sẻ với quý doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh tại Lào. Văn hóa Chào hỏi của người dân Lào Tại Lào có cách chào truyền thống là "Phanom" hoặc "wai" – hai tay chắp vào nhau giống như đang cầu nguyện và đặt trước mặt hoặc ngực. Tuy nhiên, ở 1 số nơi thì việc bắt tay chào hỏi cũng phổ biến hơn. Bên cạnh đó, việc chào hỏi tên của người Lào cũng có chút đặc biệt, họ thường đặt tên trước họ. Ví dụ ngài Thủ tướng Khamtay Siphandon sẽ được gọi là ông Khamtay hoặc Thủ tướng Khamtay. Ngoài ra, khi gọi tên, bạn nên gọi kèm danh xưng ở phía trước là "Ông/Bà" hay "Than" để thể hiện sự tôn trọng với họ. Phong cách giao tiếp với đối tác tại Lào Giống hầu hết các nước châu Á khác, người Lào có xu hướng trả lời cho bạn những gì mà họ nghĩ là bạn muốn nghe, dù đó không phải là cảm xúc hay kế hoạch thật sự của họ. Với người Lào, “có thể”, “có lẽ” hoặc “có” đều có thể hàm nghĩa là “không”. Tốt nhất bạn nên chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Trong hầu hết các tình huống giao tiếp, bạn có thể nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tuy nhiên, khi bạn nói chuyện với những người lớn tuổi hoặc những người có địa vị xã hội cao thì không nên nhìn thẳng vào mắt họ, trừ khi họ nhìn thẳng vào mắt bạn trước. Trang phục phù hợp khi đến Lào Nước Lào có vị trí địa lý nằm ở khu vực cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao quanh năm và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Do đó, khi đến Lào, bạn nên lựa chọn những trang phục nhiệt đới nhẹ nhàng. Phụ nữ Lào thường mặc váy truyền thống dài quá đầu gối kết hợp với áo choàng. Đàn ông thường mặc quần dài với áo sơ mi hoặc với áo truyền thống của họ. Bên cạnh đó, khi đến Lào, bạn cũng cần lưu ý người dân Lào đặc biệt bảo thủ nên tốt nhất hãy lựa chọn những trang phục kín đáo khi đến Lào, đặc biệt họ không thích phụ nữ mặc váy ngắn nên khi đến Lào tìm thị trường kinh doanh hãy chú ý thận trọng về trang phục và ngoại hình. Chú ý khi lựa chọn quà tặng Như hầu hết các nền văn hóa Phật giáo khác, bàn chân là bộ phận không được xem trọng nhất trên cơ thể người. Do đó những món quà về giày và tất sẽ không phù hợp ở Lào. Ngoài ra, theo văn hóa của quốc gia Phật giáo này, màu xanh và đỏ chính là màu sắc đại diện cho sự may mắn. Vì vậy, khi tặng quà bạn hãy chọn giấy bọc mang màu sắc may mắn là màu xanh lá cây hoặc màu đỏ và tránh dùng màu trắng vì màu này được xem là không may mắn. Phong cách quản lý Người Lào thường làm tuần tự từng việc một với tốc độ làm việc không nhanh nhưng lại khá ổn định. Vì vậy, không nên giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm chồng chéo lên các nhân viên người Lào và nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện vấn đề kịp thời vì nhân viên người Lào thường rất miễn cưỡng trong việc nói ra những khó khăn trong công việc. Trong một công ty Lào, cấp cao nhất sẽ ra các quyết định và mọi người bên dưới sẽ thi hành quyết định đó. Họ rất xem trọng thứ bậc, nếu có vấn đề thì nhân viên phải báo cáo với người giám sát trực tiếp. Việc báo cáo vượt cấp là chuyện không thể chấp nhận được trong hầu hết các doanh nghiệp Lào. Tham khảo: https://lacco.com.vn/news/354-Tiem-nang-xuat-khau-Lao-thue-xuat-khau-sang-Lao-la-bao-nhieu Trao đổi danh thiếp Để thể hiện sự tôn trọng với đối tác, khi trao và nhận danh thiếp bạn nên đưa bằng 2 tay và dùng vài giây để đọc thông tin trước mặt người trao. Tuyệt đối không nên cho ngay vào trong túi vì điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người trao. Bên cạnh đó, trước khi sang Lào bạn nên dịch danh thiếp của mình sang tiếng Lào hoặc tiếng Anh để thuận tiện ghi nhớ, trao đổi thông tin. Cách thức dùng bữa Khi được đối tác mời đến nhà dùng bữa, bạn nên mang theo một món quà nhỏ (trái cây, bánh ngọt,...) để thể hiện sự lịch sự. Hãy đến đúng giờ hẹn và cởi giày trước khi bước vào nhà. Khi gặp mặt mọi người, hãy chào những người lớn tuổi trước. Nên chờ chủ nhà xếp chỗ cho bạn, và cũng nên chờ những người lớn tuổi ngồi xuống trước thì mới được ngồi xuống. Nếu bạn ăn trong nhà hàng, bạn sẽ phải đến quầy tính tiền để thanh toán hóa đơn vì người Lào cảm thấy việc đem hóa đơn ra tại bàn là rất bất lịch sự. Bạn nên kiểm tra xem có khoản phí dịch vụ nào được cộng thêm vào hay không, nếu không có thì bạn nên để lại tiền boa. Với những chia sẻ về văn hóa sống, làm việc của người Lào, hy vọng với những chia sẻ trên đây của Lacco sẽ giúp các bạn có những buổi làm việc thuận lợi và vui vẻ với những đối tác người Lào thân thiện, đáng mến. Đồng thời tìm ra được những cơ hội kinh doanh mới tại thị trường đầy tiềm năng như CHDCND Lào.
Chia sẻ bài viết
09-10 2022
Việt Nam là đối tác lớn của Lào sau Thái Lan và Trung Quốc, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, mối quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia cũng có những bước tiến vượt bậc. Để thể hiện tình đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển, Việt - Lào đã ký rất nhiều hiệp định thương mại với rất nhiều ưu đãi về thuế quan, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giao thương giữa 2 nước. Vậy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa đi Lào như nào? Mức thuế xuất khẩu sang Lào là bao nhiêu? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Tiềm năng thị trường xuất khẩu Lào? Theo Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 708,2 triệu USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 247,2 triệu USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu từ Lào vẫn tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu các mặt hàng này vẫn tăng trên thị trường thế giới. Theo Thương vụ Việt Nam tại Lào, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào là sắt thép đạt 36,5 triệu USD; xăng dầu, phân bón, rau quả đạt gần 20 triệu USD; gốm sứ, dây điện và cáp điện, giấy, hàng dệt may, đạt gần 7 triệu USD; bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, kim loại thường, gỗ và các sản phẩm gỗ đạt khoảng 3 triệu USD; clanke và xi măng là gần 1,55 triệu USD. Đây cũng là những sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt hiện nay. Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường Lào, tháng 11/2022, Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình, các bạn có thể tham khảo tại: Thư mời doanh nghiệp tham gia Hội chợ Việt Lào - Chào mừng năm đoàn kết, hữu nghị Việt - Lào 2022 Thuế xuất khẩu sang Lào là bao nhiêu? Hiện nay, theo Biểu thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa từ Lào năm 2022 thì hàng hóa xuất khẩu sang Lào đang chịu mức thuế suất là từ 0 - 2.5% tùy theo từng loại hàng hóa. Các bạn có thể tham khảo cụ thể tại Biểu thuế suất nhập khẩu 2022. Theo dự thảo, Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn từ 01/12/2022 đến 04/10/2023. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ CHDCND Lào, trừ hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% nếu đáp ứng các điều kiện quy định. Đối với hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất ATIGA, dự thảo quy định: Hàng hóa nhập khẩu từ CHDCND Lào, thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 50% thuế suất ATIGA quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số /2022/NĐ-CP ngày tháng năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2023-2027 nếu đáp ứng các điều kiện quy định.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99