Preloader Close
Kiến thức

Chanh Leo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ Tháng 7/2022

Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức đồng ý nhập khẩu thí điểm Chanh Leo Việt Nam từ ngày 1/7.

Chanh Leo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ Tháng 7/2022

Các yêu cầu về hàng Chanh Leo Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), phía Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7.

Theo đó, Chanh Leo Việt sẽ được xuất khẩu đi từ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Tây như Bằng Tường, Đông Hưng...

Trung Quốc đề nghị Việt Nam giám sát chặt chẽ quy cách đóng gói, các vấn đề về kiểm soát sinh vật gây hại, mã số vùng trồng, lưu trữ hồ sơ... nhằm đảm bảo chất lượng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra 5 loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch không được phép xuất hiện trong chanh leo khi nhập khẩu vào thị trường nước này.

Chanh Leo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ Tháng 7/2022

Bạn nên biết: Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp trong việc lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu. Phía bạn cũng đề nghị, việc sản xuất chanh leo phải đáp ứng các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP.

Tham khảo: Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu chanh leo vào Trung Quốc phải đăng ký qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các thông tin đăng ký bao gồm: tên sản phẩm, địa chỉ và mã số đăng ký để truy xuất nguồn gốc...

Hàng năm, trước thời kỳ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ gửi danh sách doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cơ quan này phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ công bố danh sách trên website chính thức.

Tham khảo: 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Chuẩn hóa sản xuất để đưa Chanh Leo đi ra quốc tế

Chanh leo nằm trong TOP 10 loại cây ăn quả Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2021. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh leo Việt Nam tăng hơn 300%. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia đứng 4 thế giới chỉ sau Brazil, Peru, Ecuador.

Theo ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung Quốc  đã chấp thuận nhập khẩu Chanh Leo Việt Nam. Do đó, Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu loại trái cây này cần liên hệ Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký và được hướng dẫn chi tiết. Đây là loại quả có tiềm năng lớn tại Trung Quốc, có thể mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Chanh Leo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ Tháng 7/2022

Bạn nên biết: Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu

Bên cạnh đó ông cũng lưu ý, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu số 1 của trái cây Việt Nam và cũng là thị trường khá khó tính, yêu cầu kiểm tra trực tuyến đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, nhất là các mặt hàng như thanh long, xoài, dưa hấu,… và ghi nhận một vài trường hợp không đạt, nhất là các tiêu chí về kiểm soát Covid-19.

Do đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp và địa phương phải hết sức chú ý thực hiện đúng các quy định vì Trung Quốc sẽ chỉ thông báo trước từ 3 - 5 ngày. Khi phát hiện vi phạm, tùy mức độ có thể tạm ngưng nhập khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, các mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng tươi với 75,9%; còn lại là đã qua chế biến. Top 10 trái cây xuất khẩu tươi của Việt Nam năm 2021 là thanh long (tỷ lệ cao nhất, chiếm 33,9%), xoài (6,5%), chuối, mít, dừa, sầu riêng, chanh, dưa hấu, vải, chanh leo. Những thị trường tiêu thụ nhiều nhất trái cây của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Nga, Australia.

Tham khảo: Thị trường nông sản ở Việt Nam sẽ chuyển biến thế nào khi hiệp định RCEP có hiệu lực?

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99