Preloader Close
Kiến Thức

Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản

Những ngày qua, hàng trăm xe chở mít Thái, thanh long ruột đỏ, dưa hấu… bị ùn ứ ở cửa khẩu phải quay đầu bán tháo. Thực tế, các cuộc “giải cứu” nông sản hầu như năm nào cũng tái diễn. Hình thức xuất khẩu chính ngạch là cách "giải cứu" tốt nhất cho hàng nông sản Việt Nam hiện nay.

Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản

Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

Từ trước đến nay, hàng nông sản Việt Nam luôn nằm trong thế bị động so với bên nhập khẩu. Thập chí liên tục rơi vào "thảm cảnh" rớt giá. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đạt 1,69 tỷ USD, tăng 18,3% so với 11 tháng năm 2020.

Theo ông Vy Công Tường – Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết: Tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc hiện nay tại cửa khẩu tỉnh chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

“Do việc xuất khẩu tiểu ngạch đã có truyền thống từ trước đến nay, hơn nữa Trung Quốc áp dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế VAT đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam với mức 8.000 nhân dân tệ/người/ngày. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn ưu tiên hình thức Xuất khẩu theo đường tiểu ngạch".

Xuất khẩu chủ yếu đi theo đường tiểu ngạch

Theo ông Tường, việc buôn bán tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Do đó, tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch, hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra.

Bà Ngô Tường Vy – Phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hầu như không mặn mà với việc xuất khẩu hàng chính ngạch sang Trung Quốc. Nguyên nhân là chi phí cao trong khi xuất khẩu tiểu ngạch đơn giản mà vẫn có lợi nhuận.

Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản

Bà Vy cho rằng “Nếu như doanh nghiệp vẫn theo cách thức, tư duy bán hàng cũ thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian tới sẽ gặp rất nhiều rủi ro”. Vì vậy cách thức bền vững nhất vẫn là xuất khẩu chính ngạch và tìm kiếm đường vào các siêu thị lớn của quốc gia đó.

Ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho rằng do Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu chính ngạch 9 loại trái cây của Việt Nam, đó là xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt.

Còn những loại không có tên trong danh mục này đều phải đi qua con đường biên mậu. Trong đó có những loại trái cây mà Việt Nam rất dồi dào, như sầu riêng, vú sữa, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang…

Các điều kiện để xuất khẩu chính ngạch hàng nông sản

Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản

Để xuất khẩu chính ngạch các thương nhân phải là doanh nghiệp quy mô trung bình trở lên, có bộ máy kinh doanh đủ trình độ để giao dịch, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng….

Ông Hải lấy ví dụ mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là Gạo. Theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP, chỉ những thương nhân đáp ứng đủ điều kiện mới được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhưng cho đến nay, mới chỉ gần 200 thương nhân đủ điều kiện nói trên.

Đối với hàng thủy sản dù không có hạn chế khi xuất khẩu chính ngạch. Nhưng những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn mới có thể tham gia được các thị trường này. Những đơn vị này sẽ chỉ thực hiện giao hàng khi đã có hợp đồng, người mua rõ ràng.

Theo Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, để giải quyết vấn đề này cần vận động, tập huấn cho người nông dân, thương lái thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài với đối tác bên kia biên giới. Đồng thời cũng cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất, sau đó bao tiêu sản phẩm.

Tham khảo: Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam tại thị trường EU

“Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu”, ông Hải đánh giá.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí. Như vậy, nông dân không phải vừa lo sản xuất, vừa lo bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể đưa hoạt động xuất khẩu trái cây vào nề nếp.

Tuy nhiên, vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta phải đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu ngoài 9 loại. Nếu không thì vú sữa, sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, bơ, dừa, khoai lang… vẫn mãi chỉ đi qua cửa khẩu phụ.

Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản

“Bài học tiêu thụ vải của Bắc Giang, Hải Dương, xoài, nhãn của Sơn La là những minh chứng rất rõ một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn”, ông nói.

Tham khảo thêm: Làm thế nào để xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản?

Đặc biệt, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa. Các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa. Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới, giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.

Nguồn: Cánh cò

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99