Thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp đang là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường. Các thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu thực phẩm đóng hộp cũng là yếu tố rất quan trọng để nhập khẩu được hàng chính ngạch về Việt Nam. Cụ thể quy trình xử lý thủ tục hải quan như thế nào, chính sách thuế đối với các khu vực được phép xuất khẩu vào Việt Nam như thế nào? Các bạn hãy theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của Lacco nhé!
Quy định nhập khẩu thực phẩm đóng hộp
Theo Nghị định 5/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), nhập khẩu thực phẩm đóng hộp phải là những sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ. Cũng theo nghị định này, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hay sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm đóng hộp sẽ phải tự công bố sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường
Các mặt hàng thực phẩm đóng hộp đều nằm trong danh mục sản phẩm được nhập khẩu. Do đó, khi nhập khẩu và phân phối ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp chỉ cần xuất trình đầy đủ hồ sơ là có thể làm thủ tục nhập khẩu được.
Ngoài ra, các sản phẩm này cũng sẽ phải tiến hành làm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 05/3/2007 của Bộ Y tế. Đồng thời, sẽ làm kiểm dịch động vật được quy định tại thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018.
Thủ tục công bố thực phẩm đóng hộp
Để thực hiện Nghị định 5/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm đóng hộp cần có một số giấy tờ như sau:
- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu;
- Phiếu kết quản kiểm nghiệm sản phẩm đồ hộp cấp tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 do Bộ Y tế chỉ định;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Mẫu nhãn hoặc hình ảnh sản phẩm.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp
Nhập khẩu thực phẩm đóng hộp là sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ theo Nghị định 5/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do đó, nếu anh/chị muốn Nhập khẩu thực phẩm đóng hộp cần phải thực hiện theo quy trình 5 bước:
Bước 1: Làm tự công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu hàng về.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra vệ sinh ATTP khi vận chuyển hàng đến cảng nhập.
Bước 3: Chuẩn bị hoàn tất hồ sơ và Mở tờ khai hải quan.
Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thì nộp chứng nhận.
Bước 5: Cuối cùng các doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế, thông quan hàng hóa và lấy hàng
Bên cạnh đó, Thủ tục hải quan nhập khẩu, quy định về nhãn mác và chính sách thuế cũng là vấn đề cần phải lưu ý trong quá trình làm thủ tục để nhập khẩu mặt hàng này. Để nắm được thông tin chi tiết các bạn hãy liên hệ ngay với Lacco để được tư vấn từng mặt hàng và thị trường cụ thể nhé!
Thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đóng hộp
Đối với các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam yêu cầu đều phải có đầy đủ thủ tục hải quan. Các giấy tờ cần phải xuất trình khi nhập khẩu sản phẩm thực phẩm đóng hộp bao gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao (bản chính nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan).
- Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp.
- Giấy giới thiệu – Bản chính.
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử (nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan).
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp (tùy từng trường hợp).
- Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính (áp dụng với một số bưu cục).
- Bản tự công bố sản phẩm.
- Kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhãn mác của thực phẩm đóng hộp
Nội dung nhãn mác hàng hóa trên vỏ bao bì sản phẩm thực phẩm đóng hộp nhập khẩu vào Việt Nam phải cung cấp đầy đủ các nội dung theo quy định:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Chính sách thuế khi nhập khẩu thực phẩm đóng hộp
Chính sách thuế cụ thể của sản phẩm thực phẩm đóng hộp sẽ phụ thuộc vào mã HS code và tính chất sản phẩm được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp 2 khoản thuế bắt buộc bao gồm: Thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Tham khảo: Nghị định 101/2021/NĐ-CP Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu một số mặt hàng từ 2022
Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022
Lưu ý: Những trường hợp các doanh nghiệp nhập thực phẩm đóng hộp từ các nước có FTA với Việt Nam có thể sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan với điều kiện hàng hóa đáp ứng đúng quy định của hiệp định đưa ra. Hiện tại, Việt Nam đang tham gia ký kết FTA với 50 quốc gia, vì thế khả năng Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan từ mặt hàng này rất cao.
Để nắm được thông tin chi tiết về thuế quan hoặc cần hỗ trợ về tờ khai hải quan, vận chuyển hàng thực phẩm đóng hộp, các bạn hãy liên hệ ngay về Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco theo địa chỉ hotline: 090623 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được nhân viên chuyên môn của chúng tôi hỗ trợ thông tin cụ thể.