Preloader Close
Kiến Thức

Quy tắc xuất xứ là gì? Tổng hợp các mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam

Bài viết này, Lacco sẽ giới thiệu với bạn đọc những nội dung quan trọng về quy tắc xuất xứ hàng hóa và vai trò quan trọng của chứng nhận xuất xứ trong xuất nhập khẩu. Đồng thời, chia sẻ những mẫu CO phổ biến đang được sử dụng tại Việt Nam. Từ đó, giúp các bạn xác định rõ fomr CO phù hợp với hàng hóa nhập khẩu được sử dụng tại thị trường mà bạn nhập khẩu.

Quy tắc xuất xứ là gì?

Quy tắc xuất xứ là gì? Tại sao cần có giấy chứng nhận xuất xứ?

Quy tắc xuất xứ là tập hợp những quy định nhằm xác định - được coi là sản xuất tại một nước hoặc một nhóm nước. Để hiểu hơn về quy tắc xuất xứ hàng hóa, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó. ... Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

Tại sao cần có giấy chứng nhận xuất xứ?

Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin - C/O) là văn bản thể hiện hàng hóa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp cho từng chuyến hàng, tương đồng với các chứng từ như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói... Giấy này do Cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức được Cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền cấp.

Quy tắc xuất xứ được đặt ra nhằm mục đích chính là đảm bảo hiệu quả của chính sách thương mại quốc tế, trong đó có sự phân biệt giữa các nước tùy theo quan hệ.

- Ưu đãi thương mại: Khi hai nước hoặc một nhóm nước thông nha ưu đãi cho nhau, thông qua việc ký hiệp định thương mại tự do (FTA), các nước này muốn đảm bảo ưu đãi đó chỉ dành cho hàng hóa sản x nhóm. Theo đó, chỉ hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ do có đặt ra thì khi nhập khẩu vào các nước này mới được 10 khấu bằng 0% hoặc thấp hơn thuế nhập khẩu cùng một mặt" nước ngoài nhóm. 

- Trừng phạt thương mại: Khi một nước nhận thấy một nước khác có hành vi thương mại bất bình đẳng, họ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt như áp thuế tự vệ, thuế chống phá giá,  thuế chống trợ cấp, chồng lấn tránh. Khi đó, giấy chứng nhận xuất xứ sẽ là phương tiện để phân biệt hàng hóa Có phải là xuất phát từ nước đang bị trừng phạt không để áp dụng biện pháp cho đúng.

Ngoài 2 mục đích chính như trên, tại một số nước giấy chứng nhận xuất xe vẫn được coi là một chứng từ bắt buộc trong hồ sơ thông quan, nhưng không nhằm mục đích phân biệt đối xử. 

Tổng hợp các mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam (mẫu giấy chứng nhận xuất xứ)

Về cơ bản, có 2 loại giấy chứng nhận xuất xứ: ưu đãi và không ưu đãi.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi được cấp nhằm giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại, cụ thể là ưu đãi trong các FTA, một số thỏa thuận song phương hoặc ưu đãi đơn phương. 

+ Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi được cấp cho hàng hóa từ những nước không thuộc các FTA mà Việt Nam tham gia, không có thỏa thuận song phương hoặc không được Việt Nam đơn phương dành ưu đãi. Tóm lại, là những nước không thuộc nhóm được cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi.

Tổng hợp các mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam

Một số mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam

STT

Mẫu C/O

Thỏa thuận thương mại

1

A

Quy chế ưu đãi Phổ Cập (GSP)

2

B

Các nước không thuộc thỏa thuận ưu đãi

3

C

Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)

4

D

Hiệp định Thương mại tự do Asean - Trung Quốc (ACFTA)

5

AANZ

Hiệp định thương mại tự do Asean - Úc - New Zealand (AANZFTA)

6

AI

Hiệp định Thương mại tự do Asean - Ấn Độ (AIFTA)

7

AJ

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Asean - Nhật Bản (AJCEP)

8

AK

Hiệp định Thương mại tự do Asean - Hàn Quốc ( AKFTA)

9

VC

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA)

10

VJ

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA)

11

VK

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

12

EAV

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (FTAVN-EAEU)

13

AHK

Hiệp định Thương mại tự do Asean - Hồng Kong, Trung Quốc (AHKFTA)

14

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và TIến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

15

EUR.1

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)

16

VN-CU

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba

17

S

Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào

18

X

Thỏa thuận Thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia

Lưu ý là trong các Mẫu C/O ở trên, chỉ có các Mẫu A, B, S, X là thể hiện hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, còn các Mẫu C/O khác thể hiện hàng hóa trong khu vực chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Ví dụ, một sản phẩm hút bụi được lắp ráp tại Việt Nam, nhưng chi phí lắp ráp chỉ chiếm 10%, còn lại chi phí nguyên liệu, linh kiện 30% từ Thái Lan, 15% từ Malaysia, tổng hàm lượng ASEAN 55%, như vậy mặc dù hàm lượng Việt Nam rất ít nhưng vẫn đủ điều kiện để được cấp C/O Mẫu D.

Quy tắc xuất xứ là gì? Tại sao cần có giấy chứng nhận xuất xứ?

Hiện Việt Nam đang áp dụng nhiều mã CO tương ứng với các hiệp định kinh tế khác nhau

Một điểm khác cũng cần lưu ý là do Việt Nam cùng các nước ASEAN ký nhiều FTA với các nước khác nhau, nên hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ của ASEAN không bắt buộc phải xin C/O Mẫu D, mà có thể xin C/O các Mẫu khác như E, A3, AK, AANZ nếu như thuế suất ở các hiệp định đó ưu đãi hơn. Trong trường hợp Việt Nam và Nhật Bản, do hai nước cùng tham gia và hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP nên doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn xin C/O cho hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc các mẫu hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc các Mẫu AJ, VÀ hay CPTPP tùy theo tiêu chí xuất xứ hoặc thuế suất ở từng hiệp định

Tại Việt Nam, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương cấp các loại C/O ưu đãi, bao gồm hầu hết các loại C/O nêu ở Bảng trên. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp các loại C/O không ưu đãi, gồm C/O Mẫu B và một số loại C/O khác. C/O Màu - một loại C/O ưu đãi, nhưng cũng do VCCI cấp.

Các bạn có thể theo dõi thêm nội dung Tổng hợp các website tra CO điện tử để tra cứu thông tin về C/O hàng hóa của mình.

Bộ công thương và VCCI đều xây dựng hệ thống điện tử để tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O. Hệ thống của Bộ công thương: http://www.ecosys.gov.vn, còn hệ thống của VCCI có địa chỉ http://comis.covcci.com.vn.

Nếu các bạn còn vấn đề thắc mắc về quy tắc xuất xứ và các vấn đề về xuất xứ hàng hóa, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hộ trợ. Với đội ngũ nhân viên khai báo hải quan chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách trực tiếp các dịch vụ khai báo hải quan, vận tải hàng hóa quốc tế 24/7. Mọi thông tin liên hệ theo hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ sớm nhất.

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh