Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa
Trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta vẫn thường nhắc đến danh từ "xuất xứ hàng hóa" hay còn gọi là CO. Cấp C/O, làm thủ tục C/O, lấy C/O, hàng hóa có C/O hay không, chi phí C/O,.... Vậy chính xác CO hay xuất xứ hàng hóa là gì? Tại sao cần phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa, nó có tác dụng gì?
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Khái niệm xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO). Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất tại đâu, đến từ quốc gia nào?). Thông qua xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp, người tiêu dùng hay cơ quan quản lý nước có thể dễ dàng nắm được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó đến từ đâu.
Các khái niệm chúng ta cần làm rõ trong xuất xứ hàng hóa bao gồm:
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi và Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
- Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ
- Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Chuyển đổi mã số hàng hóa
- Tỷ lệ Phần trăm giá trị
- Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa
- Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Và các khái niệm như: Thay đổi cơ bản, đơn giản, sản xuất, nguyên liệu.
Các tiêu chí về xuất xứ hàng hóa
Để nắm được các khái niệm, thủ tục làm CO - xuất xứ hàng hóa chi tiết, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn dịch vụ thủ tục hải quan chi tiết cho từng loại hàng hóa cụ thể.
Theo quy tắc xuất xứ, khi hàng hóa được xét theo từng nhóm tiêu chí sẽ được phân cấp giấy CO cụ thể theo quốc gia hoặc theo khối. Ví dụ:
- Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ khối: Asean, Rcep, EU, ...
- Xuất xứ từ quốc gia: Made in Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,...
Căn cứ pháp lý về xuất xứ hàng hóa
Hiện nay, luật về xuất xứ hàng hóa đang áp dụng theo:
- Luật quản lý ngoại thượng số 05/2017/QH14
- Nghị định số 31/2018/TT-BCT
- Các thông tư về quy tắc xuất xứ hàng hóa của bộ công thương và bộ tài chính
Bên cạnh đó, chúng ta có thể tham khảo thêm các thông tư hướng dẫn của FTA về xuất xứ hàng hóa.
Tham khảo:
+ Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
+ Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh? Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh
Tại sao cần phải có quy tắc xuất xứ?
Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, các quốc gia đã hình thành các nhóm, khu vực thương mại tự do bằng hình thức cắt, giảm thuế đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, quy tắc xuất xứ (ROO) đã ra đời và quy định cho hàng hóa nhập khẩu nhằm các mục đích khác nhau:
- Giúp các quốc gia được hưởng lợi ích thuế quan ưu đãi tương ứng trong khu vực.
Ví dụ doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu thịt bò;
+ Thuế thông thường: 45%
+ MFN: 30%
+ ATIGA: 5%
+ EVFTA: 0%
Mặt hàng rau củ quả xuất Nhật Bản:
+ AJ & VJ: 7-23,8%
+ CPTTP: 0%
Tham khảo: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản
– Thông qua việc ROO, các cơ quan quản lý có thể áp dụng các biện pháp hoặc công cụ thương mại nhằm chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);
– Hỗ trợ hoạt động thống kế thương mại của cơ quan nhà nước: xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau
– Thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá;
– Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.
- Kiểm soát hàng hóa xuất - nhập từ các khu vực, đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia thành viên cũng như ngăn chặn hàng hóa của các quốc gia không nằm trong khu vực FTA mà vẫn được hưởng quyền lợi thuế quan ưu đãi.
Các quy tắc về xuất xứ hàng hóa
Có thể thấy, ROO vừa là công cụ kỹ thuật để thực thi FTA, đồng thời còn là công cụ chính sách thương mại giúp quản lý hiệu quả nguồn hàng hóa ra - vào trong nước.
Từ đây có thể thấy, CO và ROO đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó cho thấy, việc xử lý thủ tục hải quan vô cùng quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi.
Ngoài những khái niệm và lợi ích của CO và ROO, còn rất nhiều vấn đề về thủ tục xuất xứ hàng hóa mà các đơn vị xuất nhập khẩu phải chú ý. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến C/O và các thủ tục hải quan, kê khai hàng hóa khác cũng như dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các bạn hãy liên hệ ngay cho Công ty Lacco theo số Hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chi tiết.