Preloader Close
Kiến Thức

Sự khác biệt giữa nhãn hàng hóa và nhãn hiệu

Có rất nhiều người dù làm việc lâu năm trong ngành xuất nhập khẩu nhưng vẫn chưa thể phân biệt chính xác được nhãn hàng hóa và nhãn hiệu. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình làm tờ khai hải quan. Do đó, việc phân biệt nhãn hàng hóa và nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại.

Sự khác biệt giữa nhãn hàng hóa và nhãn hiệu

1. Khái niệm nhãn hàng hóa và nhãn hiệu là gì?

- Nhãn hàng hóa là gì?

Khái niệm Nhãn hàng hóa là gì được định nghĩa  tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Nhãn hàng hóa là một bản được viết, vẽ, hay in hoặc chụp lại của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm một cách trực tiếp lên sản phẩm, hoặc bao bì của hàng hóa

Nhãn hàng hóa chính là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng hàng hóa đúng mục đích và đảm bảo chất lượng. Đối với nhà hoạt động kinh doanh sản xuất, thì nhãn hàng chính là nhân tố quan trọng để truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn giúp cho các cơ quan chức năng dùng làm căn cứ để kiểm tra chất lượng và kiểm soát hàng hóa.

- Nhãn hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Nhãn hiệu là  “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu chính là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

2. Về tính chất pháp lý

Nhãn hàng hóa: 

Đối với các loại hàng hóa mang tính chất thương mại, được sử dụng để thực hiện kinh doanh các loại hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn hàng. Do đó, các chủ thể kinh doanh phải có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa thông qua đó để đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đối với các loại hàng hóa không được ghi rõ nhãn hàng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Nhãn hiệu:

Nhãn hiệu không bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm. Việc dán nhãn hiệu chỉ giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nếu được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn hàng hoá được ghi trên sản phẩm.

Tham khảo: Quy trình Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em

3. Nội dung thể hiện của nhãn hàng và nhãn hiệu

Nội dung thể hiện của nhãn hàng và nhãn hiệu

Nội dung về nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định chi tiết tại Nghị định Số: 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Theo đó, trên nhãn hàng hóa, các nội dung bắt buộc như: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được thể hiện và phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Nhãn hiệu được sử dụng nhiều màu sắc khác nhau như từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ khi thiết kế phải không được trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

4. Về hình thức thể hiện

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. Những vị trí giúp người tiêu dùng dễ dàng quan sát để nhanh chóng nhận biết đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

Nhãn hiệu sẽ được đặt ở những nơi dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá. Một số đơn vị còn sử dụng nhãn hiệu để quảng bá thương hiệu trên các giấy tờ, hồ sơ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ.

5. Về phạm vi thể hiện

Nhãn hàng hoá rất đa dạng, mỗi một sản phẩm đều có nhãn hàng hóa riêng của mình. Vì vậy các lô hàng hóa sẽ được được thoải mái lựa chọn các nhãn hàng hóa khác nhau. Về thực chất, nhãn hàng hóa cũng chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm.

Nhãn hiệu có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hoá, dịch vụ của một chủ sở hữu khi đã đăng ký, thậm chí các loại hàng hóa, dịch vụ này không có liên quan tới nhau.

Để nắm thêm các thông tin chi tiết về nhãn hiệu và nhãn hàng hóa trong quá trình làm hàng cũng như khai báo hải quan. Hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết.

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh