Các hiệp định thương mại FTA và mẫu C/O tại Việt Nam
Các hiệp định FTA đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, giao thương của Việt Nam với thế giới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đóng vai trò vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp Việt nam tận dụng được tối đa các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã được ký kết. Bạn có biết hiện nay hàng hóa của Việt nam đang được áp dụng những FTA nào, mẫu C/O áp dụng cho các thị trường tương ứng? hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hiệp định tự do thương mại FTA
FTA là gì?
FTA (Free Trade Area) được hiểu là các Hiệp định thương mại tự do thương mại gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các bên thành viên về các quy định thuế quan hàng hóa. Nhằm tạo điều kiện giao thương tốt nhất kích thích hoạt động đầu tư, tạo lợi nhuận giữa các thành viên trong FTA.
Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do nào?
Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam đã chính thức ký kết 16 hiệp định FTA và 3 hiệp định đang trong thời gian đàm phán. Thông qua các hiệp định thương mại tự do này, Việt nam sẽ có thêm rất nhiều cơ hội bước chân vào các thị trường kinh tế tiềm năng trên thế giới.
Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã được ký kết, có hiệu lực:
AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1993)
ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (2003)
AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (2007)
AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (2008)
VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (2009)
AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (2010)
AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (2010)
VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (2014)
VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (2015)
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (2016)
AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (14/01/2019)
EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (12/02/2021)
VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (01/08/2021)
UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen (01/05/2021)
RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (01/01/2022)
VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (25/07/2023).
Bên cạnh đó, còn 3 hiệp định đang được đàm phán gồm:
Việt Nam – EFTA FTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)
ASEAN - Canada
Việt Nam – UAE FTA (Việt Nam, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE))
Những mẫu C/O đang được áp dụng tại Việt Nam
Để hưởng lợi từ các FTA, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa đến các thị trường thành viên của FTA cần khai báo mẫu C/O theo đúng hiệp định ký kết.
Nếu các bạn chưa biết mẫu C/O là gì và lợi ích của CO hãy tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa
Các mẫu C/O được áp dụng theo các hiệp định thương mại tự do tại Việt Nam
Loại hiệp định (FTA) |
Thị trường | Mẫu C/O |
AFTA | ASEAN | Form A |
ACFTA | ASEAN-Trung Quốc | Form E |
AKFTA | ASEAN-Hàn Quốc | Form AK |
AJCEP | ASEAN - Nhật Bản | Form AJ |
VJEPA | ASEAN - Nhật Bản | Form VJ |
AIFTA | ASEAN - Ấn Độ | Form AI |
AANZFTA | ASEAN -Australia-New Zealand | Form AANZ |
VCFTA | Việt Nam - Chi Lê | Form VC |
VN-EAEU FTA | Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu | Form EVA |
CPTPP | Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương | Form CPTPP |
AHKFTA | ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) | Form AHK |
EVFTA | Việt Nam - Liên minh Châu Âu | Form EUR.1 |
VN-EAEU FTA | Việt Nam và Khối EFTA | Form EVA |
UKVFTA | Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen | Form EUR.1 UK |
RCEP | Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực | Form RCEP |
VIFTA | Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel | C/O mẫu VI |
Mẫu C/O áp dụng theo các hiệp định đa phương, song phương tại Việt Nam
LOẠI | NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O | CƠ QUAN CẤP C/O | |||
C/O FORM A
|
1 | Áo | 16 | Thổ Nhĩ Kỳ |
VCCI
Bộ Công Thương |
2 | Canada | 17 | Áo | ||
3 | Nhật Bản | 18 | Bỉ | ||
4 | New Zealand | 19 | Đan Mạch | ||
5 | Na Uy | 20 | Phần Lan | ||
6 | Thụy Sĩ | 21 | Pháp | ||
7 | Mỹ | 22 | Đức | ||
8 | Belarusia | 23 | Hy Lạp | ||
9 | Bulgaria | 24 | Ireland | ||
10 | Cộng hòa Séc | 25 | Ý | ||
11 | Hungary | 26 | Luxembourg | ||
12 | Ba Lan | 27 | Hà Lan | ||
13 | Nga | 28 | Bồ Đào Nha | ||
14 | Tây Ban Nha | 29 | Thụy Điển | ||
15 | Anh | 30 | Thổ Nhĩ Kỳ | ||
C/O FORM B | C/O này không được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu | VCCI | |||
C/O FORM D
|
Các nước Asean
|
1 | Brunei |
Bộ Công Thương
|
|
2 | Campuchia | ||||
3 | Indonexia | ||||
4 | Lào | ||||
5 | Malaysia | ||||
6 | Myanmar | ||||
7 | Philipines | ||||
8 | Singapore | ||||
9 | Thái Lan | ||||
10 | Việt Nam | ||||
1. Trung Quốc |
Bộ Công Thương VCCI
|
||||
2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) | |||||
C/O FORM AK
|
1. Hàn Quốc |
Bộ Công Thương
|
|||
2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) | |||||
C/O FORM AJ
|
1. Nhật Bản |
Bộ Công thương
|
|||
2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) | |||||
C/O FORM AI
|
1. Ấn Độ |
Bộ Công Thương
|
|||
2.Các nước ASEAN (tham khảo C/O form D) | |||||
C/O FORM ANNZ
|
1. Úc |
Bộ Công Thương
VCCI |
|||
2. New Zealand | |||||
3. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) | |||||
C/O FORM EUR1.UK
|
1. Việt Nam |
Bộ Công Thương
|
|||
2. Vương quốc Anh | |||||
3. Bắc Ailen | |||||
1. Nhật Bản |
Bộ công thương
|
||||
2. New Zealand | |||||
3. Australia | |||||
4. Trung Quốc | |||||
5. Hàn Quốc | |||||
6. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) | |||||
C/O FORM EVA
|
1. Nga |
Bộ Công Thương
|
|||
2. Cộng hòa Belarus | |||||
3. Cộng hòa Kazakhstan | |||||
4. Cộng hòa Armenia | |||||
5. Cộng hòa Kyrgyzstan | |||||
C/O FORM CPTPP
|
1. Nhật Bản | 7. Australia |
Bộ Công Thương
|
||
2. Canada | 8. Singapore | ||||
3. Mexico | 9. Brunei | ||||
4. Peru | 10. Malaysia | ||||
5. Chile | 11. Việt Nam | ||||
6. New Zealand | |||||
C.O FORM EUR.1
|
1.27 nước thành viên EU( tham khảo tại đây) |
Bộ Công Thương
|
|||
2. Việt Nam |
C/O đang được áp dụng tại Việt Nam của hiệp định song phương?
LOẠI | NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O | CƠ QUAN CẤP C/O |
C/O FORM VJ | Nhật Bản | Bộ Công Thương |
C/O FORM VC | Chile | Bộ Công Thương |
C/O FORM VK | Hàn Quốc | Bộ Công Thương |
C/O FORM S | Lào | Bộ Công Thương |
C/O ưu đãi chỉ áp dụng một số mặt hàng?
LOẠI | NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O | CƠ QUAN CẤP C/O |
C/O FORM GSTP | Gồm 43 nước thành viên | VCCI |
C/O FORM Anexo III | Mexico | VCCI |
C/O PERU | Peru | VCCI |
C/O FORM Venezuela | Venezuela | VCCI |
Dịch vụ hải quan - Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco
Khi làm thủ tục hải quan, việc cập nhật mẫu C/O giúp các doanh nghiệp nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế quan, tăng sức cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, xác định mẫu C/O phù hợp với các thị trường cũng giúp đẩy nhanh thời gian hoàn thành thủ tục hải quan hàng hóa để xuất khẩu quốc tế.
Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015. Với kiến thức toàn cầu và am hiểu chuyên sâu trọng lĩnh vực hải quan - xuất nhập khẩu. Cùng với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, luôn cập nhật các thông tin, cơ chế pháp luật, quy định về xuất nhập khẩu nhanh nhất.
Đến với Lacco, các bạn sẽ được nhận dịch vụ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhằm khai đúng, khai đủ và tận dụng được các chính sách ưu đãi của nhà nước để bảo vệ lợi ích của đơn vị xuất nhập khẩu.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn