Preloader Close
Kiến Thức

06 quy tắc áp mã hs của hàng hóa dễ hiểu nhất

Để quá trình làm thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi thì việc lựa chọn và áp mã HS rất chính xác. Để  áp mã hs của hàng hóa chính xác, các bạn cần chú ý thực hiện theo đúng 6 nguyên tắc sau:

Quy tắc áp mã hs 1: Phân loại theo tên hàng hóa

Quy tắc áp mã hs 1: Phân loại theo tên hàng hóa

Quy tắc này yêu cầu phân loại hàng hóa dựa trên tên thông thường của chúng. Tên hàng hóa được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ, mô tả, thông tin kỹ thuật và tên chung của hàng hóa.

Ví dụ: Phân tích mã HS của sản phẩm quạt năng lượng mặt trời:

Bước 1: Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

Bước 2: Nhóm sản phẩm 8414 - Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc.

Bước 3: 8414 - Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc.

Bước 4: Quạt mã hs 841451 - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W

Bước 5: 84145110 - Quạt bàn và quạt dạng hộp

Quy tắc 2: Phân loại theo sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện

Quy tắc 2: Phân loại theo sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện

Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện

- Các loại sản phẩm chưa được lắp ráp hoàn thiện để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của sản phẩm. Nhưng sản phẩm vẫn sẽ được áp mã như sản phẩm đã hoàn thiện. Ví dụ, nhập khẩu Ô tô nhưng vẫn thiếu bánh xe, thì vẫn sẽ áp mã HS code của ô tô.

- Sản phẩm tháo rời các bộ phận, nhưng khi lắp lại sẽ được sản phẩm hoàn thiện thì vẫn sẽ áp mã hs sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ các thiết bị, máy móc kỹ thuật có kích thước lớn sẽ được tháo rời ra để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Những sản phẩm này vẫn sẽ khai báo mã HS theo sản phẩm hoàn thiện.

Với trường hợp này, nếu bạn cố tình khai báo mã của bộ phận, nhưng các bộ phận bị tách rời và vận chuyển theo các chuyến hàng khác nhau. Nếu có kiểm tra sau thông quan mà bị phát hiện, doanh nghiệp vẫn sẽ bị phát theo quy định.

Phôi: Đây là loại hàng hóa có hình dáng bên ngoài gần giống với sản phẩm đã hoàn thiện. Có tác dụng duy nhất là hoàn thiện thành phẩm hoàn chỉnh. Do đó, phôi sẽ được áp mã HS như sản phẩm hoàn chỉnh.

- Riêng đối với những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn phân loại mã HS các bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Đối với những hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu sẽ được áp dụng theo quy tắc này. Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1.

Sản phẩm hàng hóa được chế tạo bằng 1 chất hay 1 loại nguyên liệu hoặc có 1 phần nguyên liệu hay chất đó sẽ được phân cùng 1 nhóm. (Lưu ý: sau khi các quy tắc 1, 2b không áp dụng được mới áp dụng mục này)

Đối với hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên liệu hoặc chất, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại vào hai hay nhiều Nhóm, thì phải được phân loại theo quy tắc 3.

Quy tắc 3: Đối với những hàng hóa thoạt nhìn sẽ nằm ở nhiều nhóm

Đối với những hàng hóa thoạt nhìn sẽ nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a: Sản phẩm nằm ở nhiều nhóm khác nhau

Nếu mặt hàng nằm ở nhiều nhóm thì nhóm nào mô tả được chính xác và chi tiết nhất sẽ phân hàng về nhóm mã HS đó. Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ đều có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã quy định cụ thể luôn là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”.

Quy tắc 3b: Hàng hóa gồm hỗn hợp nhiều nguyên liệu & Bộ sản phẩm bán lẻ

Hàng hóa gồm hỗn hợp nhiều bộ phận và nguyên liệu khác nhau:

– Áp theo nguyên liệu hay thành phần mang lại bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặc trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất lượng; Khối lượng; Giá trị; Công dụng…. hoặc khác. Ví dụ một số sản phẩm như: Cửa nhôm (76.10) có tay nắm bằng thép (73.26) => Áp mã cửa này theo mã nhôm.

Một bộ sản phẩm bán lẻ

– Hàng hóa là bộ sản phẩm được cấu thành từ nhiều sản phẩm, nguyên liệu. Mỗi sản phẩm, nguyên liệu thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó.

- Xác định hàng hóa theo tính chất cơ bản. Có thể thông qua nguyên liệu, thành phần, kích thước, trọng lượng, khối lượng và trị giá của sản phẩm. Hoặc cũng có thể đánh giá theo vai trò của nguyên liệu cấu thành liên quan như thế nào với tính năng sử dụng của hàng hóa.

- Điều kiện áp quy tắc 3b:

+ Có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. (Bộ thìa dùng trong nấu ăn, số lượng sản phẩm lớn hơn 2 chiếc nhưng không được xếp vào 1 bộ sản phẩm)

+ Các sản phẩm phải được đóng gói bán lẻ: Các sản phẩm được đóng gói hoàn thiện và xếp cùng với nhau. 

+ Các công dụng và các thức hoạt động của sản phẩm có thể khác nhau nhưng có thể cùng nhau hỗ trợ 1 hoặc vài sản phẩm chính thực hiện 1 chức năng cụ thể xác định. 

Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm)

Áp dụng khi:

– Khi không áp dụng được Quy tắc 3(a) hoặc quy tắc 3b, hàng hóa sẽ được phân loại theo Quy tắc 3(c).

– Một sản phẩm được tạo thành từ nhiều bộ phận nhưng các bộ phận này lại nằm ở các nhóm khác nhau.

Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Tham khảo: Phân loại mã HS theo danh mục hàng hóa đối với loại hàng hóa đặc biệt

Quy tắc 4: Quy tắc phân loại theo nguyên liệu và phương pháp sản xuất

Quy tắc 4: Quy tắc phân loại theo nguyên liệu và phương pháp sản xuất

Quy tắc này yêu cầu phân loại hàng hóa dựa trên nguyên liệu chính và phương pháp sản xuất được sử dụng để tạo ra chúng. Điều này bao gồm các yếu tố như quy trình sản xuất, cấu trúc và thành phần của hàng hóa.

Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Bao bì đựng sản phẩm được tích hợp thêm tính năng dùng chung với sản phẩm 

- Các loại bao bì, hộp đựng hàng hóa có thể sử dụng trong thời gian dài và được bán kèm với sản phẩm khi bán và được phân loại cùng với mặt hàng này.

Vd: Hộp đựng trang sức (Nhóm 71.13);

Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10);

Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05);

Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02);

Bao súng (Nhóm 93.03).

- Lưu ý, những loại bao bì có tính chất cơ bản, nổi trội hơn so với hàng hóa đựng bên trong thì sẽ không được áp dụng nguyên tắc này.

Vd: Hộp đựng kính đeo mắt mà chất liệu làm hộp kính đó làm từ vàng thì bắt buộc phải nhập mã HS khác. Những mặt hàng khác cũng tương tự như vậy.

–  Nếu nhập riêng túi hộp bao bì đặc biệt, nổi bật thì sẽ phải nhập riêng theo mã và nhóm HS khác thích hợp mà không theo mã sản phẩm.

Quy tắc 5b: Bao bì thông thường

– Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như túi nilon, hộp carton…), được áp mã HS theo hàng hóa. Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Vd: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu là bình ga dùng một lần thì sẽ áp theo mã HS của ga.

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng trong các phân nhóm

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng trong các phân nhóm

– Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

– Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Vd: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)

– Chú giải của phân nhóm và nhóm có giá trị hơn chú giải của chương.

– Phạm vi của phân nhóm hai gạch không được vượt quá phạm vi của phân nhóm một gạch, và phân nhóm một gạch không được vượt quá nhóm của nó.

Các quy tắc này được sử dụng để xác định mã số HS đúng cho hàng hóa và đảm bảo sự đồng nhất trong việc phân loại hàng hóa trên toàn cầu. Mã số HS quy định các thông tin cần thiết để xác định thuế quan, thống kê thương mại và các quy định liên quan khác.

Để đảm bảo việc khai báo hải quan hàng hóa, áp dụng đúng các quy tắc áp mã hs hàng hóa theo quy định, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco - Đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015 hỗ trợ.

Chi tiết liên hệ:

Email: info@lacco.com.vn 

Hotline: 0906 23 55 99 

Website: https://lacco.com.vn 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh