Preloader Close
Kiến thức

Tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Thái Nguyên 7 tháng đầu năm 2022

Trong thời gian gần đây, tình hình các ngành kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu có những chuyển biến rõ rệt. Điển hình như nhóm ngành sản phẩm điện tử khác và phụ tùng, chè, máy tính bảng, sắt thép - kim loại,... Cụ thể được thể hiện trong các con số được Lacco thống kê trong bài viết dưới đây.

I. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Do xuất khẩu mặt hàng điện thoại thông minh giảm mạnh so với cùng kỳ nên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tháng 7/2022 ước đạt 2,51 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ nhưng tăng 1,1% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 62,3 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ và tăng 0,6% so với tháng trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,45 tỷ USD (bằng 97,5% tổng giá trị xuất khẩu), giảm 7,7% so với cùng kỳ nhưng tăng 1,2% so với tháng trước.

Tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Thái Nguyên 7 tháng đầu năm 2022

1. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tháng 7/2022

nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu ước tính tăng cao so với cùng kỳ là: kim loại màu và tinh quặng kim loại màu đạt 20,5 triệu USD, tăng 40%; sản phẩm điện tử khác và phụ tùng đạt 1,86 tỷ USD, tăng 29,8%; phụ tùng vận tải đạt 0,5 triệu USD, tăng 22,8%; chè các loại đạt 0,2 triệu USD, tăng 21,1%; máy tính bảng đạt 201,2 triệu USD, tăng 11,2%... Nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: 

+ Giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 0,3 triệu USD, tăng 5,1%; 

+ Sản phẩm từ sắt thép đạt 2,9 triệu USD, tăng 2,4%; 

+ Sản phẩm may đạt 41 triệu USD, giảm 13%;

+ Điện thoại thông minh đạt 334 triệu USD, bằng 35,4%...

Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 19,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 399 triệu USD, tăng 32,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,9 tỷ USD, tăng 22,8%.

2. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tính chung 7 tháng năm 2022

Ngoại trừ nhóm hàng điện thoại thông minh giá trị xuất khẩu ước đạt 2,95 tỷ USD, giảm 37,2% so với cùng kỳ thì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tính chung 7 tháng năm 2022 đều có giá trị xuất khẩu ước đạt cao hơn so với cùng kỳ như: 

+ Sản phẩm điện tử khác và phụ tùng ước đạt 13,86 tỷ USD, tăng 56%;

+ Kim loại màu và tinh quặng kim loại màu ước đạt 176,9 triệu USD, tăng 41,5%;

+ Máy tính bảng ước đạt 1,69 tỷ USD, tăng 34,2%; 

+ Sản phẩm từ sắt thép ước đạt 23,7 triệu USD, tăng 29,9%; 

+ Phụ tùng vận tải ước đạt 3,5 triệu USD, tăng 10,1%;

+ Giấy và các sản phẩm từ giấy ước đạt 2,4 triệu USD, tăng 9,8%; 

+ Sản phẩm may ước đạt 262,5 triệu USD, tăng 5,4%; 

+ Chè các loại ước đạt 1,3 triệu USD, tăng 2,2%...

II. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá

Giá trị hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn tháng 7/2022 ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ và tăng 2,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 35,4 triệu USD, giảm 9,4% so với tháng trước nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,35 tỷ USD (bằng 97,4% tổng giá trị nhập khẩu), tăng 0,4% so với cùng kỳ.

1. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tháng 7/2022

Ước tăng cao so với cùng kỳ như: 

+ Giấy các loại ước đạt 0,7 triệu USD, gấp 3,6 lần cùng kỳ; sản phẩm từ sắt thép ước đạt 4,1 triệu USD, tăng 71,6%; 

+ Vải các loại ước đạt 13,2 triệu USD, tăng 31,3%;

+ Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 6,3 triệu USD, tăng 14,8%; 

+ Nguyên, phụ liệu dệt may ước đạt 5,3 triệu USD, tăng 8%; 

+ Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng ước đạt 13,5 triệu USD, tăng 3,7%... 

2. Nhóm các mặt hàng nhập khẩu

Giá trị giảm so với cùng kỳ:

+ Chất dẻo (plastic) nguyên liệu đạt 9,9 triệu USD, giảm 10,4%; 

+ Nguyên liệu và linh kiện điện tử đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1%...

Tính chung 7 tháng năm 2022, giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 11,75 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Chia theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước đạt 253,3 triệu USD, tăng 42,8%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,5 tỷ USD (chiếm 97,8% tổng giá trị nhập khẩu), tăng 23,8% cùng kỳ.

Tham khảo: Doanh nghiệp tận dụng CPTPP để xuất khẩu sang các nước khu vực châu Mỹ

3. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 7 tháng năm 2022 

+ Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 33,4 triệu USD, tăng 68,6%; 

+ Giấy các loại ước đạt 4,8 triệu USD, tăng 40,9%; 

+ Sản phẩm từ sắt thép ước đạt 26,1 triệu USD, tăng 36,8%;

+ Nguyên liệu và linh kiện điện tử ước đạt 11,1 tỷ USD, tăng 23,1%; 

+ Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 82,9 triệu USD, tăng 12,2%; 

+ Vải và nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 132,1 triệu USD, tăng 11,4%; 

+ Nhóm chất dẻo (plastic) nguyên liệu ước đạt 54,2 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ...

III. Vận tải, kho bãi trong tháng 7/2022

Tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Thái Nguyên 7 tháng đầu năm 2022

Mặc dù đã dần phục hồi sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng ngành vận tải vẫn gặp khó khăn do giá xăng dầu liên tục tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022. Việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước ngày 11/7 và ngày 21/7 vừa qua, cộng với việc giá dầu thế giới trong những ngày này liên tục có xu hướng giảm sẽ là yếu tố tích cực thúc đầy ngành vận tải hồi phục và tăng trưởng trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng cũng như nhu cầu đi lại của người dân.

1. Dịch vụ vận tải kho bãi

Doanh thu vận tải kho bãi trên địa bàn tháng 7/2022 ước đạt 535,8 tỷ đồng, tăng 3,34% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ (do cùng thời điểm năm trước dịch Covid-19 bùng phát, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, hoạt động vận tải, nhất là hoạt động vận tải hành khách gần như đóng băng).

Tính chung 7 tháng năm 2022, doanh thu vận tải kho bãi trên địa bàn ước đạt 3.295,3 tỷ đồng, tăng 10,25% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 521,3 tỷ đồng, tăng 11%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.458,7 tỷ đồng, tăng 9,4%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 315,4 tỷ đồng, tăng 16,2% so cùng kỳ.

2. Vận tải hàng hóa

khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 4,2 triệu tấn, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 170,4 triệu tấn.km, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng năm 2022 khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 27,8 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 1.136 triệu tấn.km, tăng 6,4% so với cùng kỳ.

Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải, hỗ trợ thủ tục hải quan phục vụ cho các khu công nghiệp (KCN) lớn nhất tại miền Bắc có thể kể đến như: KCN Bắc Thăng Long, KCN Yên Phong – Bắc Ninh, KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh, KCN Phố Nối – Hưng Yên, KCN Hòa Lạc, KCN Sông Công, KCN Điềm Thụy – Thái Nguyên, KCN Quang Minh – Hà Nội, KCN Vsip – Hải Phòng, KCN Khai Quang – Vĩnh Phúc … Do đó, nếu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu về hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ:

Chi tiết liên hệ:

Email: info@lacco.com.vn

Hotline: 0906 23 55 99 

Website: https://lacco.com.vn

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99