Quy trình xuất khẩu hàng gia công? thủ tục xuất khẩu hàng gia công
Để xuất khẩu hàng gia công ra nước ngoài, các doanh nghiệp cần xuất trình các thủ tục và thực hiện các quy trình xuất khẩu hàng gia công theo quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn về Quy trình xuất khẩu hàng gia công? thủ tục xuất khẩu hàng gia công ra nước ngoài.
I. Khái niệm gia công hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Gia công trong thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn phục vụ cho quy trình sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp gia công tại Việt Nam được pháp nhận gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài các loại sản phẩm hàng hóa có thể giao dịch trên thị trường. Trừ danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.
Các hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài bao gồm:
+ Hợp đồng gia công giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp chế xuất
+ Hợp đồng gia công hàng hóa xuất nhập khẩu 3 bên
+ Xuất sản phẩm gia công hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục phải xin giấy phép.
Tham khảo: Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không?
II. Trách nhiệm đơn vị gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Trong quá trình thực hiện gia công và sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các đơn vị nước ngoài, bên thực hiện gia công sẽ phải chịu trách nhiệm:
- Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan.
- Sử dụng nguyên vật liệu, máy móc,.. nhập khẩu thực hiện vào việc gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định.
- Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
- Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra.
- Thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
III. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu hàng gia công cho thương nhân nước ngoài
1. Các loại hồ sơ, chứng từ cần nộp khi làm thủ tục hải quan
Theo quy định tại Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán đối với hàng hóa gia công bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định. Trường hợp tờ khai hải quan làm trực tiếp trên giấy thì xuất trình tờ khai hải quan và 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK;
- 01 bản chụp Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
- 01 bản chính Đối với hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu, cần phải có Bảng kê lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật:
+ Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
- 01 bản chính Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành).
+ Nếu các quy định chuyên ngành không yêu cầu cấp bản chụp hay bản chính thì khi khai hải quan có thể trình bản chụp lên.
+ Nếu Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
- Nộp 01 bản chụp Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư (chỉ cần nộp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên);
- 01 bản chụp Hợp đồng ủy thác nếu làm ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Tuy nhiên, nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi các chứng từ, giấy phép nêu trên dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
2. Làm thủ tục xuất khẩu ở đâu?
Hàng hóa gia công xuất khẩu sẽ được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.
3. Thời hạn thực hiện nộp tờ khai hải quan trong bao lâu?
Việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
IV. Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng gia công cho thương nhân nước ngoài
Bước 1: Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ tại chi cục hải quan theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Bước 4: Thông quan hàng hóa.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về quy trình xuất khẩu hàng gia công, thủ tục xuất khẩu hàng gia công và đáp án hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm khai báo hải quan khu công nghiệp, chuyên thực hiện các dịch vụ Logistics khu công nghiệp uy tín, nhanh chóng nắm bắt và cập nhật kịp thời các quy định – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống, phong cách làm việc chuyên nghiệp để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn