Tìm kiếm
Từ thời điểm ban hành quyết định mới, thủ tục kiểm tra chung giữa Việt Nam và Lào tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Densavan (Quảng Trị – Savannakhet) sẽ chính thức dừng thực hiện. Thay vào đó, mỗi bên sẽ tự thực hiện kiểm tra người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu Việt - Lào tại đầu cửa khẩu của mình theo quy định pháp luật hiện hành.
Ý nghĩa của Nghị quyết số 180/NQ-CP
Nghị quyết số 180/NQ-CP đóng vai trò quan trọng giúp tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ những bất cập trong việc triển khai mô hình “một cửa, một lần dừng” thời gian qua, đồng thời giúp tăng tốc độ lưu thông hàng hóa và hành khách qua biên giới, đặc biệt là tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thực hiện điều chỉnh quy chế hợp tác biên giới theo quy định pháp luật
Chính phủ đã giao:
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành và UBND tỉnh Quảng Trị triển khai thủ tục sửa đổi Bản ghi nhớ năm 2005 theo đúng Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và các cơ chế hợp tác song phương, khu vực (Tiểu vùng Mekong mở rộng – GMS).
Bộ Ngoại giao đảm nhiệm vai trò đối ngoại, trao đổi với phía Lào và các đối tác liên quan trong khuôn khổ Hiệp định GMS về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới.
UBND tỉnh Quảng Trị sẽ phối hợp cùng tỉnh Savannakhet (Lào) thực hiện kiểm tra, kiểm soát tại cặp cửa khẩu theo đúng Hiệp định về quy chế quản lý biên giới năm 2016, trong thời gian hai bên hoàn tất thủ tục sửa đổi văn kiện pháp lý liên quan.
Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2025 sôi động tại Lao Bảo – Densavan
Trong 6 tháng đầu năm 2025, hoạt động giao thương qua cửa khẩu Lao Bảo – Densavan ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực:
Phương tiện xuất nhập cảnh: 108.967 lượt, tăng 19,78%
Hành khách xuất nhập cảnh: 293.619 lượt, tăng 23,81%
Tờ khai hải quan hàng hóa XNK: 5.308 tờ, tăng 32,83%
Kim ngạch XNK toàn khu vực: 303,57 triệu USD, tăng 28,23%
Tổng trọng lượng hàng XNK: 610.300 tấn, tăng 22,08%
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực Việt nam - Lào
Hàng nhập khẩu: Linh kiện ô tô (VinFast), thiết bị điện – điện tử, lốp xe Michelin, nước ngọt Red Bull, đường cát, gỗ, cao su, hóa chất, hạt nhựa, sắn, chuối, hạt điều...
Hàng xuất khẩu: Bách hóa tổng hợp, vật liệu xây dựng, hàng cơ khí, lốp cao su, may mặc, tiêu dùng, phân bón…
Vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo tăng trưởng mạnh
Ngoài xuất nhập khẩu chính ngạch, hoạt động vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cũng tăng trưởng rõ rệt:
Tờ khai vận chuyển hàng quá cảnh: 11.977 tờ, tăng 30,48%
Trị giá hàng quá cảnh: 4.853,6 triệu USD, tăng 59,88%
Trọng lượng hàng quá cảnh: 1.365.000 tấn, tăng 16,35%
Việc dừng thực hiện kiểm tra chung tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Densavan không chỉ giúp tháo gỡ vướng mắc trong vận hành mô hình cũ mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế. Đây là bước đi chiến lược trong lộ trình nâng cao năng lực giao thương biên giới, thúc đẩy kim ngạch XNK và giao thương khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về Nghị quyết số 180/NQ-CP về việc dừng thực hiện thủ tục kiểm tra "một cửa, một lần dừng" tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) – Densavan (Lào). Nếu các bạn cần hỗ trợ về các dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh Lào, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu Việt – Lào,… Hãy liên hệ ngay công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết nhé.
Chi tiết liên hệ:
- Email: info@lacco.com.vn
- Hotline: 0906 23 55 99
- Website: https://lacco.com.vn
Việc kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là lĩnh vực đặc thù, chịu sự quản lý chặt chẽ bởi pháp luật nhằm đảm bảo an ninh thông tin và an ninh quốc gia. Ngày 9/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2023/NĐ-CP, thay thế một phần Nghị định 53/2018/NĐ-CP, nhằm cập nhật và chuẩn hóa danh mục các sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu (XNK).
Khái quát về mật mã dân sự
Mật mã dân sự là các sản phẩm, dịch vụ sử dụng kỹ thuật mã hóa để bảo mật thông tin trong lĩnh vực dân sự (ngoài quốc phòng, an ninh). Các thiết bị này thường được ứng dụng trong:
- Bảo mật dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp
- Giao dịch ngân hàng điện tử
- Truyền thông bảo mật
- Quản lý thiết bị và hệ thống mạng thông minh
Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được phép kinh doanh và xuất nhập khẩu
Sản phẩm mật mã dân sự (áp dụng xuất/nhập khẩu theo giấy phép)
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 32/2023/NĐ-CP, có 10 nhóm mã HS chủ yếu như sau:
Nhóm sản phẩm
Mô tả chi tiết
Mã HS
Máy in, máy photocopy có tính năng bảo mật
Bao gồm bộ điều khiển mã hóa trong thiết bị in, fax
8443.31, 8443.32
Thiết bị xử lý dữ liệu có chức năng mã hóa
Máy tính, laptop, thiết bị lưu trữ… sử dụng mã hóa
8471.30, 8471.50, 8471.70
Thiết bị truyền thông mã hóa
Thiết bị viễn thông, điện thoại mã hóa, thiết bị mạng bảo mật
8517.62, 8517.79
Thiết bị lưu trữ và giải mã thông tin
USB bảo mật, thiết bị giải mã dữ liệu, ổ cứng an toàn
8523.49
Thiết bị ghi, phát âm thanh hình ảnh có mã hóa
Camera mã hóa, đầu thu ghi hình chuyên dụng
8525.81, 8525.89, 8525.50
Thiết bị phát sóng tích hợp mã hóa
Bộ đàm, radio tích hợp tính năng mã hóa bảo mật
8527.12, 8527.19
Thiết bị mã hóa cho truyền hình
Thiết bị truyền hình vệ tinh, giải mã tín hiệu số có mã hóa
8528.71
Mạch điện tử có tính năng mã hóa
Mạch tích hợp điện tử, chip bảo mật, CPU có mã hóa
8542.31
Máy ghi, giám sát mã hóa
Thiết bị điều khiển ra/vào, máy ghi log dữ liệu, máy chấm công bảo mật
8543.70
Phụ tùng, bộ phận đi kèm sản phẩm trên
Cáp bảo mật, thẻ bảo mật, đầu đọc…
8473.30, 8529.90
Lưu ý: Danh mục này được điều chỉnh, bổ sung để đồng bộ với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2022.
Các bạn xem Phụ lục danh mục mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
Thủ tục kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
Hồ sơ đề nghị cấp phép
Doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm mật mã dân sự phải nộp hồ sơ đề nghị gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép (theo mẫu)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tài liệu kỹ thuật sản phẩm (có bản dịch tiếng Việt nếu bằng tiếng nước ngoài)
- Hợp đồng mua bán, invoice, packing list (khi nhập khẩu)
- Giấy chứng nhận hợp quy (nếu có)
Thời gian xử lý
10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền (Ban Cơ yếu Chính phủ) nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hiệu lực giấy phép
- Giấy phép nhập khẩu, kinh doanh có hiệu lực không quá 36 tháng (Có hiệu lực từ ngày 18/6/2025).
- Các giấy phép cấp trước ngày 9/6/2023 vẫn tiếp tục có hiệu lực nếu nội dung phù hợp với danh mục mới.
Điểm mới nổi bật của Nghị định 32/2023/NĐ-CP
Chuẩn hóa lại mã HS
Loại bỏ 7 mã cũ không còn phù hợp
Bổ sung nhóm sản phẩm hiện đại như camera mã hóa (8525.81), thiết bị đầu cuối tích hợp chức năng bảo mật
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Minh bạch, cụ thể hóa danh mục
Không yêu cầu cấp lại giấy phép nếu đang còn hiệu lực và phù hợp danh mục mới
Bám sát tiến bộ công nghệ
Danh mục sản phẩm cập nhật theo xu thế thị trường: thiết bị thông minh, camera giám sát, thiết bị lưu trữ đám mây, chip mã hóa
Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp
Luôn cập nhật mã HS mới nhất để tránh rủi ro khi làm thủ tục hải quan
Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật để rút ngắn thời gian cấp phép
Cần giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự trước khi nhập khẩu thiết bị liên quan
Liên hệ với cơ quan chuyên trách (Ban Cơ yếu Chính phủ) để được tư vấn cụ thể
Kết luận
Việc nắm rõ danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được phép kinh doanh và xuất nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, mà còn tối ưu hoá quy trình hải quan và kinh doanh quốc tế. Nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm bảo mật, thiết bị viễn thông hoặc camera an ninh – đây là lúc cần cập nhật các quy định mới nhất theo Nghị định 32/2023/NĐ-CP.
Trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa quốc tế các bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco theo số Hotline: 0906 23 5599 hoặc Chat Zalo ngay phần chat ở dưới, đội ngũ chuyên viên hải quan và logistics của Lacco hỗ trợ bạn kịp thời, đảm bảo việc xuất nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Thư viện pháp luật
Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024
Nghị định 26/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã chính thức ban hành Biểu thuế xuất khẩu 2024. Tại đây, doanh nghiệp sẽ cập nhật đầy đủ mã HS code, nhóm mã ngành hàng và các loại thuế suất cần nộp áp dụng với các thị trường mới nhất tương ứng theo các quy định và hiệp định thương mại quốc tế.
Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024
Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024 theo Danh mục mặt hàng chịu thuế xuất khẩu áp dụng theo quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP gồm mã số hàng hóa (mã hàng), mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu cụ thể như sau:
Chi tiết Biểu thuế xuất khẩu năm 2024, theo dõi tại đây
Lưu ý về Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024
Trong quá trình sử dụng biểu thuế xuất khẩu 2024, các Cá nhân, Doanh nghiệp,... xuất nhập khẩu cần lưu ý một số các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 như sau:
(1) Điều kiện các mặt hàng được phép sử dụng nhóm có STT 211
Điều kiện 1: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm (gọi chung là hàng hoá) không thuộc các nhóm có STT từ 01 đến STT 210 tại Biểu thuế xuất khẩu.
Điều kiện 2: Được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.
Việc xác định tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Hàng hóa xuất khẩu thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP không thuộc nhóm có STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP.
(2) Các mặt hàng thuộc nhóm số thứ tự 211 áp dụng mã số và thuế suất như nào?
- Đối với các mặt hàng được chi tiết mã hàng 08 chữ số và mô tả hàng hóa của các nhóm 25.23, 27.06, 27.07, 27.08, 68.01, 68.02, 68.03 tại STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu, người khai hải quan kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu tương ứng với mã hàng đó quy định tại STT 211.
Trường hợp 1
Không kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định tại nhóm có STT 211: Người nộp thuế phải nộp Bảng kê tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm của hàng hóa xuất khẩu theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP tại thời điểm làm thủ tục hải quan để chứng minh hàng hóa kê khai có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm.
Trường hợp 2
Người nộp thuế là doanh nghiệp thương mại mua hàng từ doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại khác để xuất khẩu nhưng không kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định tại nhóm có STT 211:
Người nộp thuế căn cứ thông tin của doanh nghiệp sản xuất cung cấp để thực hiện kê khai theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II Nghị định 26/2023/NĐ-CP để chứng minh tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm.
Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc khai báo.
- Đối với các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 nhưng chưa được chi tiết cụ thể mã hàng 08 chữ số và đáp ứng các điều kiện nêu trên, người khai hải quan kê khai hàng hoá xuất khẩu theo mã hàng 08 chữ số quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP và khai mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%.
Trong quá trình tra cứu mã HS code, thuế suất,....trên biểu thuế xuất khẩu 2024, nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngày với công ty để được hỗ trợ. Công ty Lacco sẽ giúp bạn cập nhật đầy đủ các thông tin về mã HS hàng hóa, các quy định về thuế, thủ tục hải quan, quy trình vận chuyển hàng hóa chi tiết.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Thư viện pháp luật
Hàng phi mậu dịch là gì? Giải đáp câu hỏi về hàng phi mậu dịch
Hàng phi mậu dịch là nhóm mặt hàng đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy đối với những mặt hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không? hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?... Các vấn đề chi tiết về thuế đối với hàng phi mậu dịch sẽ được Lacco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Hàng phi mậu dịch là gì?
Theo quy định tại Nghị định 134 /2016 NĐ-CP, những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa phi mậu dịch bao gồm những mặt hàng xuất nhập khẩu không dùng trong mục đích thương mại. Các mặt hàng phi mậu dịch bao gồm:
- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
- Hàng viện trợ nhân đạo;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
- Hàng mẫu không thanh toán;
- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
- Hàng phi mậu khác.
2. Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Theo quy định tại Nghị định 134 /2016 NĐ-CP, thì hàng phi mậu dịch là hàng hóa không sử dụng vào mục đích thương mại. Tức là không được trao đổi, mua bán những mặt hàng này.
Phần lớn các giao dịch phi mậu dịch đều không thanh toán. Nên nếu bạn thấy dòng Phương thức thanh toán trên tờ khai mà ghi là: khongtt, tức là không thanh toán thì dù bạn không thanh toán bằng chuyển khoản được. Do đó, cũng rất khó để thực hiện giao dịch thương mại trên mặt hàng này.
Và như vậy doanh nghiệp được quyền làm điều đó, vì pháp luật không cấm nhé các bạn.
(Điểm này đơn thuần là về nghiệp vụ kế toán, không phải nghiệp vụ hải quan) Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải lưu ý về mặt kế toán là khi bán lại hàng PMD thì phải xuất hóa đơn với thuế GTGT là 10% và sẽ tính thuế TNDN trên toàn bộ doanh thu của việc bán hàng PMD.
3. Hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không?
Theo quy định, hàng phi mậu dịch gồm các mặt hàng được cho, tặng, biểu,... không dùng trong các giao dịch thương mại nên mặt hàng này sẽ không có hóa đơn. Trường hợp hàng phi mậu dịch bị bán lại thì buộc phải hạch toán doanh thu, thuế đầu ra và lúc quyết toán Thuế, Cơ quan thuế truy thu 25%/doanh thu của lô hàng phi mậu dịch đã xuất bán, giá vốn không được tính vào chi phí hợp lý.
4. Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?
Theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng chính phủ về định mức được miễn thuế, các đối tượng được giảm và miễn thuế. Theo đó, những mặt hàng phi mậu dịch sẽ chỉ được miễn một phần hoặc hoàn toàn các loại thuế nhưng số lượng phải ở mức cho phép đã quy định.
Trường hợp hàng phi mậu dịch được miễn thuế bao gồm:
+ Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với quà tặng tổ chức Việt Nam.
+ Trị giá không quá 1 triệu đồng đối với quà tặng cá nhân Việt Nam và tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng.
Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan để được tư vấn chi tiết hơn về thuế và các thủ tục liên quan. Hoặc gọi đến hotline: 0906 23 5599 để được chuyên viên hỗ trợ chi tiết.
5. hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế GTGT không?
Kể từ ngày 01/01/2015, hàng hóa phi mậu dịch có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tờ khai nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch
- Có giấy nộp thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu
- Có chứng từ chứng minh hàng hóa nhập là hàng hóa phi mậu dịch.
- Các chứng từ liên quan khác…
Các nội dung chi tiết, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời chi tiết tại Công văn số 10219/CT-TTHT.
Chi tiết các thông tin cần tư vấn về khai báo hải quan, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, các quy định về thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ trực tiếp với tổng cục hải quan, các đại lý cung cấp dịch vụ hải quan uy tín. Hoặc liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn, cung cấp dịch vụ chi tiết với các loại hàng hóa cụ thể.
Chi tiết liên hệ:
- Email: info@lacco.com.vn
- Hotline: 0906 23 55 99
- Website: https://lacco.com.vn
Thư viện pháp luật
[Giải đáp] Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không?
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh. Vậy những hàng hóa nào được phép quá cảnh sang Việt Nam? Hàng quá cảnh có chịu thuế không?
1. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
Theo quy định tại Điều 242 Luật Thương mại 2005 và Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Đối với những mặt hàng đặc biệt như vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu muốn quá cảnh sang Việt Nam thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, cá nhân muốn quá cảnh hàng hóa cũng cần lưu ý quy định tại Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019: “Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.”
Trong toàn bộ thời gian quá cảnh, hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào và phải còn nguyên đai, nguyên kiện.
2. Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không?
Mặt hàng không chịu thuế gồm các mặt hàng lưu thông trên thị trường nhưng không thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với hàng quá cảnh, hàng hóa không phải chịu thuế được quy định như sau:
- Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà biếu; quà tặng, hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu.
- Mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Các hàng hóa chuyển khẩu theo quy định.
- Các mặt hàng không chịu thuế GTGT
Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài.
Trường hợp hàng quá cảnh phát sinh thuế hải quan
Tiền thuế hải quan phải nộp hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS trong trường hợp sau:
a) Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này hoặc sau 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ, chứng từ của người khai hải quan hoặc của các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hóa so với khai báo và các trường hợp khác làm phát sinh số thuế phải nộp.
Các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các quy định về thủ tục và vận chuyển hàng quá cảnh, hãy liên hệ ngày với công ty vận chuyển hàng quá cảnh chuyên nghiệp hoặc công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên chuyên trách hỗ trợ chi tiết.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn
Thư viện pháp luật
Không tái xuất phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu?
Để giải đáp vấn đề: Không tái xuất phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định có bị phạt không? nếu phạt thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền. Chính phủ đã ban hành công văn, nghị định quy định chi tiết về vấn đề này tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
1. Không tái xuất phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP có quy định chi tiết về xử phạt đối với những hành vi thực hiện không đúng các quy định về thời gian tái xuất phương tiện vận tải.
Theo đó, nếu các tổ chức thực hiện tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân qua lại khu vực cửa khẩu để giao hàng hóa nhưng thực hiện sai thời gian so với quy định sẽ bị xử phạt mức tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đồng thời các phương tiện vận tải sẽ bị buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm (Điểm b Khoản 7 Điều này).