Preloader Close

Tìm kiếm

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi vận chuyển hàng hóa quá cảnh giữa Trung Quốc và Lào, giúp kết nối giao thương thuận lợi giữa hai quốc gia. Với lợi thế vị trí địa lý và hệ thống hạ tầng phát triển, việc quá cảnh hàng hóa qua Việt Nam không chỉ giúp tối ưu chi phí, mà còn đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Vậy quá trình vận chuyển hàng quá cảnh Trung Quốc - Việt Nam - Lào diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây! Hàng quá cảnh là gì? Vận chuyển quá cảnh Trung Quốc - Việt Nam - Lào Hàng hóa quá cảnh là hàng thuộc sở hữu của cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài, được vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam mà không tiêu thụ tại đây. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, quá trình này có thể bao gồm trung chuyển, lưu kho, đổi phương tiện vận tải, chia tách lô hàng hoặc thực hiện các công đoạn logistics cần thiết. Việt Nam là một điểm trung chuyển quan trọng trong hành trình vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Lào nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống hạ tầng giao thông phát triển. Dịch vụ vận chuyển quá cảnh trên tuyến đường này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian giao nhận, giảm thiểu chi phí vận tải và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng tiến độ. Với các tuyến đường bộ và đường biển linh hoạt, quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu giữa ba quốc gia. Các quy định về vận chuyển hàng quá cảnh Lào Khi vận chuyển hàng quá cảnh qua Lào, các bạn cần tìm hiểu về thủ tục vận chuyển, thuế, thủ tục hải quan Lào và quốc gia quá cảnh (Việt Nam) quy định đối với mặt hàng đó. Đồng thời, tìm hiểu thêm về một số quy định áp dụng đối với hàng quá cảnh: *Về quá cảnh hàng hóa: Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quá cảnh hàng hóa. * Về tuyến đường quá cảnh: Điều 3 Thông tư số 16/2017/TT-BGTVT * Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam: thực hiện theo quy định tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 sửa đổi bổ sung điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. * Hàng hóa quá cảnh phải xin phép ở Việt Nam: Điều 40 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ……… Hoặc liên hệ với Công ty Lacco theo hotline: 0906235599 để được nhân viên phụ trách vận chuyển hàng quá cảnh hỗ trợ chi tiết. Quy trình vận chuyển quá cảnh Trung Quốc - Việt Nam - Lào Quy trình vận chuyển hàng quá cảnh Trung - Việt - Lào, sẽ thực hiện theo quy trình 3 bước cơ bản: Bước 1: Kiểm tra lịch trình và sắp xếp để có được booking như kế hoạch. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan tại Cảng Bước 3: Thủ tục hải quan quá cảnh Trong quá trình tư vấn và làm hàng, nhân viên phụ trách của Lacco sẽ hướng dẫn chi tiết để anh/chị chủ hàng có thể nắm rõ cụ thể các công đoạn cũng như thủ tục cần xuất trình cho mỗi giai đoạn. Từ đó đảm bảo cho mỗi quy trình đều có sự phối hợp hiệu quả giữ đơn vị vận chuyển và chủ hàng. Bạn nên biết: [Giải đáp] Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không? Thủ tục vận chuyển hàng quá cảnh sang Lào Khi vận chuyển hàng quá cảnh Trung Quốc - Lào, khi xe qua cửa khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị các thủ tục vận chuyển hàng quá cảnh theo yêu cầu của hải quan cửa khẩu để được xét duyệt đưa hàng vào - ra lãnh thổ Việt Nam. Để các bạn hiểu rõ hơn khi vận chuyển hàng Trung Quốc quá cảnh qua Việt Nam sang Lào, các bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể sau: Một lô hàng sẽ được vận chuyển từ cảng Shantou, Trung Quốc đến Cảng Hải Phòng, Việt Nam. Sau đó, lô hàng này sẽ được vận chuyển qua cửa khẩu Cầu Treo sang Viêng Chăn, Lào. + Volume:1 * 40HC + Term: FOB + Hàng hóa: Thực phẩm. Hồ sơ cẩn chuẩn bị cho lô hàng quả cảnh thông thường 1. Sales contract 2. Invoice 3. Packing list 4. Bill of lading 5. Hợp đồng vận chuyển 6. Ủy quyền vận chuyển Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan tại Cảng Hải Phòng: Lưu ý:Trong một số trường hợp, các hãng tàu hoặc các quy định của chính phủ có thể yêu cầu/ nhấn mạnh rằng điều khoản là “Hàng hóa quá cảnh đến“ tên quốc gia hoặc điểm đến cuối cùng ”về dịch vụ rủi ro và chi phí“ Trong ô Mô tả hàng hóa trên bill. Ví dụ: Hiển thị trên bill câu“Cargo in transit to laos via haiphong” hoặc “Cargo in transit to laos via haiphong haulage from haiphong to laos is arranged by consignee at their risk and expenses” Làm thủ tục hải quan quá cảnh sang Lào Khi nhận được thông báo hàng đến, kiểm tra và thanh toán Local Charge để nhận D/O hoặc EDO. Đơn vị vận chuyển/ làm thủ tục hải quan sẽ kiểm tra lại với chủ hàng về kế hoạch nhận hàng bên Lào để lên tờ khai và kế hoạch cụ thể cho việc làm thủ tục và vận chuyển hàng đến kho khách. Đồng thời, lên tờ khai hải quan OLA và làm thủ tục hải quan tại Cảng Hải Phòng. Để nắm được Sau khi làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng, lấy hàng ra khỏi Cảng và đưa hàng về Cửa khẩu Cầu Treo để làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Tiếp theo, chúng ta tiếp tục làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Cửa khẩu NamPhao, Lào, hoàn tất thông quan rồi giao hàng về kho của người nhận hàng tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, các bạn hãy gọi đến hotline: 0906235599 để được tư vấn cụ thể. Dịch vụ vận chuyển và làm thủ tục hàng quá cảnh uy tín Lacco tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh trọn gói, uy tín và chuyên nghiệp. Với quy trình tối ưu, chúng tôi giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam một cách nhanh chóng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Với gần 20 năm hoạt động trong ngành logistics, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển hàng quá cảnh quốc tế. Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, thành thạo thủ tục hải quan và quy trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Dịch vụ linh hoạt, cung cấp giải pháp vận chuyển và thủ tục hải quan trọn gói hoặc theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Đảm bảo an toàn & đúng quy định: Hỗ trợ vận chuyển đa dạng hàng hóa theo quy định hiện hành, giúp doanh nghiệp yên tâm trong mọi giao dịch. Doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết về thủ tục và phương án vận chuyển hàng quá cảnh, hãy kết nối ngay với Lacco:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trong bối cảnh giao thương quốc tế ngày càng phát triển, vận chuyển hàng quá cảnh qua Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kết nối thương mại giữa Lào và Trung Quốc. Với vị trí chiến lược, Việt Nam trở thành cầu nối trung chuyển lý tưởng, giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí. Vậy hàng quá cảnh là gì? Quy trình vận chuyển diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây! Hàng quá cảnh là gì? Vận chuyển quá cảnh Lào - Việt Nam - Trung Quốc Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại 2005 (LTM) quy định Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh. Vận chuyển quá cảnh Lào - Việt Nam - Trung Quốc là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam là cửa ngõ quan trọng kết nối hàng hóa từ Lào đến Trung Quốc thông qua các tuyến đường bộ và đường biển. Tham khảo tại: Hàng quá cảnh là gì? Quy trình thực hiện? Quy định vận chuyển hàng hóa? Các quy định về vận chuyển hàng quá cảnh Trung Quốc Cơ sở pháp lý áp dụng đối với thủ tục quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về quá cảnh hàng hóa được ký kết vào ngày 09 tháng 4 năm 1994. Thông tư 11/2015/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về hàng quá cảnh của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tư và nghị định có liên quan như: - Quy chế hàng hóa nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết định số 0305/2001/QĐ-BTM ngày 11/3/2001 của Bộ Thương mại). - Thông tư 22/2009/TT-BTC ngày 04/08/2001 Quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghị định số: 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 Quy định một số Điều luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. - Thông tư số: 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ tài chính Hướng dẫn về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-TCHQ ngày 12/9/2006) của Tổng cục Hải quan. Quy trình thực hiện vận chuyển hàng hóa hàng quá cảnh Quy trình vận chuyển quá cảnh Lào - Việt Nam - Trung Quốc sẽ được thực hiện theo quy trình 4 bước cơ bản: Bước 1: Nhận hàng tại Lào - Nhận hàng tại kho hoặc nhà máy của khách hàng ở Lào. - Kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị chứng từ cần thiết. Bước 2: Vận chuyển qua cửa khẩu Việt Nam Hàng hóa được vận chuyển đến các cửa khẩu quốc tế như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Nậm Cắn (Nghệ An), tuỳ theo tuyến đường vận chuyển của khách hàng từ Lào sang Trung Quốc thuận tiện nhất. Sau đó làm thủ tục nhập cảnh hàng vào Việt Nam. Khai báo hải quan quá cảnh và xin giấy phép vận chuyển. Bạn nên biết:Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh? Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh Lưu ý:[Giải đáp] Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không? Bước 3: Vận chuyển nội địa Việt Nam Tùy theo yêu cầu, hàng hóa có thể tiếp tục di chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường biển đến cửa khẩu xuất sang Trung Quốc. Các tuyến phổ biến: từ Lào đến Hải Phòng để đi đường biển hoặc từ Lào qua Lạng Sơn để xuất khẩu đường bộ. Bước 4: Làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc - Thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu tại các cửa khẩu như Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai. - Bàn giao hàng cho đối tác tại Trung Quốc. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị vận chuyển hàng quá cảnh uy tín sẽ đồng hành cùng các bạn để hỗ trợ hoặc tư vấn về thủ tục khi cần. Đảm bảo quy trình vận chuyển được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng. Các tuyến đường vận chuyển quá cảnh Trung Quốc - Việt Nam Thông thường, tuỳ theo nhu cầu về tuyến đường của chủ hàng, hàng hóa quá cảnh sang Trung Quốc sẽ được vận chuyển đi qua các cửa khẩu: Lào cai - Hà Khẩu, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Đồng Đăng - Bằng Tường. Do đó, đơn vị vận chuyển sẽ căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để thực hiện theo nhu cầu hoặc gợi ý tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh Lào - Việt Nam - Trung quốc phù hợp nhất cho quý khách. Để nhận tư vấn chi tiết về tuyến đường và chi phí vận chuyển quá cảnh sang Trung Quốc, các bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ nhanh chóng. Lưu ý khi vận chuyển hàng quá cảnh Việt Nam sang Trung Quốc Dựa trên Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, khi vận chuyển hàng quá cảnh, các bạn cần lưu ý: Hàng hóa quá cảnh phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, bao gồm vận đơn, hợp đồng vận chuyển, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại. Tuyến đường vận chuyển phải theo đúng quy định, không được tự ý thay đổi hoặc đi lệch tuyến. Hàng hóa không được phép tiêu thụ tại Việt Nam, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian quá cảnh không được kéo dài quá quy định, hàng hóa phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo thời gian cam kết. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra hải quan tại cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc, bao gồm cả việc kiểm hóa nếu có yêu cầu. Phải có bảo lãnh hoặc ký quỹ quá cảnh theo quy định, đảm bảo hàng hóa không bị tiêu thụ trái phép trong quá trình vận chuyển. Dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh Lào - Việt Nam - Trung Quốc uy tín của Lacco logistics Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ Logistics trọn gói uy tín trên thị trường. Đến với Lacco, quý khách hàng sẽ được: Công ty có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, đội ngũ chuyên gia và chuyên viên xử lý thủ tục hải quan và vận chuyển hàng quá cảnh có chuyên môn dày dặn, nhiều kinh nghiệm. Chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan,... hàng quá cảnh trọn gói và riêng lẻ,... theo nhu cầu của khách hàng. Lacco đảm bảo vận chuyển và xử lý hàng quá cảnh với tất cả các loại hàng hoá theo quy định của pháp luật. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Dịch vụ vận chuyển quá cảnh Lào - Việt Nam - Trung Quốc. Hy vọng với những thông tin do Lacco cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục vận chuyển. Mọi thông tin cần hỗ trợ các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên môn hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Với nhu cầu sử dụng Đồng hồ thông minh (Smart watch) ngày càng gia tăng, các đơn vị đang nhanh chóng nhập khẩu đồng hồ thông minh với đa dạng các loại mẫu mã về Việt Nam. Đồng hồ thông minh là loại thiết bị đặc biệt, có thể kết nối với điện thoại và các thiết bị điện tử khác qua bluetooth và thực hiện được nhiều chức năng mới. Do đó, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu đồng hồ thông minh cũng sẽ phức tạp hơn so với những loại đồng hồ thông thường. Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết về những loại thủ tục và các quy định về nhập khẩu Smart watch nhé. Căn cứ pháp lý, Chính sách nhập khẩu đồng hồ thông minh Khi nghiên cứu về các quy định và thủ tục nhập khẩu đồng hồ thông minh, các bạn cần tham khảo các thông tư, nghị định pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Cụ thể các thông tư cần tham khảo gồm: - Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/06/2018 - Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. - Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018. - Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 - Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017 - Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025. Đồng hồ thông minh thuộc phụ lục I “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Do đó, khi nhập khẩu đồng hồ thông minh công ty phải chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu ở trên, mặt hàng đồng hồ thông minh không thuộc danh mục cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường. Lưu ý: Các mặt hàng đồng hồ thông minh đã qua sử dụng hiện đang thuộc nhóm hàng hóa cấm nhập khẩu. Mã HS và thuế nhập khẩu đồng hồ thông minh Mã HS code của đồng hồ thông minh Đồng hồ thông minh hay còn gọi smart watch là một loại đồng hồ đeo tay ngoài chức năng xem giờ còn được thiết kế trang bị thêm một số chức năng của điện thoại thông minh như: kết nối bluetooth, nghe gọi điện thoại, gửi tin nhắn, email, xem lịch, thông báo, định vị GPS,... Căn cứ vào các thông tin, tính năng của sản phẩm và biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, đồng hồ thông minh được xếp vào nhóm 9102 Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ. Thuế nhập khẩu đồng hồ thông minh + Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20% + Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng): 10% + Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc khi có C/O form E: 0% Thủ tục nhập khẩu đồng hồ thông minh Để nhập khẩu đồng hồ thông minh về Việt Nam, cá nhân và doanh nghiệp cần làm Chứng nhận hợp quy và chuẩn bị tờ khai đúng theo quy định. Cụ thể: Chứng nhận hợp quy: Đồng hồ thông minh thuộc danh mục sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy theo Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy. - Kết quả đo kiểm chuyên ngành từ phòng thí nghiệm được chỉ định. - Bản sao giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài liệu kỹ thuật của thiết bị. Thời gian xử lý hồ sơ khoảng 10 ngày làm việc. Hồ sơ hải quan để nhập khẩu đồng hồ thông minh Các hồ sơ cần chuẩn bị để doanh nghiệp xuất trình hải quan khi nhập khẩu Smart watch về Việt Nam bao gồm: - Hóa đơn thương mại (Invoice). - Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing List). - Hợp đồng thương mại (Sales Contract). - Vận đơn đường biển (Bill of Lading). - Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O). - Tài liệu kỹ thuật của thiết bị. - Chứng nhận hợp quy. - Catalogue và các chứng từ khác (nếu có). Khai báo hải quan - Doanh nghiệp sẽ thực hiện Khai báo hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS. - Nộp đầy đủ hồ sơ và chứng từ đã chuẩn bị đến cơ quan hải quan tại cảng hoặc cửa khẩu nhập khẩu đồng hồ thông minh. - Đóng các loại thuế và các khoản phí theo quy định. Sau khi hoàn tất quá trình làm thủ tục hải quan và đóng thuế đầy đủ, hàng hóa sẽ được thông quan và có thể đưa về kho hàng. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về thời gian làm hồ sơ, thông quan và báo giá các dịch vụ logistics (Xin giấy phép, thủ tục hải quan, vận chuyển,...) hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Thông tin chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Trong hoạt động thương mại quốc tế, giấy chứng nhận CFS (Certificate of Free Sale) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của các sản phẩm xuất khẩu, của một số loại hàng hoá đặc biệt. CFS được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại quốc gia xuất xứ cấp, giúp tạo dựng niềm tin với các cơ quan quản lý và người tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu. Với vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và thị trường toàn cầu, chứng nhận CFS không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là minh chứng cho chất lượng và sự tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm. Trong nội dung bài viết này, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết Chứng nhận CFS là gì? những hàng hoá yêu cầu phải có CFS, tiêu chí để được cấp chứng nhận CFS và những thông tin quan trọng về Certificate of Free Sale. Chứng nhận CFS là gì? Giấy chứng nhận CFS là Giấy chứng nhận lưu hành tự do được quy định tại điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, Giấy chứng nhận CFS (Certificate of Free Sale) hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu. CFS chứng nhận rằng sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đã được phép sản xuất và lưu hành tự do tại quốc gia xuất khẩu. Đây là một tài liệu quan trọng trong thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Theo quy định, giấy chứng nhận CFS sẽ được sử dụng cho một số mặt hàng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm trang thiết bị y tế, mỹ phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận CFS. Hiện nay, CFS chỉ áp dụng tại một số thị trường Châu Á và Liên minh Châu Âu EU như: Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… Áo, Bỉ, Bungari, Croatia, Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ. Mẫu Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BCT. Chứng nhận CFS do cơ quan nào cấp? Sản phẩm, hàng hóa thuộc sự quản lý của Bộ ngành nào thì giấy chứng nhận CFS sẽ do chính Bộ ngành đó cấp. Do đó, tùy thuộc vào loại hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ xin giấy phép tại: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cụ thể: 1. Bộ Y tế: Bộ Y tế là cơ quan cấp giấy chứng nhận FSC cho các loại sản phẩm như: thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, các loại nước uống, nước khoáng thiên nhiên, nước sinh hoạt, hay thuốc lá điếu, hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Dược mỹ phẩm, thuốc và Trang thiết bị y tế. 2. Bộ Công thương: - Vật liệu nổ, hóa chất công nghiệp - Các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; - Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo yêu quy định của pháp luật; - Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan khác. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Giống cây trồng: nông sản, lâm sản, muối; - Giống vật nuôi: gia súc, gia cầm, vật nuôi; - Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phân bón, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; - Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối; - Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; - Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản. Tiêu chí để được cấp chứng nhận CFS Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, để được cấp giấy chứng nhận CFS, thương nhân phải đáp ứng được 2 điều kiện: Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu sang. Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận CSF vẫn có thể bị thu hồi bình thường nếu: Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng. Do đó, các hàng hóa phải được đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý trung thực để tránh những trường hợp rủi ro ngoài mong muốn. Mọi thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ về xin Giấy chứng nhận CFS và các giấy phép chuyên ngành, thủ tục hải quan. Hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Thông tin chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Thức ăn cho thú cưng có HS code thuộc Phần IV, Chương 23 Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thực ăn chó mèo ngày càng lớn từ nhiều thị trường lớn trên thế giới. Để đảm bảo việc xuất nhập khẩu an toàn, đúng quy định, Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thủ tục hải quan và vận chuyển quốc tế sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về việc làm thủ tục cũng như giấy phép nhập khẩu thức ăn cho mèo mới nhất. Căn cứ pháp lý để nhập khẩu thức ăn chó mèo Trước khi nhập khẩu thực ăn chó mèo, các bạn cần tham khảo các quy định do cơ quan chức năng ban hành. Theo đó, một số thông tư, nghị định quan trọng đối với nhập khẩu hàng hóa là thức ăn chó mèo các bạn cần tham khảo gồm: Căn cứ Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu. Căn cứ Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2017/NĐ-CP và Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng nhập khẩu là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Giấy phép chuyên ngành để nhập khẩu thức ăn chó mèo gồm những gì? Để nhập khẩu thức ăn chó mèo về Việt Nam, các đơn vị nhập khẩu phải đảm bảo được yêu cầu chung quan trọng về Kiểm tra chất lượng, Đảm bảo thức ăn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe thú nuôi và môi trường. Chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu. Đây là tài liệu không thể thiếu yêu cầu tất cả đơn vị nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ. Bên cạnh đó, khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chó mèo, các bạn cần lưu ý về: 1. Đăng ký mã số chứng nhận lưu hành mỗi mã sản phẩm 2. Đăng ký giấy phép kiểm dịch động vật tại cục thú y Hà Nội Trước tiên, tìm hiểu trước thức ăn nhập từ nước nào? Nước xuất khẩu đã có quy định vệ sinh thú y với Việt Nam chưa? Thông thường, khi thức ăn chó mèo nhập khẩu từ các thị trường Hàn, Trung, Mỹ đã có quy định vệ sinh thú y Việt Nam. Nếu chưa nắm rõ thông tin, các bạn có thể hỏi đơn vị xuất khẩu hoặc công ty cung cấp dịch vụ hải quan hỗ trợ tư vấn chi tiết. Bên cạnh đó, các bạn cần chuyển bị thêm các thủ tục: Đăng ký xin giấy phép kiểm dịch động vật trên cổng thông tin 1 cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/. Để xin giấy phép, doanh nghiệp phải có trước tài khoản trên cổng thông tin 1 cửa quốc gia. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nước xuất khẩu (health certificate), invoice, bill. Thời gian nhận được giấy phép trên trang 1 cửa là 2-3 ngày. Loại thủ tục này cần phải thực hiện trước khi hàng về cửa khẩu. 3. Đăng ký kiểm dịch động vật tại chi cục thú y (Hải Phòng, Hồ Chí Minh) Tại Chi cục Thú Y, các bạn có thể làm Đăng ký kiểm dịch động vật tại chi cục thú y, đồng thời có thể vừa đăng ký kiểm tra chất lượng. Để làm thủ tục Đăng ký kiểm dịch động vật, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại thủ tục sau: Health certificate gốc, đơn đăng ký sales contract, invoice, packing list, bill, giấy phép kiểm dịch của cục thú y, Tiêu chuẩn cơ sở, nhãn phụ, hình ảnh hàng, CA, quyết định mã công nhận thức ăn. Thời gian trả kết quả: Thông thường, sau thời gian khoảng 1 ngày nộp hồ sơ, chi cục sẽ thông báo kết quả đăng ký kiểm dịch. Thời gian tiến hành lấy mẫu tại cảng Sau 3-5 ngày lấy mẫu, có chứng thư kiểm dịch Sau 5-7 ngày, có kết quả chất lượng 4. Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chó mèo Đối với thủ tục hải hải đối với mặt hàng thức ăn cho thú cưng, các bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy phép chuyên ngành được liệt kê ở trên cùng với những thủ tục hải quan cần xuất trình như: - Hóa đơn thương mại (Invoice) - Hợp đồng thương mại (Sales contract) - Phiếu đóng gói (Packing List) - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) - Giấy kiểm dịch động vật (Health Certificate) - Vận đơn đường biển (Bill of Lading) - Giấy phép kiểm dịch động vật tại Việt Nam - Giấy phép kiểm tra chất lượng - Giấy phép lưu hành tự do - Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (Certificate of free sale) - Giấy phân tích, phân loại (Certificate of analysis). Trên đây là những thủ tục cần thực hiện để nhập khẩu thức ăn chó mèo, thức ăn thú cưng về Việt Nam. Các bạn cần hỗ trợ khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành và vận chuyển thức ăn chó mèo, hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế chuyên nghiệp để được tư vấn. Thông tin chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Theo Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2025 sẽ có 13 mã hàng hóa có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng thêm 5%. Mời các bạn theo dõi chi tiết biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025 chi tiết. Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025 chi tiết Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025 bao gồm các nội dung về mã HS hàng hóa, Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan hướng đến mục tiêu góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Xem chi tiết biểu thuế xuất - nhập khẩu năm 2025 TẠI ĐÂY Hoặc để thuận tiện cho các bạn tra cứu thông tin biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, Hải quan Quảng Ninh đã cập nhật thông tin tại bảng mẫu. Các bạn có thể quét mã QR trên hình để lấy thông tin. 13 mặt hàng Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% từ đầu năm 2025 Theo Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2025 sẽ có 13 mã hàng hóa có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20%. Cụ thể, mức thuế suất thuế xuất khẩu của 13 mã hàng thuộc Chương 68 Biểu thuế xuất khẩu sẽ tăng thêm 5% (từ mức 15% lên mức 20%). 13 mã hàng có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng lên mức 20% kể từ đầu năm 2025 bao gồm: Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến), mã HS 6801.00.00; Đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo, mã số HS 6802.10.00; Đá hoa (marble), tra-véc-tin và thạch cao tuyết hoa, mã HS 6802.21.00; Đá granit, mã HS 6802.23.00; Đá vôi khác, mã HS 6802.29.10; Loại khác, mã 6802.29.90 (thuộc phân nhóm 6802.2); Đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng); đá hoa (marble) khác (trừ đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng và đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo), mã HS 6802.91.10; Tra-véc-tin và thạch cao tuyết hoa khác (trừ đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng và đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo), mã HS 6802.91.90; - Đá vôi khác, mã HS 6802.92.00; - Đá granit, dạng tấm đã được đánh bóng, mã HS 6802.93.10; - Đá granit, loại khác, mã HS 6802.93.90; - Đá khác, thuộc mã HS 6802.99.00; - Đá phiến đã gia công và các sản phẩm làm bằng đá phiến hoặc làm bằng đá phiến kết khối (từ bột đá phiến kết lại thành khối), mã HS 6803.00.00. Tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP thì mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với 13 mã hàng 6801.00.00; 6802.10.00; 6802.21.00; 6802.23.00; 6802.29.10; 6802.29.90; 6802.91.10; 6802.91.90; 6802.92.00; 6802.93.10; 6802.93.90; 6802.99.00; 6803.00.00 tương ứng là 10%, 15% và 20% áp dụng lần lượt cho các thời điểm tương ứng từ ngày 15/7/2023, ngày 1/1/2024 và ngày 1/1/2025. Hy vọng những thông tin mà Lacco vừa cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin thuế suất mới nhất. Mọi thông tin cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu: Vận chuyển, thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán thuế,... hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Thông tin chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm