Preloader Close
CIF và FOB là 2 thuật ngữ được quan tâm hàng đầu trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và logistics. Đây là điều kiện giao hàng được quy định rất cụ thể trong Incoterm. Vậy cụ thể CIF là gì? FOB là gì? Hai điều kiện giao hàng này có sự khác biệt nào? Contents CIF Là Gì? – Cost Insurance and Freight 1 FOB Là Gì? – Free On Board. 1 So sánh sự khác nhau giữa CIF và FOB. 1 Khác nhau giữa FOB và CIF. 1 Giống nhau FOB và CIF CIF Là Gì? – Cost Insurance and Freight Trong incoterm 2020, CIF là điều kiện giao hàng nhóm C là chữ viết tắt của các danh từ Cost + Insurance + Freight. Tức là các kiện hàng được giao đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu, người bán hàng sẽ đưa hàng từ kho ra cảng. Mọi chi phí về thủ tục hải quan, chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa,… đã được tính hết trong CIF. Thường trên hợp đồng được viết liền với tên vị trí, địa điểm có thể là tên cảng ĐẾN. Chẳng hạn CIF Paris. Một số cá nhân, doanh nghiệp cho rằng hàng hoá phải qua đến cảng đến mới hết trách nhiệm. Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng, người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng. Khi có vấn đề xảy ra, chủ lô hàng cần liên hệ ngay đến công ty bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để giải quyết. FOB Là Gì? – Free On Board FOB – Free On Board (hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Chúng ta có thể hiểu đơn giản FOB là khi chưa lên tàu thì hàng hóa vẫn thuộc quyền quản lý và trách nhiệm của người bán (seller). Sau khi hàng được vận chuyển lên tàu thì mọi trách nhiệm về hàng hóa hoặc rủi ro sẽ thuộc quyền trách nhiệm của người mua (buyer). Lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở. Dân trong ngành thường gọi một cách quen thuộc là hợp đồng FOB, giá FOB….thì có nghĩa là hợp đồng ngoại thương đang áp dụng theo điều kiện FOB trong incoterms. Về mặt thuật ngữ quốc tế, trong hợp đồng phải chỉ rõ cảng (địa điểm xếp hàng). Với cấu trúc FOB + Vị trí xếp hàng (vị trí chuyển rủi ro). Lấy tên cảng xếp hàng để biết được địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ các bên. Tham khảo thêm:DAP là gì? Điều kiện DAP trong Incoterm 2020 So sánh sự khác nhau giữa CIF và FOB Từ khái niệm CIF là gì và FOB là gì vừa được phân tích tại phần 1, chúng ta có thể rất dễ nhận thấy những điểm khác nhau giữa CIF và FOB nhưng cũng tồn tại nhiều điểm giống và khác nhau mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Khác nhau giữa FOB và CIF STT Điều kiện Đặc điểm 1 Điều kiện trong Incoterm Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu. Điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu. 2 Bảo hiểm FOB người bán không phải mua bảo hiểm, CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá. 3 Trách nhiệm vận tải thuê tàu FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu. CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển. 4 Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến). FOB và CIF có 3 điểm giống nhau, cụ thể: Giống nhau FOB và CIF – Đều là điều kiện trong Incoterm 2020 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng. Không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi được giao lên tàu. – Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi). – Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng. Qua đây, doanh nghiệp có thấy nhận thấy được lợi thế của các hình thức giao hàng CIF và FOB và lựa chọn hình thức phù hợp. Bên cạnh hình thức giao hàng, đơn vị vận chuyển hàng đường biển cũng đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hàng đi từ điểm vận chuyển của người mua đến điểm nhận của người bán cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, cá nhân, doanh nghiệp cần lựa chọn những đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin vận chuyển. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế được xem là thị trường vô cùng lớn và tiềm năng. Tuy nhiên có một thực tế là các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt nam vẫn chưa thể khai thác mà để 90% thị phần rơi thẳng vào tay doanh nghiệp nước ngoài? 90% thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế trong tay doanh nghiệp ngoại Trong bối cảnh vận tải hành khách sụt giảm nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch, các hãng hàng không của Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh mảng vận tải hàng hóa vốn hầu như không chịu nhiều thiệt hại. Từ năm 2020, cả Vietnam Airlines hay Vietjet đều đã nhanh chóng triển khai vận tải hàng hóa trên cabin, sau đó là tháo ghế tàu bay để tăng công suất vận tải. Dịch chuyển sang vận tải hàng hóa là việc bắt buộc phải làm trong bối cảnh Việt Nam đang hứng chịu làn sóng dịch bệnh trên toàn quốc và đường bay quốc tế vẫn chưa tái khởi động. Vietnam Airlines cho biết hiện đang chỉ duy trì số chuyến bay để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không tối thiểu. Trong tháng 6, doanh thu từ vận tải hàng hóa (freighter) của Vietnam Airlines thậm chí đã vượt doanh thu vận tải hành khách. Điều này đến từ hai hướng, một là công suất vận tải hàng hóa tăng lên khi hãng đã tháo ghế tổng cộng 7 tàu bay, hai là vận tải hành khách đang ở mức đáy với load factor (hệ số tải hành khách) chưa đầy 40%. Nhưng trên thực tế, các hãng hàng không của Việt Nam xưa nay đều chưa đẩy mạnh nghiệp vụ vận tải hàng hóa. Hiện nay các hãng hàng không nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế với gần 90%. Vì sao Vietnam Airlines đã nghiên cứu dự án hàng hóa nhiều năm nhưng chưa triển khai? Trả lời câu hỏi vì sao chưa triển khai mạnh freighter, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết: “Vietnam Airlines có nghiên cứu dự án thành lập hãng vận tải hàng hóa freighter từ khá lâu, cách đây 4 – 5 năm. Nhưng thực tế thị trường thì việc tổ chức vận tải hàng hóa hàng không phải đảm bảo yếu tố quy mô. Đó là mạng bay đủ lớn, đội tàu bay đủ lớn để khai thác tất cả các nguồn hàng. Nguồn hàng ở đây là yếu tố liên quan đến chân hàng từ các nước đến Việt Nam và theo chiều ngược lại. Korean Air và China Airlines là hai hãng hàng không có vận tải hàng hóa lớn và hiệu quả. Họ có mạng đường bay cũng như đội bay đủ lớn để đem lại hiệu quả về quy mô. Bài toán chân hàng và giữ được nguồn hàng là quan trọng”. Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói thêm, giai đoạn trước kia việc tổ chức vận tải hàng hóa freighter của hãng chưa đem lại hiệu quả. Nhưng dịch bệnh kể từ năm 2020 là bước quan trọng để tập rượt cho việc tổ chức vận tải hàng hóa này, dù cho Vietnam Airlines hiện vẫn đang sử dụng máy bay chở khách để tổ chức thực hiện. Vietnam Airlines đang hoàn thiện đề án xây dựng hãng hàng không hàng hóa ngay sau đại dịch. Vietjet Air kiến nghị lập hãng Cargo Airlines, nhưng cần được Chính phủ hỗ trợ Vietjet Air cũng không đứng ngoài cuộc chơi này, hãng cũng nhanh chóng chuyển đổi cấu hình máy bay hành khách sang vận tải hàng hóa và là hãng hàng không đầu tiên được Nhà chức trách phê chuẩn giấy phép CPIC (Cargo in Passenger Carbin). Doanh thu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước của Vietjet Air trong nă m 2020 tăng trưởng 16% thông qua các thỏa thuận liên danh, đưa hàng hóa đến châu Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, Vietjet cũng sử dụng khoang hành khách để vận tải hàng hóa kết nối Việt Nam – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia và Indonesia. Thỏa thuận ký kết với các đối tác chiến lược thúc đẩy Vietjet mở rộng trong mảng vận tải hàng hóa. Việc chuyển đổi số đã nâng cấp hệ thống đặt giữ chỗ tự động để phục vụ hoạt động báo cáo và khai thác hàng hóa. Vietjet đưa việc mở rộng freighter, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh này là chiến lược kinh doanh thời gian tới. Trong một sự kiện được tổ chức bởi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) về chủ đề nông sản với đường sắt và đường hàng không mới đây, ông Đỗ Xuân Quang – Phó Tổng giám đốc Vietjet Air Cargo kiến nghị cần có một hãng hàng không (Cargo Airlines) với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cho các tuyến đường riêng biệt. Điều này có thể giúp giảm giá phí máy bay. Nhưng ông cũng nói rằng, một hãng hàng không như vậy phải được Chính phủ hỗ trợ với chính sách tài khóa phù hợp. Đề xuất thành lập hãng bay hàng hóa của “vua hàng hiệu” chưa được chấp thuận Trong bối cảnh Việt Nam vẫn chưa có một hãng hàng không vận chuyển hàng hóa chuyên dụng, IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đưa đề xuất thanh lập hãng hàng không IPP Air Cargo. Ông Hạnh thông tin các hãng air cargo quốc tế như UPS, Fedex, DHL, Cathay Cargo, Airbrigde Cargo… rất mạnh nên doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được. Bên cạnh đó, hệ thống logistics của Việt Nam chưa phát triển, công nghệ đi chậm hơn so với thế giới 20 năm. Chi phí vận chuyển hàng hóa luôn bị “than” cao hơn nhiều so với thế giới, làm giảm sức cạnh tranh vì các kho hàng, bến bãi, vận chuyển chưa được đầu tư những hệ thống nhanh gọn để giải phóng hàng hóa nhanh cho doanh nghiệp. Hàng về phải chuyển vòng qua nhiều cảng, thời gian nằm bãi lâu, đẩy chi phí hàng hóa lên cao và giảm chất lượng hàng hóa. Ông Hạnh cũng cho biết, Việt Nam không có máy bay lớn chuyên dụng để chuyển hàng hóa nhanh nên phụ thuộc vào các doanh nghiệp ngoại, chấp nhận bị họ “siết” giá. Từ khi đại dịch bùng phát, thị trường mua sắm online tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vì không có chuỗi hệ thống logistics chuyên nghiệp nên Việt Nam đã đánh mất nhiều cơ hội. Các hãng hàng không cũng tận dụng máy bay thương mại để vận chuyển hàng hóa nhưng do không có thiết kế phù hợp, không đúng quy định bảo hiểm nên chỉ có thể vận chuyển ở mức rất hạn chế. Chủ tịch IPPG nói rằng đã chuẩn bị nhân lực, vật lực hơn 1 năm qua cho việc thành lập hãng hàng không hàng hóa. Mục tiêu của IPP Air Cargo là thành lập một hãng hàng không vận tải hàng hóa nội địa – quốc tế. Dự án có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% vốn chủ và 70% huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Giai đoạn 1 (2021 – 2022), IPP Air Cargo sẽ chỉ hoạt động trong thị trường nội địa như một đơn vị trung chuyển. Sau 2022, IPP Air Cargo sẽ đầu tư hệ thống máy bay sức chứa lớn hơn, cùng các hãng air cargo quốc tế khác bay vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài và hợp tác chở hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, đề xuất của IPPG đã bị Bộ Giao thông Vận tải từ chối, do giai đoạn khó khăn của thị trường vận tải hàng không, việc thành lập các hãng hàng không mới (bao gồm cả các hãng chuyên vận tải hàng hóa) là chưa phù hợp. Theo Bộ GTVT: “Công ty cổ phần IPP Air Cargo hoàn toàn có thể đề nghị thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật vào thời điểm sau khi thị trường hàng không phục hồi (dự kiến 2022)”. Cơ quan chuyên trách cho rằng trong bối cảnh thị trường vận tải hành khách bị thu hẹp do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên các hãng đều sẵn sàng sử dụng đội máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa và cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong trường hợp có những nhu cầu đặc biệt, các hãng hàng không hoàn toàn có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc thuê tàu bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa. (Theo CafeF)
Chia sẻ bài viết
BL là một loại chứng từ rất quan trọng trong logistics, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. BL giúp là công cụ quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng như giảm thiểu rủi ro cho cả người mua và người bán. Vậy BL là gì? Tại sao lại có tầm quan trọng như vật và loại chứng từ này có chức năng, nhiệm vụ gì trong hoạt động vận tải biển. Để làm rõ vấn đề này, Lacco sẽ chia sẻ kỹ hơn để anh/chị hiểu rõ hơn về loại vận đơn quan trọng này trong bài viết dưới đây! Contents B/L là gì?. 1 Phân loại vận đơn đường biển (B-L) 1 Chức năng của vận đơn đường biển (BL) 2 - Ghi rõ quá trình nhận và nhập hàng hóa lên tàu. 2 - Thủ tục hải quan có giá trị để thực hiện thủ tục thanh toán B/L là gì? BL là từ viết tắt của một thuật ngữ tiếng Anh - Bill of Lading hay còn gọi là vận đơn đường biển. Đây là một loại chứng từ được nhà tàu cung cấp cho đơn vị gửi hàng sau khi đặt booking. BL do đơn vị vận chuyển đường biển lập, sau đó giao cho chủ hàng. Thông qua BL, 2 bên có thể minh bạch được đầy đủ các thông tin của hàng hóa vận chuyển giữ bên mua và bên bán. Phân loại vận đơn đường biển (B-L) Vận đơn đường biển (B/L) khá đang dạng với nhiều hình thức khác nhau, do đó dựa vào những đặc điểm đặc trưng mà BL được chia ra thành 11 loại khác nhau. Cụ thể: 1. Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) Vận đơn hoàn hảo được hiểu là hàng hóa đang được vận chuyển trong tình trạng cực kỳ tốt, không phát sinh các vấn đề rủi ro ngoài ý muốn. 2. Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay dirty B/L) Vận đơn này đang chỉ rõ hàng hóa có vấn đề trước khi vận chuyển. 3. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu Vận đơn này cho phép người mua và người bán hiểu rằng hàng hóa đã bốc được lên sà lan tàu, nằm trong khoang tàu và chờ đợi việc vận chuyển 4. Vận đơn nhận hàng để chở Vận đơn này cho thấy người vận chuyển đã nhận được hàng và đưa ra những cam kết gửi hàng đến người nhận trong một khoảng thời gian nhất định. 5. Vận đơn đích danh (Straight B/L) Trên vận đơn đích danh thể hiện tên địa chỉ người nhận hàng người gửi hàng để người vận chuyển có thể liên hệ trong những trường hợp cần thiết. 6. Vận đơn theo lệnh (To order B/L) Là phần chú ý được ghi ở mặt sau của tờ vận đơn. 7. Vận đơn gốc (Original B/L) Đây là loại vận đơn được ký trực tiếp bằng tay có thể chuyển nhượng hoặc giao dịch chi cần thiết. 8. Vận đơn bản sao (Copy B/L) Được sao y nguyên vận đơn gốc, thường có dấu copy, là tài liệu để đối chứng chứ không giao dịch được. 9. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) Cho thấy hàng hóa của bạn đang được vận chuyển theo đường thẳng không qua quá nhiều đơn vị trung gian 10. Vận đơn chở suốt (Through B/L) Vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa của bạn được vận chuyển qua một đơn vị trung gian nữa. 11. Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L) Hàng hóa sẽ được vận chuyển thêm bằng một phương thức khác ngoài vận chuyển bằng đường biển. Chức năng của vận đơn đường biển (BL) Sau khi các thủ tục hải quan đã hoàn thiện, hãng tàu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin hàng hóa để chủ hàng thuận tiện theo dõi tình hình lô hàng. Qua đó có thể thấy những chức năng quan trọng của vận đơn đường biển (BL) đối với doanh nghiệp hay chủ hàng: Ghi rõ quá trình nhận và nhập hàng hóa lên tàu Một bill of lading có khá nhiều thứ để bạn có thể theo dõi. Trong đó có quá trình nhận và nhập hàng lên tàu. Biên nhận hàng hóa cũng là việc chứng minh cho lô hàng đã được thông quan. Thủ tục hải quan có giá trị để thực hiện thủ tục thanh toán Trong trường hợp cần thanh toán vận đơn bê lờ cũng là giấy tờ có giá trị có thể định luật ngân hàng. Đây cũng là loại giấy tờ chứng minh chính chủ sở hữu của hàng hóa. Chắc hẳn với những nội dung về BL mà LACCO vừa cung cấp đã có thể phần nào giúp cho độc giả hiểu được phần nào về khái niệm, chức năng cũng như vai trò của vận đơn đường biển (B/L). Để tìm hiểu thêm về thủ tục hải quan, B/L và vận chuyển hàng hóa quốc tế, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhé. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ thanh toán L/C, các bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline: HOTLINE 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết. Tham khảo bài viết liên quan: LC là gì trong xuất nhập khẩu? Quy trình thanh toán l/c là gì? 5 cấp độ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics là gì? DEM là gì? DET là gì? Phí Storage Charge và cách phân biệt phí DEM, DET, STORAGE D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Chia sẻ bài viết
LC là hình thức thanh toán rất quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu. Với hình thức thanh toán này, bên nhập khẩu có thể mượn uy tín của ngân hàng (tín dụng) để bên xuất khẩu (giao hàng) sẽ đồng ý cho lấy hàng trước khi thanh toán. Sau đó, căn cứ vào thỏa thuận 3 bên, đơn vị xuất khẩu có thể đến đòi tiền từ ngân hàng theo quy định trên hợp đồng. Nội dung: Thanh toán l/c là gì 1 Quy định thời gian thanh toán L/C. 1 - L/C trả ngay (L/C at sight) 2 - L/C trả chậm 30, 60, 90… ngày (Deferred L/C) 2 Thanh toán l/c là gì Tên tiếng Anh của L/C là Letter of Credit, là một loại thư tín dụng do ngân hàng phát hành. Khi thành toán bằng hình thức L/C, bên nhập khẩu hàng hóa sẽ cam kết thành toán giá trị của hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định nếu đơn vị xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC. Theo khái niệm trên, các bên tham gia thanh toán LC bao gồm: - Người yêu cầu phát hành (Applicant): Người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác. - Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu. - Người hưởng lợi (Beneficiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Ngân hàng thực hiện thông báo L/C (thường là ngân hàng phục vụ cho người xuất khẩu). - Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó (thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ). - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Ngân hàng thực hiện xác nhận L/C (thường chính là Ngân hàng thông báo). - Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo đề nghị của người hưởng lợi. - Hiện nay, thư tín dụng hay còn gọi là thanh toán LC được phân chia thành 9 loại phổ biến: - Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C) - Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) - Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C) - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) - Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C) - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) - Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) - Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C) Tham khảo:[CÔNG THỨC] Tính toán chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Quy định thời gian thanh toán L/C Đối với hình thức thanh toán l/c, bên nhập khẩu sẽ chỉ thanh toán khi bên xuất khẩu đã giao hàng đầy đủ theo thỏa thuận. Thời gian nhận thanh toán sẽ có 2 hình thức: - L/C trả ngay (L/C at sight) Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu sẽ xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Sau khi kiểm tra, hoàn tất đầy đủ chứng từ thì ngân hàng sẽ thanh toán theo đúng thỏa thuận ban đầu. - L/C trả chậm 30, 60, 90… ngày (Deferred L/C) Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Sau 30, 60, 90 ngày… kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của L/C, ngân hàng sẽ thanh toán cho bên giao hàng. Trong quy trình thanh toán l/c, đơn bị xuất khẩu sẽ cho trách nhiệm giao đúng hàng hóa, sản phẩm cho đơn vị nhập. Đồng thời bên nhập sẽ chịu trách nhiệm làm hồ sơ thanh toán l/c với ngân hàng. Theo đó, quy trình thực hình thanh toán lc cần thực hiện qua 9 bước: (1) Người NK căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng sẽ yêu cầu ngân hàng mở mở L/C (2) Ngân hàng Mở căn cứ vào đơn này sẽ mở L/C và gửi L/C cho Ngân hàng Thông Báo (3) Ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C và chuyển L/C cho người xuất khẩu (4) Người XK giao hàng cho người NK theo L/C quy định (5) Người XK lập bộ chứng từ của lô hàng và giao cho Ngân hàng Thông báo. (6) Ngân hàng Thông báo kiểm tra và gửi/xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở. (7) Ngân hàng Mở sẽ kiểm tra chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì Ngân hàng Mở sẽ trả tiền/chuyển tiền cho Ngân hàng Thông Báo. (8) Ngân hàng Thông báo báo tiền đã vào tài khoản cho người XK (9) Ngân hàng Mở sẽ xuất trình bộ chứng từ để người NK kiểm tra và giao chứng từ cho người NK nhận hàng. Hình thức thanh toán l/c được đánh giá là hình thức thanh toán hàng hóa quốc tế an toàn, đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Chính vì vậy, trong những gần đây, lc luôn được các công ty xuất nhập khẩu ưu tiên lựa chọn. ==>>> Nội dung liên quan: DEM là gì? DET là gì? Phí Storage Charge và cách phân biệt phí DEM, DET, STORAGE 5 cấp độ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics là gì? Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ thanh toán L/C, các bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết về cácdịch vụ logistics, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được bộ phận chuyên môn tư vấn hỗ trợ trực tiếp. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Tính từ năm 2020 đến 30/6/2021, ngành Tài chính đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí khoảng 148,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó: số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 122,1 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 26,6 nghìn tỷ đồng. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp thời dịch Theo đánh giá của Vụ Chính sách thuế đánh giá về hiệu quả của hoạt động miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí đang nhận được nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp, người dân; góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp vào kết quả tích cực về phát triển kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm 2021. Các giải pháp hỗ trợ bám chặt bào tình hình thực tiễn và điều kiện ngân sách, phân phối tài chính phù hợp cho từng giai đoạn. Đảm bảo đúng người đúng việc, thực hiện hiệu quả và hợp lý. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân... góp phần kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân hoạt động ổn định và phát triển. Các quyết sách quan trọng về tài chính năm 2021 Ngay từ đầu năm 2021, Bộ Tài chính nhận định hoạt động của doanh nghiệp, người dân vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 với quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn so với các đợt dịch của năm 2020. Cụ thể, phai nhắc đến một số quyết sách quan trọng như: - Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ ngành hàng không về việc tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 (Dự kiến 900 tỷ đồng) - Thông tư (Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 và Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 của Bộ Tài chính) để tiếp tục giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Ước tính số tiền phí, lệ phí được giảm khoảng 2.000 tỷ đồng. - Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng trong năm 2020, 2021. (Dự kiến giảm thuế DN khoảng 170 tỷ đồng) - Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân), tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ước tính số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng). Có thể thấy, chính phủ và Bộ tài chính đang rất tích cực đưa ra các chính sách hỗ trợ cho người dân cũng như doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn covid-19. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội và xây dựng chiến lược "sống chung với covid". Nguồn: Hải quan online
Chia sẻ bài viết
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) và Tổ chức Liên minh Doanh nghiệp thế giới về an toàn thương mại (WBO) vừa công bố một tuyên bố chung khẳng định cam kết của hai tổ chức trong việc tăng cường an ninh chuỗi cung ứng. Contents Các biện pháp tăng cường chuỗi an ninh cung ứng. 1 Liên minh CBP và WBO tạo chân chơi mới cho doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng. 1 Doanh nghiệp cần nắm chặt cơ hội từ phương pháp an ninh chuỗi cung ứng. 2 Các biện pháp tăng cường chuỗi an ninh cung ứng Trong tuyên bố chung, CBP và WBO khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác để thực hiện một kế hoạch hành động gồm chín điểm, trong đó tập trung vào những biện pháp chính như: Tăng cường chia sẻ thông tin; Đào tạo chung và tiếp cận cộng đồng về an ninh chuỗi cung ứng; Công nhận Đối tác Thương mại- Hải quan về chống khủng bố (C-TPAT) dành cho các đối tác tham gia chuỗi cung ứng được WBO chứng nhận và đã hoàn thành quy trình xác nhận của CBP; và thành lập các ủy ban công- tư mới để giám sát các nỗ lực đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng và an ninh hàng hải/ cảng biển. Liên minh CBP và WBO tạo chân chơi mới cho doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng Phó Cao uỷ CBP, ông Robert E. Perez cho biết, trong một phần tư thế kỷ qua, CBP và WBO đã làm việc cùng nhau để đảm bảo vận hành thuận lợi chuỗi cung ứng toàn cầu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hợp pháp. Tuyên bố chung mới đây của của hai tổ chức sẽ đưa mối quan hệ đối tác đó lên cấp độ mới, cao hơn, giúp tăng cường hơn nữa nỗ lực chung trong việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, thúc đẩy một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hợp pháp và bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng. Về phần mình, ông Fermin Cuza, Chủ tịch Quốc tế của WBO, khẳng định tổ chức này tự hào với việc chương trình BASC đã tạo nên liên minh Doanh nghiệp- Hải quan đầu tiên tập trung vào an ninh chuỗi cung ứng. WBO tin rằng tuyên bố chung sẽ giúp thể chế hóa mối quan hệ hợp tác trong 25 năm qua và mở rộng các nỗ lực hợp tác trên phạm vi quốc tế ra ngoài khu vực châu Mỹ Latinh- Caribe để đối phó hiệu quả những mối đe dọa mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Quy mô và mức độ phức tạp ngày càng tăng của các chuỗi cung ứng toàn cầu đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan Hải quan và cộng đồng thương mại. CBP và WBO nhận thức rằng sự hợp tác mạnh mẽ giữa khu vực công và tư nhân là rất cần thiết để thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu chống lại các mối đe dọa đã và đang có, như buôn bán ma tuý, hàng giả và sử dụng công nghệ vào những mục đích bất hợp pháp. Doanh nghiệp cần nắm chặt cơ hội từ phương pháp an ninh chuỗi cung ứng Trong thời gian qua, CBP hợp tác chặt chẽ với WBO và các đối tác doanh nghiệp thực hiện phương pháp tiếp cận đa lớp đối với an ninh chuỗi cung ứng. Phương pháp tiếp cận đó cũng bao gồm chương trình C-TPAT, một nền tảng quan hệ đối tác công- tư tự nguyện. Thông qua đó, các thành viên của cộng đồng thương mại hợp tác với CBP để bảo vệ chuỗi cung ứng, xác định các lỗ hổng bảo mật và thực hiện các biện pháp an ninh cụ thể tốt nhất. Bằng cách đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật chuỗi cung ứng, các thành viên tham gia C-TPAT được hưởng lợi ích bao gồm giảm thiểu rủi ro và thời gian chờ đợi tại biên giới Hoa Kỳ. Kể từ khi thành lập vào năm 2001, C-TPAT đã phát triển với hơn 11.400 đối tác được chứng nhận trong cộng đồng thương mại.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh