Preloader Close
D/O là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc được sử dụng xong logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng. Khi hàng hóa chuyển về Việt Nam vừa cập bến cảng, các hãng tàu/forwarder sẽ thông báo hàng đến và phát lệnh giao hàng D/O. Người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và xuất trình cho hải quan / kho / bãi để nhận hàng. Contents Phí D/O là gì?. 1 2. Phân loại D/O.. 1 D/O do forwarder phát hành: 1 D/O do hãng tàu phát hành: 1 3. Thông tin về lệnh D/O.. 1 Nội dung thông tin trên lệnh giao hàng D/O bao gồm các nội dung sau: 1 Quy trình lấy lệnh D/O Phí D/O là gì? Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trên lệnh giao hàng_consignee. Lưu ý: CÓ một số người vẫn hay hiểu nhầm phí D/O - Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng và phí chứng từ -Documentation fee vì tên viết khá tương tư. Do đó chúng ta cần chú ý để tránh hiểu nhầm không cần thiết. Phí D/O se phụ thuộc vào từng trường hợp và hãng tàu/forwarder. Để nắm được chi tiết về mức chi phí cụ thể, quý khách có thể liên hệ đến LACCO INT'L FREIGHT FORWARDERS để được hỗ trợ 2. Phân loại D/O Lệnh giao hàng được phân chia theo 2 loại đối tượng ban hành khác nhau D/O của forwarder và D/O của hãng tàu. D/O do forwarder phát hành: Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó. Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill. Khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo. D/O do hãng tàu phát hành: Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng. Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất. 3. Thông tin về lệnh D/O Nội dung thông tin trên lệnh giao hàng D/O bao gồm các nội dung sau: Tên tàu và hành trình của con tàu Người nhận hàng (Consignee) Cảng dỡ hàng (POD) Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods) Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….) Quy trình lấy lệnh D/O Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định. Các chứng từ khác bao gồm: Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước) Giấy giới thiệu Thông báo hàng đến Vận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C). Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước. Lưu ý: Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra. Ngoài ra, đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu "hàng giao thẳng", còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chi tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu "hàng rút ruột". Lưu ý: – Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu. – Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình. Nguồn: Xuất nhập khẩu Lê Ánh
Chia sẻ bài viết
Trong tình huống bạn nhập khẩu lô hàng có giá trị Invoice là 100.000 USD, chi phí book tàu bạn phải bỏ ra là 90 USD, phí mua bảo hiểm phải trả là 10 USD. Giả định bạn có thể nhập khẩu lô hàng này và bán ra thị trường với mức giá 101.000 USD. 1. Insured Amount – Xác định Số tiền bảo hiểm Định nghĩa: Số tiền bảo hiểm (Insured Amount hay Insured Value – Trị giá bảo hiểm) là giá trị của đối tượng bảo hiểm (giá trị lô hàng) lúc bắt đầu bảo hiểm cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí có liên quan khác. Hiểu một cách đơn giản thì Số tiền bảo hiểm chính là khoản tiền công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với lô hàng trên hành trình vận chuyển. Tuy nhiên con số này không tính bằng giá trị hợp đồng, cũng không tính bằng giá trị Invoice mà được tính theo công thức sau: V = (C + F) (1 + a) / (1 – R) Trong đó: V : Số tiền bảo hiểm C : Giá FOB của hàng hóa F : Cước phí vận tải quốc tế a : Lãi dự tính (thường là 10%) R : Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định) Trong tình huống bạn nhập khẩu lô hàng có giá trị Invoice là 100.000 USD, chi phí book tàu bạn phải bỏ ra là 90 USD, phí mua bảo hiểm phải trả là 10 USD. Giả định bạn có thể nhập khẩu lô hàng này và bán ra thị trường với mức giá 101.000 USD. Rất dễ hiểu rằng, khi lô hàng xảy ra tổn thất trên đường vận chuyển thì số tiền bạn bị mất đi không phải chỉ là 100.000 USD giá trị Invoice ban đầu mà thật ra là 101.000 USD (bao gồm cả giá trị Invoice, cước vận tải, phí bảo hiểm và khoản lãi dự tính thu được từ việc bán hàng). Như vậy hiển nhiên bạn muốn nhận được khoản bồi thường 101.000 USD từ công ty bảo hiểm. Để mức bồi thường không vượt quá xa giá trị ban đầu của lô hàng nhưng vẫn đủ bù đắp phần nào tổn thất của người được bảo hiểm người ta thống nhất mức lãi dự tính hợp lý là 10%. Bật mí: Trong thực tế, một số công ty bảo hiểm bỏ qua cách số tiền bảo hiểm phức tạp này mà áp dụng luôn cách tính đơn giản: V = 110% x Giá trị Invoice (mặc dù giá trị Invoice là giá FOB hay CIF). Tham khảo: 5 lý do khiến bạn nên chọn nhập FOB chứ không phải CIF 2. Insurance Premium – Công thức tính phí bảo hiểm Định nghĩa: Phí bảo hiểm (Insurance Premium) là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) để đối tượng bảo hiểm của mình (hàng hóa xuất nhập khẩu) được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm thu phí theo tỷ lệ % so với số tiền bảo hiểm để từ đó tính ra số tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả. Tỷ lệ phí bảo hiểm này khác nhau theo tính chất của hàng hóa theo cơ chế rất dễ hiểu: hàng hóa có độ rủi ro cao thì phí cao (hàng rời không đóng container), hàng hóa có độ rủi ro thấp thì phí thấp (hàng đóng trong container). I = CIF x R với CIF = (C+F) / (1-R) Trong đó: I : Phí bảo hiểm C : Giá FOB của hàng hóa F : Cước phí vận tải quốc tế R : Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định) Bật mí: Trong thực tế, một số công ty bảo hiểm bỏ qua cách tính phí phức tạp này mà áp dụng luôn cách tính đơn giản: I = R x Giá trị Invoice (mặc dù giá trị Invoice là giá FOB hay CIF). Nguồn: eximshark.com Để nắm rõ và chi tiết hơn về chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam đến các cảng biển quốc tế và đối với từng loại hàng hóa cụ thể, các bạn có thể liên hệ đến các đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín để được hỗ trợ chi tiết hơn. Lacco là đơn vị có 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế - nội địa, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và xử lý hồ sơ hải quan chuyên nghiệp ( cấp giấy chứng nhận là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015), với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm xử lý đầy đủ các thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, Lacco sẵn sàng chịu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng các dịch vụ về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cho khách hàng theo nhu cầu. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Gần đây nhu cầu nhập khẩu đồ chơi trẻ em rất lớn, nhưng Thảo nhận thấy hầu hết các anh/chị nhập khẩu vẫn gặp rất nhiều vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hàng hóa. Vì vậy, mình sẽ chia sẻ chi tiết với các bạn về quy trình nhập khẩu đồ chơi để mọi người nắm rõ hơn nhé! 1. quy định pháp luật về nhập khẩu đồ chơi trẻ em - Căn cứ pháp lý: Điều 9 và Phụ lục I Thông tư 28/2014/ TT-BVHTTDL Quy định Đồ chơi trẻ em nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của bộ VHTTDL. Thông tư 27/2012/TT-BKHCN. Thông tư 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung 1 số điều của thông tư 27/2012/TT-BKHCN. QD trình tự kiểm tra Nhà nước về Chất Lượng Hàng Hóa NK thuộc nhóm 2 của BKHCN Thông tư 09/2019/TT-BKHCN. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QD 3810/QĐ-BKHCN 2. Hs code và thuế nhập khẩu Đồ chơi trẻ em thuộc nhóm 9503 Vì chưa có mô tả cụ thể nên các bạn có thể xem có một số gợi ý cho các bạn về mã HS Code như sau: Mã HS code hàng đồ chơi trẻ em - Thuế VAT: 5% - Thuế Nhập khẩu của đồ chơi trẻ em sẽ tùy theo HS code Để nắm rõ hơn về mặt hàng nhập khẩu, anh/chị có thể liên hệ trực tiếp với Thảo để mình có thể tư vấn mã HS code và thuế nhập khẩu chính xác nhé! Đồ chơi trẻ em phải đảm bảo mới 100%, chưa qua sử dụng. Có nội dung, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Đ.6 thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL Đồ chơi trẻ em đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em theo quy định của Bộ KHCN. Đồ chơi trẻ em NK thuộc QD 3810/QD-BKHCN và phụ lục I thông tư 09/2019/TT-BKHCN phải kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. 2. Hồ sơ hải quan Đối với hàng đồ chơi trẻ em, cần đảm bảo nhãn hàng hóa phù hợp theo nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Bao gồm nhãn chính và nhãn phụ. Ngoài ra, DN cần đăng ký tài khoản trên trang 1 cửa quốc gia để chuẩn bị cho việc đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Để chuẩn bị cho bước này, cần có giấy đăng ký kinh doanh scan. Hồ sơ cần chuẩn bị cho lô hàng nhập khẩu đồ chơi trẻ em bao gồm: - Hợp đồng có dấu, chữ ký của seller và buyer - INV, PKL, bill - Nhãn chính, nhãn phụ, hình ảnh hàng - CO (nếu có) Commercial invoice hàng đồ chơi xuất khẩu từ Trung Quốc Như vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Mở tờ khai phân luồng Bước 2: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên trang 1 cửa Quốc gia. Anh/ Chị truy cập vào đường link: vnsw.gov.vn để đăng ký mới hồ sơ. Hồ sơ sẽ được phản hồi trong vòng 24h sau khi truyền. Sau khi được tiếp nhận đăng ký, DN tiến hành các thủ tục thông quan và bổ sung hồ sơ còn thiếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa. Bước 3: Nộp hồ sơ HQ cùng số tiếp nhận đăng ký 1 cửa để thông quan hàng hóa. Bước 4: Mang hàng về kho. Liên hệ với bên thử nghiệm để đến lấy mẫu đi thử nghiệm. Hiện tại chỉ có một số tổ chức chứng nhận sản phẩm đồ chơi trẻ em phù hợp QCVN 3:2019/BKHCN theo công văn số 390/TĐC-HCHQ ngày 09 tháng 02 năm 2021 của tổng cục trưởng tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng). Danh sách này được công bố công khai tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại địa chỉ: tcvn.gov.vn Trong vòng 7 ngày từ ngày lấy mẫu, sẽ có kết quả thử nghiệm. Sau khi có kết quả thử nghiệm đạt, DN tiến hành in tem CR và nhãn phụ (nếu thiếu) dán lên hàng hóa trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường. Bước 5: Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, Anh/ Chị đừng quên trả kết quả lên một cửa nhé ạ. Chúc mừng Anh/Chị đã hoàn thành xong các thủ tục nhập khẩu lô hàng đồ chơi trẻ em! Thực ra, đây là công việc thường ngày của Thảo và các bạn đồng nghiệp tại Công ty Lacco cùng phối hợp thực hiện hằng ngày đến đã rất quen thuộc. Đến nay, mình cũng đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp XNK giải quyết thủ tục và vận chuyển đồ chơi trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau nên luôn sẵn sàng đồng hành cùng Anh/Chị trên mọi hành trình. Do đó, nếu anh/chị cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ nhé! Thông tin chi tiết liên hệ theo địa chỉ: Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/ Chúc Anh/Chị thành công trên mọi chuyến hàng!
Chia sẻ bài viết
Vận tải đường biển được xem là một trong những hình thức vận tải gặp nhiều rủi ro nhất hiện nay. Cũng chính vì vậy, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho doanh nghiệp khi gặp phải rủi ro ngoài mong muốn trước khi hàng về đến kho. Table of Contents Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là gì?. 1 Những rủi ro được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bồi thường. 1 1. Theo nguồn gốc phát sinh: 1 2. Theo nghiệp vụ bảo hiểm: 1 Những tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 2 1. Quy mô, mức độ tổn thất: 2 2. Theo tính chất tổn thất: 2 Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 2 1. Điều kiện bảo hiểm C: 2 2. Điều kiện bảo hiểm B: 2 3. Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là gì? Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là loại bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản được vận chuyển bằng đường biển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường hàng hóa khi xảy ra các rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định đã được 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Những rủi ro được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bồi thường Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và nghiệp vụ bảo hiểm đối với các loại hàng hóa gặp rủi ro, công ty bảo hiểm sẽ ra thành nhiều loại như sau: 1. Theo nguồn gốc phát sinh: Do thiên tai: bao gồm những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể nào chi phối được như bão, gió lốc, sóng thần, biển động,… Do tai họa của biển: những tai họa có thể xảy ra với các con tàu vận chuyển ngoài biển như mắc cạn, đắm chìm, cháy nổ, mất tích,… Do các tai nạn bất ngờ khác: các tác động ngẫu nhiên bên ngoài không thuộc những rủi ro đã đề cập ở trên. Các rủi ro này có thể xảy ra trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho,… trong vận chuyển bộ và vận chuyển thủy (đường biển). 2. Theo nghiệp vụ bảo hiểm: Rủi ro thông thường: gồm những rủi ro mang tính chất bất ngờ và ngẫu nhiên xảy ra ngoài mong muốn như thiên tai, tai họa từ biển, tai nạn bất bất ngờ,… Rủi ro được bảo hiểm riêng: trường hợp này sẽ được quy định cụ thể khi hai bên thỏa thuận hợp đồng, chứ không được bồi thường theo các điều kiện gốc. Các rủi ro trong trường hợp này có thể là chiến tranh, đình công, khủng bố,… Rủi ro không được bảo hiểm: đối với các rủi ro đương nhiên xảy ra do bản chất của hàng hóa hay do lỗi từ phía người được bảo hiểm. Những tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được phân chia loại theo 2 loại: 1. Quy mô, mức độ tổn thất: Tổn thất bộ phận: là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích hay giá trị. Tổn thất toàn bộ: áp dụng trong các trường hợp đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, biến chất hay biến dạng không còn như lúc đầu khi được bảo hiểm. 2. Theo tính chất tổn thất: Tổn thất chung: những chi phí hay hy sinh phát sinh khi tiến hành mục đích cứu tài cũng như hàng hóa thoát khỏi một sự nguy hiểm chung. Tổn thất riêng: tổn thất này chỉ gây ra các thiệt hại cho một số quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu. Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bao gồm các điều kiện cụ thể sau: 1. Điều kiện bảo hiểm C: Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau: Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm. Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước. Cháy hoặc nổ. Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh. Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn. Hàng bị ném khỏi tàu. Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát. 2. Điều kiện bảo hiểm B: Ngoài những rủi ro như trên, khi xảy ra sự cố, bên mua bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường gặp gặp phải các tình huống như: Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh. Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu. Nơi để hàng bị nước tràn vào. Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 3. Điều kiện bảo hiểm A: Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên. Nếu đối tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường: Mất cắp, mất trộm. Thiếu nguyên kiện. Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển. Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,… Với những thông tin cơ bản về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển vừa được LACCO chia sẻ, chắc hẳn cá nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nắm được những kiến thức cơ bản nhất. Đểtìm hiểu thêm thông tin chi tiết về bảo hiểm hàng hóa của các hình thức vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ. Các bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết
Hiện nay, việc kiểm hóa xuất nhập khẩu đang được áp dụng theo 2 phương pháp là kiểm hóa máy soi và kiểm hóa thủ công. 2 phương pháp kiểm hóa hàng hóa này có khi khác nhau? Quy trình kiểm hóa thực hiện như nào? Trong quá trình kiểm hóa cần lưu ý điều gì? Contents Kiểm hóa máy soi 1 Kiểm hóa thủ công. 2 Thủ tục kiểm hóa thủ công đối với hàng nhập nguyên cont 2ainer Một số lưu ý khi làm thủ tục kiểm hóa hàng nhập nguyên cont: 2 Thủ tục kiểm hóa thủ công với hàng nhập lẻ. 3 Thủ tục kiểm hóa thủ công đối với hàng xuất nguyên cont 3 Một số lưu ý khi làm thủ tục kiểm hóa hàng xuất nguyên cont: 4 Thủ tục kiểm hóa thủ công với hàng xuất lẻ: Kiểm hóa máy soi Kiểm hóa máy soi là việc bạn cho container hàng chạy qua máy soi của hải quan mà không cần phải cắt chì niêm phong. Kết quả soi sẽ hiện lên máy tính hải quan. Qua việc phân tích hình ảnh hải quan máy soi sẽ quyết định cho thông quan lô hàng hay sẽ kiểm tra thủ công (cắt chì niêm phong và kiểm tra thực tế hàng hóa) Nếu lô hàng nhập của bạn được chỉ định kiểm hóa máy soi thì thủ tục đi soi nếu tờ khai mở tại cửa khẩu nơi mở tờ khai sẽ như sau: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm: GGT, Bill, D/O, Chứng minh thư photo, tờ khai mang qua đội giám sát hải quan.Tại đội giám sát, hải quan giám sát đội sau khi nhận bộ hồ sơ bên trên sẽ làm 2 biên bản kẹp chì đi soi có đóng dấu công chức hải quan giao cho mình. Đổi lệnh đi soi: Chuẩn bị tờ khai, ggt, mã vạch, cơ sở hạ tầng (nếu cần), lệnh hãng tàu, cược cont. B1. Mang tờ khai + mã vạch cơ sở hạ tầng (nếu cần) ký giám sát mã vạch. B2. Mang mã vạch đã ký giám sát + D/O hãng tàu + cược + GGT (nếu cần) đổi lệnh kéo cont đi soi. Mang lệnh kéo cont đưa cho lái xe kéo cont ra khỏi cảng (nếu soi ngoài cảng), đưa lệnh kéo cont cho điều độ cảng kéo cont về máy soi (nếu soi trong cảng) Mang biên bản kẹp chì qua đội kiểm hóa máy soi để làm thủ tục cho cont hàng vào soi Hải quan máy soi kiểm tra hàng hóa thông qua phân tích hình ảnh soi chiếu. Nếu hàng hóa không nghi vấn gì sẽ tiến hành thông quan tờ khai và cấp giấy ra cổng (hoặc photo biên bản kẹp chì) để lái xe có thể ra cổng cảng và trả hàng cho khách. Nếu hàng hóa có nghi vấn hải quan kiểm soi sẽ phản hồi trên hệ thống, và tiếp tục cắt chì niêm phong để kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hóa thủ công) Kiểm hóa thủ công Kiểm hóa thủ công là việc cắt chì niêm phong cont hàng và xuất trình hàng hóa ra để hải quan kiểm hóa kiểm tra thực tế hàng hóa. Kiểm hóa có thể kiểm 5%, 10% hoặc cả 100% lô hàng tùy thuộc vào loại hàng, đánh giá mức độ rủi ro của lô hàng. Lãnh đạo sẽ chỉ đạo trên hệ thống và mình có thể biết trước được lô hàng sẽ kiểm bao nhiêu phần trăm. Thủ tục kiểm hóa thủ công đối với hàng nhập nguyên container B1. Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai, packing list, thông tin về hàng hóa, D/O, GGT. B2. Mang D/O, Tờ khai xuống dưới thương vụ cảng để làm lệnh kiểm hóa. Tùy vào lô hàng kiểm 5%, 10% hay 100% hay cần công nhân/xe nâng mà mình sẽ làm lệnh kiểm hóa sao cho phù hợp. B3. Cảng sẽ cấp cho mình 1 (phiếu giao nhận cont or phiếu tác nghiệp dịch vụ ..) để mình làm thủ tục hạ cont về bãi kiểm hóa. B4. Mang phiếu giao nhận cont/phiếu tác nghiệp bên trên mang qua cho phòng điều độ cảng để kéo cont về bãi kiểm hóa. B5. Sau khi cont hạ bãi đợi hải quan kiểm hóa xuống thì tiến hành cắt chì niêm phong và xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra. B6. Nếu hàng hóa không vấn đề gì hải quan kiểm hóa sẽ về chi cục và thông quan tờ khai. Nếu hàng hóa bị sai sót hoặc gian lận, buôn lậu… thì sẽ tùy vào mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Một số lưu ý khi làm thủ tục kiểm hóa hàng nhập nguyên container: 1. Mua chì trước khi kiểm hóa để sau khi cắt chì niêm phong sẽ có chì khác kẹp vào. 2. Nên làm thủ tục hạ cont về sớm và trước khi hải quan xuống, thông thường buổi sáng là trước 10h và buổi chiều là trước 4h. 3. Tùy từng loại hàng mà chuẩn bị các vật dụng cần thiết như dao rọc giấy, băng dính, kìm cắt ,cưa tay, túi bóng…. 4. Nếu lô hàng phải lấy mẫu phân tích phân loại thì chuẩn bị trước cả dụng cụ lấy mẫu. 5. Nắm rõ tất cả thông tin về hàng hóa để trong quá trình kiểm hóa có thể trao đổi thông tin với hải quan và để việc kiểm hóa diễn ra thuận lợi hơn. Thủ tục kiểm hóa thủ công với hàng nhập lẻ B1. Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai, packing list, thông tin về hàng hóa, D/O, GGT. B2. Mang D/O, Tờ khai qua ký nháy hải quan. B3. Mang D/O ký nháy qua kho hàng lẻ để gặp thủ kho. B4. Thủ kho sẽ chỉ cho mình vị trí để hàng hóa của mình, nhờ xe nâng hạ hàng xuống đất để kiểm hóa. B5. Đợi hải quan kiểm hóa xuống và xuất trình hàng để hải quan kiểm tra. B6. Nếu hàng hóa không vấn đề gì hải quan kiểm hóa sẽ về chi cục và thông quan tờ khai. Nếu hàng hóa bị sai sót hoặc gian lận, buôn lậu… thì sẽ tùy vào mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Xem thêm: Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu Thủ tục kiểm hóa thủ công đối với hàng xuất nguyên container B1. Chuẩn bị tờ khai, phơi hạ hàng, thông tin hàng hóa. B2. Mang phơi hạ hàng, tờ khai qua quầy thương vụ làm thủ tục kéo cont về bãi kiểm hóa, tương tự kiểm với hàng nhập tùy vào kiểm 5% 10% hay cả lô hàng mà làm lệnh kiểm phù hợp. B3. Cảng sẽ cấp cho mình 1 (phiếu giao nhận cont or phiếu tác nghiệp dịch vụ ..) để mình làm thủ tục hạ cont về bãi kiểm hóa. B4. Mang phiếu giao nhận cont/phiếu tác nghiệp bên trên mang qua cho phòng điều độ cảng để kéo cont về bãi kiểm hóa. B5. Sau khi cont hạ bãi đợi hải quan kiểm hóa xuống thì tiến hành cắt chì niêm phong và xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra. B6. Nếu hàng hóa không vấn đề gì hải quan kiểm hóa sẽ về chi cục và thông quan tờ khai. Nếu hàng hóa bị sai sót hoặc gian lận, buôn lậu… thì sẽ tùy vào mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Một số lưu ý khi làm thủ tục kiểm hóa hàng xuất nguyên container: Tất cả các lưu ý khi kiểm hóa hàng nhập nguyên cont chỉ chú ý thêm 1 số điều sau: + Kiểm tra thời hạn cut off trên booking để sắp xếp thời gian kiểm hóa cho hợp lý tránh việc quá thời hạn cut off của hãng tàu. + Hải quan kiểm hóa sẽ chỉ kiểm tra hàng ở cảng xuất vì vậy nếu cont hàng hạ bãi ngoài thì sẽ phải làm thêm thủ tục kéo cont từ bãi ngoài về cảng xuất thì mới kiểm hóa được. + Lô hàng xuất bắt buộc phải kẹp chì hãng tàu mới xuất được nên nếu khi đóng hàng ở nhà máy mà cont hàng đã được kẹp chì hãng tàu thì phải liên lạc với hãng tàu để lấy thêm chì, sau khi cắt chì kiểm hóa xong sẽ kẹp chì hãng tàu mới lại. Thủ tục kiểm hóa thủ công với hàng xuất lẻ: Tương tự như kiểm hóa thủ công hàng nhập lẻ. Nhưng thay vì mang D/O và tờ khai thì mang phiếu nhập kho, booking, tờ khai. Các bước tiếp theo làm tương tự. Vậy là mình đã vừa trình bày qua 1 vài trường hợp kiểm hóa mà trong quá trình làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu mình hay gặp. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp như kiểm hóa hàng tạm nhập tái xuất, kiểm hóa hàng air, kiểm hóa hàng mở tờ khai ngoài cửa khẩu…. mà trong khi làm thủ tục chúng ta sẽ gặp phải. Quy trình tùy từng trường hợp sẽ có thay đổichút ở các bước và quy trình chung là như mình giới thiệu ở trên.Xuất nhập khẩu là 1 nghề rất rộng lớn bao gồm rất nhiều kiến thức và thực tế mà bản thân phải trải qua và tự mình học hỏi tích lũy được kinh nghiệm. Chúc các bạn thành công. Đừng quênLike share nếu thấy bài viết của mình bổ ích nhé, cảm ơn mọi người! Tác giả: Nhân viên hiện trường Công ty Lacco
Chia sẻ bài viết
Nền kinh tế mở và thương mại hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó là sự bùng nổ mạnh mẽ và bền vững của ngành Logistics. Vậy Logistics là gì? trong Chuỗi dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm những gì? Logistics là gì? Logistics là hoạt động tổng hợp rất nhiều các hoạt động liên kết với nhau với mục đích giúp di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người mua hàng với số lượng lớn thuận tiện và đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy để sử dụng và khai thác hiệu quả chúng ta phải hiểu rõ khái niệm logistics là gì. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, Logistics chính là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Đặc điểm của ngành dịch vụ logistics Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, LACCO rút ra được một số đặc điểm cơ bản, dễ nhận biết nhất của ngành logistics dành cho người mới tìm hiểu về ngành hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về logistics như sau: Logistics hoạt động dựa trên 3 khía cạnh chính: logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. Cụ thể: Logistics sinh tồn: Chúng ta có thể hiểu đơn giản như một loại khả năng sinh tồn nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết để đảm bảo sự sinh tồn của ngành: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Do đó logistics sinh tồn trở thành bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung. Logistics hoạt động: Đây là bước phát triển mới gắn kết logistics sinh tồn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động sẽ liên quan đến quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào, vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hệ thống: Giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Logistics hệ thống bao gồm các yếu tố cơ bản như: máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng. Chuỗi dịch vụ logistics bao gồm những gì? Chuỗi dịch vụ logistics gốm một số dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (bao gồm cả hoạt động bốc xếp container). Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị). Các dịch vụ logistics chủ yếu Dịch vụ đại lý vận tải (bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa). Các dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics. Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hoạt động cho thuê và thuê mua container. Dịch vụ logistics thông dụng nhất là các dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hóa bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải. Dịch vụ vận tải thủy nội địa. Dịch vụ vận tải hàng không. Dịch vụ vận tải đường sắt. Dịch vụ vận tải đường bộ. Dịch vụ vận tải đường ống. Và các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật. Dịch vụ bưu chính. Dịch vụ thương mại bán buôn. Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Với Chuỗi dịch vụ logistics bao gồm các hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau góp phần quan trọng giúp hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế và nội địa tại các quốc gia đang trở nên vô cùng phát đạt. Từ đó có thể thấy được những lợi ích của ngành logistics đã và đang và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước và quốc tế. Nếu các bạn vẫn có những vấn đề cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết theo địa chỉ: Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn. Chia sẻ
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh