Preloader Close
Logistics và Freight Forwarder là hai hình thức giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu quen thuộc, tuy nhiên đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Nhưng trên thực tế, vẫn có rất nhiều nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Logistics và Freight Forwarder. Vậy Logistics và Freight Forwarder là gì? Đặc điểm khác nhau giữa hai khái niệm này? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! Mục Lục 1. Khái niệm về Logistic và Freight forwarding. 1 Logistics là gì?. 1 Freight forwarding là gì?. 1 2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics và Freight forwarding. 1 Đặc điểm của Logistics. 1 Các dịch vụ của Logistics bao gồm: 1 Đặc điểm của Freight forwarding. 2 Những dịch vụ khác của forwarder 2 3. Sự khác nhau giữa dịch vụ Logistics và Freight forwarding. 2 4. Lựa chọn công ty Logistics và Freight forwarder như thế nào?. 2 1.Khái niệm về Logistic và Freight forwarding Logistics là gì? Logistics là một phần quan trọng trong Chuỗi cung ứng bao hàng hóa. Bao gồm những công đoạn: Lên kế hoạch, Thực hiện và Kiểm soát luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan đến luồng chuyển dịch. Trong thời kỳ thương mại hóa đang không ngừng phát triển, Logistics được xem là mắt xích vô cùng quan trọng, đóng vai trò sống còn trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà phân phối. Điều này cho thấy rằng nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại là rất cần thiết và tương đối cao. Freight forwarding là gì? Freight forwarding hay Forwarder là Đại lý giao nhận (Nhà khai thác vận tải - 3PL). Do cá nhân hoặc công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các cá nhân hoặc công ty khác. Để xuất hàng hóa từ nhà sản xuất – nhận hàng hóa đến một thị trường đến điểm cuối cùng. (Theo hợp đồng vận tải). 2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics và Freight forwarding Đặc điểm của Logistics Hoạt động Logistics là chuỗi các hoạt động thuộc các ngành sản xuất, vận tải, phân phối, thương mại, kho bãi, cảng biển, cảng hàng không lại với nhau. Logistics thực hiện nhiệm vụ tạo ra giá trị cạnh tranh tốt cho từng sản phẩm, dịch vụ như hàng hóa được đóng gói, bảo quản đúng tiêu chuẩn và được phân phối đúng lúc, đúng nơi với chi phí thấp. Các dịch vụ của Logistics bao gồm: ·Vận tải đa phương thức tới các quốc gia không có cảng biển. ·Dịch vụ Door to Door. ·Cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm hàng hóa. ·Dịch vụ gửi hàng mẫu và chứng từ quốc tế. ·Dịch vụ hàng lẻ (LCL). Đặc điểm của Freight forwarding Các forwarder thực hiện 3 vai trò chính, cũng là những vai trò vô cùng quan trọng giúp vâị tải hàng hóa từ nhà sản xuất đến nơi nhà phân phối hàng hóa. Cụ thể: - Forwarder là đơn vị trung gian kết nối các hãng vận tải với cá nhân hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa theo đúng quy trình vận chuyển. - Các công ty forwarder sẽ hỗ trợ khách hàng đưa ra các giải pháp, phương thức và các tuyền được vận tải tốt và hiệu quả nhất giúp tối ưu chi phí cho đơn vị xuất - nhập khẩu. Bên cạnh đó Các forwarder có thể sắp xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép và vận chuyển tới điểm nhận giúp giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển. - Forwarder cung cấp các dịch vụ chất lượng, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện hợp tác với nhiều hãng vận tải hơn. Các Freight forwarding sở hữu mạng lưới hỗ trợ rộng rãi hơn các công ty vận tải giúp chuyển hàng được thực hiện nhanh chóng hơn. Những dịch vụ khác của forwarder ·Thông quan - Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng. ·Những chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). ·Logistics, quản lý hàng tồn kho và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các Freight forwarding cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Các forwarder dày dặn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt và miễn phí cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. 3.Sự khác nhau giữa dịch vụ Logistics và Freight forwarding Về cơ bản Freight forwarding là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác (bằng một hay nhiều phương thức vận chuyển). Trong khi Logistics bao gồm vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn... và có thể cung cấp cả dịch vụ forwarding nữa. Dịch vụ Logistics sẽ bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau, các dịch vụ này không liên kết với nhau mà hoạt động độc lập. Do đó, một số công ty Logistics chỉ hoạt động một số dịch vụ đơn lẻ trong logistics như đóng gói, lưu kho, khai thuê hải quan... nghĩa là đang làm một phần dịch vụ Logistics tổng thể cũng có nghĩa công ty này đang làm dịch vụ Logistics. Các công ty forwarder cung cấp dịch vụ vận tải bộ (trucking), đường biển (sea freight) hay đường hàng không (air freight) hay đều rất phù hợp với cách lập luận trên và tự nhận rằng đang làm Logistics. Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều công ty có chữ Logistics trong tên gọi của mình kiểu như ABC Logistics Company 4. Lựa chọn công ty Logistics và Freight forwarder như thế nào? Để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những đơn vị vận chuyển Logistics hay Freight forwarding cho phù hợp với loại hình công ty và sản phẩm, hàng hóa cần vận chuyển. Để đưa ra được lựa chọn chính xác thì doanh nghiệp phải đưa ra được các yếu tố và sự lựa chọn phù hợp: ·Công ty có tiềm năng: Tìm hiểu thông tin chi tiết về công ty bao gồm câc yếu tố: Thời gian hoạt động, dịch vụ và chất lượng làm việc của các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu trực tiếp trên website của công ty hoặc các hiệp hội giao nhận uy tín, mối quan hệ quen biết,... ·Kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ: Bạn cần theo dõi và tìm hiểu xem đơn vị cung cấp dịch vụ đã thực hiện vận chuyển, làm thủ tục các mặt hàng (mà công ty bạn cần vận chuyển) như thế nào, có đảm bảo trong quá trình vận chuyển không? ·Các dịch vụ phụ và chi phí mà bên Logistics và giao nhận tính cho bạn. Bạn có thể tham khảo các mức giá cố định và phát sinh là bao nhiều, cụ thể các khoản nếu phát sinh và mức giá chi có từng dịch vụ như thế nào,...Điều này rất có lợi khi doanh nghiệp tiến hành cân đối chi phí và đảm bảo mức chênh lệch giá không quá lớn. ·Tổng chi phí dịch vụ vận chuyển cho lô hàng là bao nhiêu (tham khảo các bên và tiến hành so sánh) Với những thông tin và phân tích về Logistics và Freight Forwarder mà Lacco vừa chia sẻ với các bạn, chắc hẳn mọi người đã nắm được rõ phần nào những kiến thức cũng như cách lựa chọn công ty vận tải phù hợp với hàng hóa của mình một các cơ bản nhất. Nếu các bạn vẫn có những vấn đề cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết theo địa chỉ: Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn.
Chia sẻ bài viết
Trong quá trình làm thủ tục giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình làm hồ sơ, chứng từ. Từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa hàng nhập khẩu về kho. Để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nhanh vấn đề này, đại diện nhân viên hiện trường Lacco đã có bài viết chia sẻ chi tiết về nghiệp vụ, Quy trình chung về hoạt động giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu trong bài viết dưới đây. Mục lục Bước 1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho công ty nhập khẩu. 1 Bước 2: Lấy lệnh của hãng tàu. 1 Bước 3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan. 1 a. Khai báo thông tin nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS. 1 b. Kiểm tra lại các thông tin khai báo và các thông tin liên quan mà hệ thống. 1 Xác định tờ khai thuộc luồng gì: 2 c. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm: 2 d. Hải quan tiếp nhận nhận và xem xét hồ sơ. 3 Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa. 3 Bước 5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy hàng hóa. 4 Bước 6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container. 4 Bước 7: Lấy lệnh lên hãng tàu và tiền cược vỏ container. 4 Bước 1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho công ty nhập khẩu Đại lý hãng tàu sẽ gửi cho Consignee Giấy báo hàng đến (AN) trước ngày tàu cập bến từ 2 đến 3 ngày để thông báo cho khách hàng biết ngày hàng đến, thông tin về lô hàng, cảng đến, chuẩn bị các tất cả giấy tờ và chi phí phù hợp để lấy hàng. Người nhập khẩu thuê công ty FORWARDER làm các thủ tục để nhận hàng Bước 2: Lấy lệnh của hãng tàu Hãng tàu thông báo doanh nghiệp đến lấy lệnh giao hàng. Có 2 trường hợp: - Nếu lấy lệnh bằng Bill gốc (Bill of lading) thì nhân viên cầm Bill gốc, thông báo hàng đến, giấy giới thiệu, CMTNN, tiền đóng phí local charge để lên hãng tàu lấy lệnh; - Nếu lấy lệnh bằng Bill surrender thì đi mang theo giấy giới thiệu (có đóng dấu của 24 công ty nhập khẩu), giấy báo hàng đến, điện giao hàng từ đầu nước ngoài gửi cho hãng tàu, chứng minh thư nhân dân photo. Bước 3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan Bộ phận mở tờ khai Hải quan thực hiện khai báo tờ khai hải quan. a. Khai báo thông tin nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS. Hệ thống sẽ cấp số tờ khai và phản hồi thông tin cho người khai báo trên màn hình. b. Kiểm tra lại các thông tin khai báo và các thông tin liên quan mà hệ thống ECUS5-VNACCS tính toán tự động trả về. Khi kiểm tra đúng thông tin thì khai chính thức để đăng ký nhập khẩu cho hệ thống. Nếu không có bất kỳ sai sót nào thì hệ thống hiện ra số tờ khai tự động và phân luồng cho lô hàng. Số tờ khai có 12 số, tùy thuộc vào lô hàng đó là lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu. Xuất khẩu thì 3 chữ số đầu sẽ là 300,301,302 hay nhập khẩu sẽ có 3 số đầu 100,101,102. Trong tờ khai sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu, hàng hóa, mã loại hàng, kết quả phân luồng, số tiền thuế phải nộp… Xác định tờ khai thuộc luồng gì: Luồng xanh: chỉ cần cung cấp giấy tờ cho Hải quan để thông quan tờ khai và đi lấy hàng Luồng vàng: Hải quan kiểm hồ sơ của lô hàng, bao gồm: - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC - Hóa đơn thương mại - Vận đơn đường biển - Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) - Giấy giới thiệu Luồng đỏ: Ngoài việc xuất trình đầy đủ bộ chứng từ gốc Hải quan, Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa thực tế hàng hóa với mức độ kiểm tra thực tế lô hàng. - Kiểm tra chứng từ: đội tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ lô hàng. Sau khi kiểm tra xong sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang đội kiểm hóa. Căn cứ vào tình hình lô hàng, chứng từ của lô hàng, rủi ro trên hệ thống, nghi vấn của lãnh đạo mà sẽ có 2 trường hợp kiểm hóa - Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: Doanh nghiệp xuất trình 10% hàng hóa để hải quan kiểm tra. - Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: Doanh nghiệp xuất trình toàn bộ hàng hóa để hải quan kiểm tra. Hải quan kiểm hóa sẽ mang hồ sơ xuống để kiểm tra thực tế hàng hóa và lập biên bản. Căn cứ vào mức độ sai phạm của lô hàng sẽ có những hình thức xử phạt, tái xuất…nếu không có vấn đề gì thì được thông quan Tham khảo:Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu c. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm: - Giấy giới thiệu của công ty đứng tên trên trên tờ khai - Commercial Invoice - Packing List - Sales contract - Certificate of Origin (nếu có) - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng). d. Hải quan tiếp nhận nhận và xem xét hồ sơ Nếu có bất kỳ sai sót gì thì hải quan tiếp nhận sẽ liên lạc với đơn vị giao nhận để kiểm tra thông tin rồi thông báo lại với hải quan tiếp nhận. Trường hợp tờ khai đã chính xác, Hải quan sẽ tra thuế trên hệ thống. Nếu tờ khai có thuế thì Forwarder sẽ nộp thuế trước khi thông quan tờ khai. Khi đóng tiền thuế xong sẽ được cập nhật trên hệ thống kèm với tờ khai hải quan không có sai sót, thì tờ khai sẽ được thông quan. Khi tờ khai được thông quan, nhân viên sẽ truy cập hệ thống https://www.customs.gov.vn/, sau đó in mã vạch. Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa Sau khi lấy được D/O và hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai, nhân viên giao nhận xuống cảng thực hiện thủ tục tại cảng đổi lệnh. Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị để đổi phiếu giao nhận container ( EIR) gồm có: - Giấy giới thiệu công ty nhập khẩu - Tờ khai hải quan đã thông quan - Mã vạch hải quan - Cơ sở hạ tầng - D/O ( trong trường hợp này là cả D/O do hãng tàu phát hành) - CMTNN photo - Giấy cược vỏ container - Tiền đóng nâng hạ cont - Tiền ký hải quan giám sát kho bãi Nhân viên đi lấy lệnh mang tất cả chứng từ trên đến cảng để làm thủ tục đổi lệnh ở cảng. a. Ký hải quan giám sát. Trình tờ khai hải quan đã thông quan, mã vạch, cơ sở hạ tầng mang qua phòng hải quan giám sát kho bãi. Nếu không có vấn đề gì, hải quan sẽ đóng dấu lên tờ mã vạch. b. Đổi lệnh nâng hàng. Trình chứng từ: tờ mã vạch (đã đóng dấu của hải quan), lệnh giao hàng, giấy cược vỏ, giấy giới thiệu (nếu cần) và đóng tiền nâng hạ cont. Thương vụ ở cảng sẽ cấp cho phiếu giao nhận container (EIR). Bước 5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy hàng hóa Giao phiếu giao nhận container và lệnh hạ vỏ cho lái xe để họ vào cảng lấy cont. - Trường hợp rút hàng tại cảng, cần đem theo phiếu EIR vào trực tiếp trong cảng để làm thủ tục hạ container rút hàng. - Trường hợp kéo hàng về kho riêng, lái xe sẽ cầm phiếu giao nhận (EIR) vào cảng làm thủ tục kéo container hàng về kho hàng riêng của khách hàng. Bước 6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container - Trường hợp rút hàng tại cảng, thì container rỗng đã ở tại cảng sau khi rút hàng xong chỉ cần nhân viên giao nhận cảng xác nhận tình trạng container và xuất phiếu EIR - Trường hợp kéo hàng về kho riêng, lái xe kéo vỏ rỗng về hạ bãi ( đã được ghi trên liên cược). Bước 7: Lấy lệnh lên hãng tàu và tiền cược vỏ container. Nếu container đảm bảo nguyên ven sẽ lấy lại 100% số tiền cược vỏ cont. Nếu có hỏng hóc, hư hại cần sửa chữa thì hãng tàu sẽ trừ vào tiền cược vỏ. Trên đây là những chia sẻ chi tiết vềQuy trình chung về hoạt động giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩumà Lacco chia sẻ với các bạn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Trong quá trình thực hiện, bạn gặp vấn đề vướng mắc hoặc cần thuêdịch vụ khai báo hải quan, hãy liên hệ với chúng tôi theođịa chỉ: Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được giải đáp thắc mắc kịp thời và nhanh chóng. Bùi Văn Diện - Nhân viên viên hiện trường (Công ty Lacco)
Chia sẻ bài viết
Chi phí vận chuyển của một container 40 feet đi Mỹ đã chạm mốc 20.000 USD. Trong khi trước đó khoảng 2 tháng, giá cước chỉ ở mức 8.000 USD/container. Đối với container lạnh, nếu tháng 4/2021 chỉ khoảng 7.500 USD thì tuần đầu tháng 7/2021, cước vận tải đã tăng gần gấp đôi, lên 13.000 – 14.000 USD/container. Giá cước vận tải leo thang chóng mặt Không chỉ hàng đi Mỹ, giá cước vận chuyển trên tuyến đường từ Việt Nam đi châu Âu cũng gia tăng chóng mặt. Theo anh Phạm Quang Tuyến, nhân viên kinh doanh của Công ty CP NatyFood Việt Nam, so với thời điểm tháng 4/2021, cước của một container đến một số cảng biển tại Nga đã tăng lên 5.000 – 6.000 USD, đạt mức 15.000 USD/container 40 feet. Ông Phùng Văn Sâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hanfimex cho biết, giá vận chuyển trên các chặng đơn vị này thường xuyên xuất khẩu hàng nông sản (Địa Trung Hải và một số nước châu Âu) cũng đang tăng phi mã, lên tới 12.000 – 13.000 USD/container 40 feet. “Giá cước cao, việc đặt chỗ trên tàu ngày càng khó khiến năng suất xuất khẩu hàng hóa của Hanfimex giảm mạnh”, ông Sâm thông tin. Ông Phạm Quang Tuyến cho biết, nguyên nhân của việc tăng giá cước được các hãng tàu giải thích là do những sự cố hàng hải (như vụ tắc nghẽn kênh đào Suez từ tháng 3/2021) ảnh hưởng dây chuyền. Sau khi dịch bệnh được khống chế, các nước sản xuất hàng hóa lớn như Trung Quốc có nhu cầu xuất khẩu nhiều hơn, lượng container vì thế khan hiếm. Theo ông Bùi Việt Hoài, nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Hàng hải VN, lý do các hãng tàu ngoại đưa ra là có cơ sở bởi thời gian gần đây, tình trạng ách tắc hàng hóa không chỉ diễn ra tại các cảng biển ở Mỹ và một phần châu Âu mà lan rộng ra cả đầu Trung Quốc nên số lượng vỏ container ngày càng thiếu so với nhu cầu xuất hàng tại các quốc gia như Việt Nam. “Theo một thống kê, nếu trước đây, thời gian quay vòng một container khoảng 60 ngày thì hiện đã tăng lên hơn 100 ngày do chính sách kiểm dịch tại các quốc gia. Tốc độ quay vòng của container chậm hơn, hãng tàu tiếp tục tăng giá cước để bù đắp chi phí vận hành là hoàn toàn dễ hiểu”, ông Hoài nói. Chủ hàng Việt tìm hướng xoay chuyển trong “cơn bão giá” Đại diện Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải cho biết, trước tình hình giá cước vận tải container cao lại khó đặt chỗ trên tàu, đơn vị này đã chủ động hạn chế xuất hàng đi Mỹ, chuyển sang thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh để hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn. Trong khi đó, Công ty CP NatyFood Việt Nam đã hạn chế ký kết những hợp đồng dài hạn, tăng cường các hợp đồng mang tính thời vụ để tránh rủi ro về sự leo thang của giá cước (thời điểm ký giá vận chuyển thấp, thời điểm xuất giá cước lại cao). (Theo Giao thông)
Chia sẻ bài viết
Trong thời kỳ hội nhập, hàng lẻ xuất khẩu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp đều khá lúng túng khi xuất khẩu hàng lẻ theo đường chính ngạch. Do đó, đội ngũ nhân viên Ops (nhân viên hiện trường tại cảng)đã xây dựng quy trình khá chi tiết hướng dẫn về Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu với 3 bước và các trường hợp xử lý cụ thể. Mục lục Thủ tục hải quan xuất khẩu/ nhập khẩu là gì?. 1 Mục đích. 1 Căn cứ pháp luật và điều chỉnh: 1 Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu Thủ tục hải quan xuất khẩu/ nhập khẩu là gì? Thủ tục hải quan là thủ tục để xác minh hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia. Hay có thể hiểu ngắn gọn, thủ tục hải quan chính là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa. Mục đích Căn cứ vào các thủ tục này, nhà nước sẽ tính và thu chính xác mức thuế của lô hàng hoặc cá nhân, doanh nghiệp thực hiện xuất/ nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, nhà nước cũng có thể quản lý được hàng hóa, đảm bảo hàng hoá không thuộc danh mục cấm cũng như đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất nhập khẩu, đảm bảo doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa đúng như khai báo và không vi phạm pháp luật Việt Nam. Ví dụ như: ngà voi, súng, ma túy là những mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam; Các loại đồ cổ, động vật hoang dã cũng không được phép xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch. Căn cứ pháp luật và điều chỉnh: - Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015) - Nghị định 08/2015/NĐ và được sửa đổi bổ sung bằng nghị định 59/2018/NĐ - Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. - Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC) - Luật thuế xuất - nhập khẩu 2016 Tham khảo:Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu Bước 1: Sau khi khách hàng đóng hàng vào xe tải tiến hành vận chuyển hàng hóa đến địa điểm lưu kho hàng lẻ chờ xuất tàu trên booking note Bước 2: Sau khi hàng vận chuyển đến kho mang booking note đến để làm thủ tục giao hàng vào kho Bước 3: Nếu tờ khai đã thông quan: In tờ khai, mã vạch, booking đến hải quan giám sát kho để ký mã vạch. Sau đó làm thủ tục nhập hàng vào kho và giao tờ khai hàng xuất. Nếu chưa có tờ khai : Làm thủ tục nhập hàng vào kho và ký nháy booking để nợ tờ khai, khi nào có tờ khai thông quan mang tờ khai (thông quan) + mã vạch đến hải quan giám sát kho để ký mã vạch sau đó giao tờ khai hàng xuất như bình thường. Thủ tục nhập hàng vào kho: Cho xe tải lùi vào cửa kho, mang booking + tờ khai(nếu có) + packing list vào cho thủ kho . Thủ kho sẽ căn cứ vào lượng hàng thực tế trên xe tải để viết phiếu nhập kho sau đó sắp xếp công nhân/xe nâng vận chuyển hàng vào trong kho. Thông thường, quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu sẽ được nhân viên hiện trường (nhân viên Ops) thực hiện trực tiếp tại các cảng và chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh về hàng hóa cho đến khi hàng được được đưa lên tàu, xuất phát đến điểm nhận. Do đó, để đảm bảo quy trình khai báo thủ tục hải quan được diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ liên hệ đến dịch vụ khai báo hải quan chuyên nghiệp của Lacco để được hỗ trợ. Nếu các bạn có nhu cầu cần tư vấn về các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và dịch vụ khai báo hải quan các loại hàng hóa, hãy liên hệ đến công ty Laccotheođịa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn Bùi Văn Diện - Nhân viên viên hiện trường (Công ty Lacco - Hải Phòng)
Chia sẻ bài viết
Từ năm 2016-2020, Vũ Thị Thùy Dương - Trưởng phòng XNK Công ty AEV câu kết với Nguyễn Hoàng Giang - Kế toán Công ty MLC nâng khống giá dịch vụ xuất nhập khẩu, qua đó chiếm đoạt 13 tỷ đồng. Ngày 9/7, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Hải Dương thông tin, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Hoàng Giang, kế toán Công ty TNHH Logistics MLC (chi nhánh Hà Nội) và Vũ Thị Thùy Dương – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Arion Electric Việt Nam (Công ty AEV, trụ sở tại Hải Dương) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Bị can Nguyễn Hoàng Giang bị tạm giam để phục vụ điều tra. Riêng Vũ Thị Thùy Dương đang mang thai nên được tại ngoại. Trước đó, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hải Dương nhận được đơn của Tổng giám đốc Công ty AEV tố cáo về việc nhân viên thuộc công ty câu kết với một số đối tượng bên ngoài thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công ty. Quá trình điều tra xác minh, cơ quan điều tra xác định, Vũ Thị Thùy Dương – Trưởng phòng xuất nhập khẩu hàng hóa Công ty AEV, được giao phụ trách các giao dịch liên quan dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu với Công ty TNHH Logistics MLC (Công ty MLC). Còn Nguyễn Hoàng Giang là kế toán Công ty MLC (chi nhánh Hà Nội). Đầu năm 2016, Dương và Giang trao đổi qua điện thoại với nhau về việc sửa, tăng dịch vụ và tăng tiền trong giấy báo trả tiền hàng tháng giữa Công ty AEV và Công ty MLC để hưởng tiền chênh lệch. Theo thỏa thuận, những ngày đầu tháng khi nhận giấy báo trả tiền từ Công ty MLC, Dương là người phân bổ, ghi số tiền tăng thêm của các dịch vụ vào chứng từ gốc. Còn Giang có trách nhiệm hợp thức hóa chứng từ cho phần dịch vụ và số tiền tăng. Các chi phí tăng thêm gồm: phí vận chuyển, phí địa phương, phí nâng, phí hạ congtainer, phí kẹp chì, kiểm định, lệnh giao hàng… Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa chứng từ, Dương và nhân viên Phòng Xuất nhập khẩu Công ty AEV nhập dữ liệu vào máy tính, lập giấy thanh toán gửi các bộ phận, lãnh đạo và làm thủ tục thanh toán qua ngân hàng. Khi tiền được chuyển đến Công ty MLC, Giang trực tiếp ra ngân hàng, giả chữ ký của giám đốc rồi rút số tiền chênh lệch. Trừ các chi phí mua hóa đơn, thuế thu nhập doanh nghiệp… số tiền còn lại các đối tượng chia nhau sử dụng cá nhân. Với thủ đoạn trên, từ tháng 1/2016-5/2020, các đối tượng đã “rút ruột” của Công ty AEV hơn 13 tỷ đồng. Nguồn: Báo tiền phong Quảng CáCác chi phí tăng thêm gồm: phí vận chuyển, phí địa phương, phí nâng, phí hạ congtainer, phí kẹp chì, kiểm định, l
Chia sẻ bài viết
Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp vềviệc khai báo hàng hóa sau 30 ngày được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan quy định thời hạn nộp tờ khai hải quan:“Đối với hàng hóa NK, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu”.Cũng tại điểm b, khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan quy định người khai hải quan có nghĩa vụ“khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này”. Hải quan đã đưa ra những phản hồi chi tiết cho doanh nghiệp và cá nhân. Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp người khai hải quan không thực hiện đúng quy định về thời gian khai hải quan thì bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Liên quan đến việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo Tổng cục Hải quan, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về“sự kiện bất khả kháng”thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải căn cứ vào quy định của pháp luật và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh