Preloader Close
Trong tình hình diễn biến phức tạp của virus delta, việc đảm bảo an toàn cho nguồn nhân lực Logistics đang được nâng lên mức tối đa. Do đó, các chủ hàng cần lưu ý 5 vấn đề quan trọng khi vận chuyển hàng hóa mùa dịch như sau: - Lái xe phải khai báo y tế, cung cấp giấy test âm tính hoặc xét nghiệm âm tính với Covid-19 - Tài xê phải mặc đồ bảo hộ khi đi từ vùng dịch hoặc vào vùng dịch - Đối với các bạn làm thủ tục hải quan, không được lên tận nơi nộp hồ sơ, mà phải để hồ sơ dưới tầng 1 rồi có người mang hồ sơ lên phân. Do đó, - Các lô hàng sẽ phát sinh phí xét nghiệm, phí test và đồ bảo hộ cho tài xế - Thời gian vận chuyển có thể dài hơn dự kiến (từ khoảng 4h hoặc dài hơn tùy từng chính sách cách ly của từng khu vực). Bên cạnh đó: Các xe tải và Container từ Hải Phòng không thể từ vào tp Hà Nội Tp Hồ Chí Minh không thể ra khỏi nhà sau 6h tối. Mọi người cần chú ý đã cân đối thời gian và chí phí vận chuyển lô hàng của mình trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay nhé!.
Chia sẻ bài viết
Nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty bảo hiểm đưa ra các loại bảo hiểm hàng hóa. Từ đó giảm thiểu tối đa được những rủi ro mà vẫn đảm bảo được an toàn và giữ được giá trị gần như bằng giá trị thực. Các bạn có thể tìm hiểu các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với nhu cầu của sản phẩm và doanh nghiệp. Contents Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì 1 Các loại bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu. 1 - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 1 - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ. 1 - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không. 1 - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt 1 Công thức tính phí hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu. 2 Lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. 2 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được hiểu đơn giản là hợp đồng cam kết bồi thường thiệt hại của đơn vị bảo hiểm đổi với khách hàng vận chuyển hàng hóa khi gặp phải rủi ro trong phạm vi hợp đồng đã cam kết. - Hàng hóa xuất nhập khẩu là loại hàng hóa có thể mua bảo hiểm - Hàng hóa được bảo hiểm trong quá trình vận tải đường biển, đường bộ, vận chuyển đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới. Các loại bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, các công ty bảo hiểm sẽ đưa ra các chính sách bảo hiểm kèm theo mức chi phí bảo hiểm phù hợp theo các đường vận chuyển nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, các loại bảo hiểm nhập khẩu sẽ được chia thành thành 4 nhóm cụ thể: - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không - Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt Các cá nhân có nhu cầu mua bảo hiểm chỉ cần liên hệ đến các công ty cung cấp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tư vấn chi tiết. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp đến Liff forwarder để được tư vấn hoặc hỗ trợ mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu uy tín. Bởi mỗi đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ có những chính sách bảo hiểm khác nhau kèm theo mức phí theo quy định. Do đó, khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính và loại hình hàng hóa cần vận chuyển để có thể lựa chọn loại bảo hiểm hàng hóa sao cho phù hợp. Công thức tính phí hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu Một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp, cá nhân phải nắm được khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đó phải cách tính phí bảo hiểm cho hàng hóa. Cách tính phí bảo hiểm cũng rất đơn giản, chỉ cần áp dụng theo công thức: CIF = (C+F) / (1-R) I = CIF x R Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm. Lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Khi lựa chọn các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với hàng hóa và tuyến đường của mình, doanh nghiệp cần đọc kỹ các điều kiện trong thỏa thuận hợp đồng. Bao gồm các quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên để đảm bảo quyền lợi của mình. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau: - Các chi phí và số tiền bảo hiểm là bao nhiêu. - Bảo hiểm xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng với hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, đồ đông lạnh, thịt đông lạnh. - Gói bảo hiểm được tư vấn có phù hợp với loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không. - Nơi nhận bồi thường nếu tổn thất hàng hóa không may xảy ra. - Nắm rõ, chi tiết các điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Bởi mỗi gói bảo hiểm đều có những điều khoản loại trừ đặc biệt. Nếu không chú ý, rất có thể gói bảo hiểm này đã loại trừ quyền lợi mà loại hàng hóa của doanh nghiệp bạn được nhận. Vì vậy cần phải xem xét thật kỹ trước khi ký hợp đồng. Trong quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa dù bằng hình thức vận chuyển nào vẫn tồn tại những rủi ro. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng những phương án bảo vệ tốt nhất cho hàng hóa để chủ động giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa. Vì vậy hãy lựa chọn những đơn vị vận chuyển an toàn, uy tín và có kinh nghiệm vận chuyển nhiều năm. Như vậy sẽ đảm bảo hơn cho hàng hóa của bạn. Nếu bạn còn vấn đề cần giải pháp về các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và hình thức vận chuyển an toàn cho hàng hóa. Hãy liên hệ ngày cho Liff forwarder để được tự vấn hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ nhân viên chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của chúng tôi nhé.
Chia sẻ bài viết
Với năng lực khai thác lên đến hàng tram triệu tấn mỗi năm, các cảng biển lớn như: Cảng Shanghai, Singapore, Shenzhen, Ningbo, Busan, Roterdam,… đang đóng vai trò quan trọng vào chuỗi cung ứng quốc tế cũng như các chuyến giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế. Contents CẢNG SHANGHAI – TRUNG QUỐC. 1 CẢNG SINGAPORE-SINGAPORE. 1 CẢNG SHENZHEN- TRUNG QUỐC. 1 CẢNG NINGBO- TRUNG QUỐC. 1 CẢNG GUANGZHOU – TRUNG QUỐC. 2 CẢNG BUSAN – HÀN QUỐC. 2 CẢNG HONG KONG – TRUNG QUỐC. 2 CẢNG QINGDAO – TRUNG QUỐC. 2 CẢNG TIANJIN – TRUNG QUỐC. 2 CẢNG ROTTERDAM – HÀ LAN CẢNG SHANGHAI – TRUNG QUỐC Với 5 tổ hợp cảng, Cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore năm 2010 để trở thành cảng biển lớn nhất thế giới. Năng lực khai thác qua cảng tới 744 triệu tấn / năm và 40 triệu TEU / năm. Cảng Thượng Hải có độ phủ khai thác đến 3,619km2với tổng 125 bến đón tàu. Đặc biệt tới 1/4 lưu lượng thương mại của Trung Quốc thông qua cảng Thượng Hải. Trung bình thì hàng tháng Cảng Thượng Hải đón khoảng 2,000 tàu container các loại . CẢNG SINGAPORE-SINGAPORE Có thể nói trước khi bị tước mất danh hiệu cảng biển lớn nhất năm 2010, Cảng Singapore vẫn là một cảng biển lớn nhất thế giới về độ kết nối và độ phủ tới các nước trên thế giới. Cảng có thể kết nối tới 600 cảng và 100 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm hàng hóa thông quan qua cảng tới 537.6 triệu tấn và 36 triệu TEUs/ Năm CẢNG SHENZHEN- TRUNG QUỐC Đây là cụm cảng nằm trên bờ biểnShenzhen. Đây có thể nói là cảng biển có tốc độ bận rộn và phát triển nhanh nhất thế giới. Cảng có tới 140 bến để phục vụ khai thác đến 30 triệu TEUs / Năm CẢNG NINGBO- TRUNG QUỐC Mặc dù cảng Ningbo có chút nhỏ hơn so với cảng Guangzhou nhưng nó lại có khả năng khai thác lớn nhơn niều so với Guangzhou. Tổng năng lực khai thác qua cảng lên đến 460 triệu tấn / năm và 26 triệu TEUs / Năm. Cảng Ningbo có tới 309 bến đón tàu, có khả năng kết nối với 600 cảng và 100 nước trên thế giới. CẢNG GUANGZHOU – TRUNG QUỐC Là cảng biển lớn nhất khu vực phía nam Trung Quốc, Cảng tạo ra kết nối với hơn 300 cảng biển và hơn 100 nước trên thế giới. Đây là cảng tổng hợp transit. Mỗi năm cảng Guangzhou khai thác đến 460 triệu tấn / năm và cho phép đến 22 triệu TEUs mỗi năm qua cảng. CẢNG BUSAN – HÀN QUỐC Cảng Busan đặt tại khu vực thành phố công nghiệp Busan. Đây là cảng có kết cấu tương tự như cảng Hồng Kong, Nó cũng có độ bận rộn khống kém. Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu. Năng lực khai thác hàng năm của qua cảng lên đến 21,6 TEUs. Với năng lực khai thác này, các cảng khác trong khu vực châu Á muốn vượt qua là một thử thách lớn. CẢNG HONG KONG – TRUNG QUỐC Cảng Hong Kong năm ở khu vực phía nam của Trung Quốc, Nó không hẳn là cảng biển lớn nhất thế giới được xây dựng, nhưng lại là cảng biển bận rộn nhất thế giới trong việc khai thác tàu ra vào cảng. Một yếu tố làm cho cảng Hồng Kong phát triển đó là mực nước sâu của cảng Victoria Harbour cung cấp điều kiện tuyệt với cho tất cả các loại tàu hiện nay trên thế giới. Năng lực khai thác qua cảng hàng năm lên đế 20 triệu TEUs / Năm. CẢNG QINGDAO – TRUNG QUỐC China Qingdao port container terminal Cảng Qingdao là cảng nằm trên khu vực tỉnh Qingdao của Trung Quốc. Đây là cảng lớn nhất trong lĩnh vực khai thác kim loại. Cảng này đặc biệt nổi tiếng với khai thác tàu hàng rời và có thể khai thác hàng container lên đến 18 triệu TEUs/ năm. Mỗi năm năng lực khai thác của cảng lên đến 400 triệu tấn / năm. CẢNG TIANJIN – TRUNG QUỐC Cảng Tianjin là cảng lớn thứ 3 của Trung Quốc, và là cảng lớn nhất tại khu vực phía bắc của nước này. Cảng cho phép khai thác đến 476 triệu tấn / năm và 16 triệu TEU / năm cho container. Cảng Tianjin được xây dựng để bao phủ cho khu vực lên đến 336km2. Cảng biển Tianjin có thể kết nối với 500 cảng biển và 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. CẢNG ROTTERDAM – HÀ LAN Sau thời gian dài giữ vị trí là cảng lớn nhất thế giới từ những năm 1962 đến năm 2004 trước khi cảng Singapore và Thượng hải vượt qua. Cảng Rotterdam vẫn là một cảng biển lớn nhất tại khu vực châu Âu. Đây là cảng có mực nước sâu nhất khu vực Tây Bắc châu Âu và nó cho phép các loại tàu có chiều sâu mớm nước lớn. Vì độ phủ lớn của cảng bển lên đến 100 km2, Cảng biển Rotterdam có thể khai thác đến 441.5 triệu tấn. Đây chính là lý do cho thành phố Rotterdam phát triển mạnh mẽ như vậy. Cảng Rotterdam được đưa vào khai thác từ thế kỷ thứ 14, và hiện nay có tổng diện tích lên đến 12,714 ha. Năng lực khai thác qua cảng hàng năm của Rotterdam: + Số lượng tàu tiếp nhận: 29,476 tàu / Năm + Khối lượng hàng rời khai thác: 469 triệu tấn/năm + Số lượng container khai thác: 14.5 triệu TEU/ Năm Phần lớn các cảng biển lớn trên thế giới chủ yếu nằm tại Trung Quốc. Phần còn lại là ở Singapore, Netherlands và Hàn Quốc. Trên đây là 10 cảng biển lớn nhất thế giới, khách hàng có thể tham khảo để lựa chọn bến cảng tốt nhất, được trang bị đầy đủ thiết bị cũng như cơ sở vất chất hạ tầng tốt nhất cho lô hàng của mình. Tuy nhiên, mọi người cũng cần chú ý
Chia sẻ bài viết
Thuật ngữ O/F là gì? các loại phụ phí cho hình thức vận tải đường biển? Đây đều là những yếu tố doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường biển cần phải nắm rõ trước khi quyết định chọn đơn vị vận tải. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của phí O/F trong hoạt động logistics. Contents Khái niệm O/F là gì?. 1 Các loại phí và phụ phí đường biển. 1 1. O/F (Ocean Freight) 1 2. Phí chứng từ (Documentation fee). 1 3. Phí THC (Terminal Handling Charge) 1 4. Phí CFS (Container Freight Station fee) 1 5. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”. 2 6. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge) 2 7. Phí Handling (Handling fee) 2 8. BAF (Bunker Adjustment Factor) 2 9. CAF (Currency Adjustment Factor) 2 10. COD (Change of Destination) 2 11. DDC (Destination Delivery Charge) 2 12. ISF (Import Security Kiling) 2 13. CCF (Cleaning Container Free) 2 14. PCS (Port Congestion Surcharge) 2 15. PSS (Peak Season Surcharge) 3 16. SCS (Suez Canal Surcharge) 3 17. AFR (Advance Filing Rules) 3 18. ENS (Entry Summary Declaration) 3 19. AMS (Automatic Manifest System) 3 Khái niệm O/F là gì? O/F được hiểu là một loại phí được tính bổ sung vào cước vận tải biển trong biểu giá đã được quy định của các hãng tàu hay của các công hội nhằm hỗ trợ cho các hãng tàu về việc doanh thu bị giảm đi hay chi phí bị phát sinh thêm, bởi xuất phát từ những nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, quy định về phí O/F không cố định mà có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian hoặc hãng tàu. Trong một số trường hợp cụ thể, hãng tàu sẽ cung cấp thông tin về những thông báo cho các khoản phụ phí O/F mới cho người gửi hàng ở một thời điểm ngắn nhất định trước khi được áp dụng công khai. Lưu ý, trong quá trình làm giá và thuê dịch vụ logistics cần phải làm rõ tổng chi phí vận chuyển bao gồm cả phí O/F. Trên thực tế, khoản phí này thường đóng cho hãng tàu nên nhiều trong phí thu vận chuyển không bao gồm khoản phụ phí O/F khiến nhiều người chưa hiểu rõ về các khoản phí dễ bị hiểu nhầm không đáng có. Các loại phí và phụ phí đường biển 1. O/F (Ocean Freight) O/F là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển. 2. Phí chứng từ (Documentation fee). - Đối với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hành một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không). Phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng. - Đối với lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì người nhận phải đến Hãng tàu/Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ)/làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. 3. Phí THC (Terminal Handling Charge) THC là phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng). 4. Phí CFS (Container Freight Station fee) CFS là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 5. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” CIC là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. 6. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge) EBS là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge. 7. Phí Handling (Handling fee) HDL là phí đại lý theo dõi quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng như khai báo manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu cập. 8. BAF (Bunker Adjustment Factor) BAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor). 9. CAF (Currency Adjustment Factor) CAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ… 10. COD (Change of Destination) COD là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ… 11. DDC (Destination Delivery Charge) Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán. 12. ISF (Import Security Kiling) ISF là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. 13. CCF (Cleaning Container Free) CCF là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các deport. 14. PCS (Port Congestion Surcharge) PCS là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn). 15. PSS (Peak Season Surcharge) PSS là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. 16. SCS (Suez Canal Surcharge) SCS là phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez 17. AFR (Advance Filing Rules) AFR là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. 18. ENS (Entry Summary Declaration) ENS là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực. 19. AMS (Automatic Manifest System) AMS là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ. Tham khảo: Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển Với câu trả lời O/F là gì và các khoản phí, phụ phí đường biển mà Lacco vừa chia sẻ với bạn đọc, hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn các khoản thu phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Từ đó giúp hoạt động vận chuyển hàng hóa từ đơn vị cung cấp đến đơn vị phân phối được thuận lợi và nhanh chóng.
Chia sẻ bài viết
Logistics ngược bao gồm rất nhiều hoạt động và công đoạn để đến được kho của đơn vị kinh doanh hàng hóa, đưa đến người tiêu dùng. Nhưng câu hỏi đặt ra là, khi hàng hóa đến được đơn vị nhập khẩu hay người tiêu dùng nhưng không đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo với yêu cầu trong hợp đồng thì cần xử lý đưa trở về như thế nào? Đó chính là nhiệm vụ mà Logistics ngược phải thực hiện. Vậy Logistics ngược là gì? vai trò logistics ngược trong hoạt động của logistics sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây. Contents Khái niệm logistics ngược là gì?. 1 Vai trò của Logistics ngược đối với doanh nghiệp và cuộc sống. 1 Các bước thực hiện quy trình logistics ngược. 2 Bước 1 Tập hợp: 2 Bước 2 Kiểm tra: 2 Bước 3 Xử lý: 2 Bước 4 Phân phối sản phẩm đã được phục hồi. 2 Khái niệm logistics ngược là gì? Logistics ngược (Reverse Logistics) hay còn gọi là logistics thu hồi. Đây là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.” Nói một cách khác, Reverse Logistics bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế sản phẩm hay vật liệu xảy ra vấn đề như hoảng, chất lượng hàng hóa không bảo bảo được yêu cầu của khách hàng. Có thể thấy, nguyên nhân hình thành logistics ngược được hình thành là cho nhu cầu thực tiễn về chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Vai trò của Logistics ngược đối với doanh nghiệp và cuộc sống Trong quá trình thực hiện các hoạt động Logistics, sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề về chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng. Lúc này các sản phẩm cần phải được nhanh chóng thu hồi và quay lại nhà sản xuất để kịp thời có những phương án xử lý phù hợp. Do đó, logistics ngược có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế. Cụ thể một số vai trò quan trọng của Logistics ngược cụ thể như: - Góp phần quan trọng giúp nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Chính sách đổi trả khi phát triển sản phẩm kém chất lượng, thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng giúp khách hàng yên tâm và hài lòng kể cả khi "không may" mua phải sản phẩm lỗi". Đây là một lợi thế nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa. - Tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN. Tuy nhiên, xem xét tổng hợp bài toán kinh tế tổng hợp, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu… - Giúp bảo vệ môi trường: Khi nhà sản xuất thu hồi được các sản phẩm lỗi sẽ có thể chủ động đưa ra được các giải pháp tái chế, xử lý hợp lý và tiêu hủy để giảm thiểu tối đa lượng rác thải đẩy ra môi trường. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Logistics ngược là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Các bước thực hiện quy trình logistics ngược Qua phần tích, có thể thấy được tầm quan trọng to lớn của logistics ngược đối với sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như ngành logistics. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình logistics người với 4 bước: Bước 1 Tập hợp: Là hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm khuyết tật, bao bì rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi. Bước 2 Kiểm tra: Tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thu hồi lại về mặt chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn kiểm tra này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp theo. Bước 3 Xử lý: Lúc này với những hàng hóa được thu hồi lại thì doanh nghiệp có nhiều cách xử lý khác nhau: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, phục hồi sản phẩm: sửa chữa sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,… và một bước quan trọng là nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải (sao cho giảm thiểu được tác động đến môi trường) Bước 4 Phân phối sản phẩm đã được phục hồi. Lúc này Logistics sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.Tận dụng logistics ngược giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lực đẩy mạnh mẽ để kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tiếp tục bùng nổ trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, đừng bỏ qua cơ hội tạo sự thân thiện, cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ ngay cho LACCOtheo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ logistics nhé!
Chia sẻ bài viết
3pl là một ngữ thông dụng trong vận chuyển hàng hóa. Nhằm giúp hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn, chiến lược 3PL trong logistics đã ra đời. Vậy 3pl là gì? hình thức 3pl và 4pl có đặc điểm gì khác nhau? Hiện nay có những công ty 3pl ở Việt Nam nào uy tín? Contents 3pl là gì?. 1 Hoạt động của doanh nghiệp 3PL. 1 3PL và 4PL khác nhau ở những điểm nào?. 2 Các công ty 3PL ở Việt Nam.. 2 3pl là gì? Hiện nay, vẫn còn rất nhiều đặt câu hỏi, 3PL là gì? Thực chất, 3PL là viết tắt của cụm từ “Third Party Logistics” nghĩa là Logistics bên Thứ 3 hay Logistics hợp đồng. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 3pl tức là sẽ sử dụng dịch vụ của một bên thứ 2 thực hiện các hoạt động phục vụ các khâu phân loại, lưu trữ hàng hóa, giao vận. Có nghĩa là Công ty Logistics 3PL sẽ theo suốt Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, trở thành Đối tác thứ 3, làm “cầu nối” cho các hoạt động của Doanh nghiệp. Thông qua dịch vụ 3pl giúp hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại giúp tối ưu chi phí và quy trình trong kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào vấn đề sản xuất kinh doanh hay tìm kiếm các đối tác còn việc vận tải hàng hóa sẽ do các Đơn vị Dịch vụ thực hiện. Hoạt động của doanh nghiệp 3PL Theo đó, các Công ty kinh doanh Dịch vụ 3PL sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất - nhập khẩu triển khai các vấn đề: Cung cấp Dịch vụ kho bãi Khai báo hải quan Vận chuyển hàng hóa Các Dịch vụ tích hợp khác,… Phân biệt sự khác nhau của dịch vụ 3pl và 4pl Hiện nay, 3pl và 4pl đều là những dịch vụ đang rất được quan tâm, tuy nhiên cũng có nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm và dịch vụ này. Về khái niệm 3pl là gì và 4 pl là gì có rất rất dễ phân biệt. Nếu như 3PL là dịch vụ hậu cần bên thứ 3 gồm các hoạt động phục vụ các khâu phân loại, lưu trữ hàng hóa, giao vận. Thì 4PL lại cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 4, hay là chuỗi phân phối, nhà cung cấp logistics – những người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực lại với nhau, những tiềm năng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật với các tổ chức, doanh nghiệp khác để thực hiện việc thiết kế, xây dựng và vận hành những giải pháp quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics. Đây là hoạt động quản lý toàn bộ những vấn đề liên quan đến logistics như là nguồn nhân lực, hoạt động điều phối và kiểm soát cũng như các tất cả các chức năng liên quan đến kiến trúc, đồng thời cũng tích hợp các hoạt động trong ngành logistics. 3PL và 4PL khác nhau ở những điểm nào? - Đặc điểm quan trọng nhất của 4PL là những hoạt động mang tính chất chiến lược, tuy nhiên nó không chỉ áp dụng đối với chuỗi cung ứng của các khách hàng mà còn góp phần cho sự phát triển của rất nhiều chuỗi cung ứng cũng như phù hợp với tầm nhìn, định hướng của doanh nghiệp. Ngược lại, dịch vụ 3PL thì chỉ mang đến các dịch vụ mang tầm chiến thuật hay hơn một chút. Và thông thường, dịch vụ 3PL sẽ đi sâu vào một số vấn đề cụ thể nào đó trong một chuỗi cung ứng nhất định. Hay hiểu đơn giản chính là các công ty 3PL sẽ mang đến các dịch vụ để hỗ trợ cho việc duy trì các thiết bị, nguyên liệu từ các nhà cung ứng đến nhà sản xuất một cách thường xuyên. - Các doanh nghiệp 4PL thường là một thực thể độc lập và được thành lập như là một liên doanh hoặc là dựa trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa các đối tượng khách hàng với một số đối tác liên quan khác. 4PL đóng vai trò như là chiếc cầu nối giữa các khách hàng với các nhà cung cấp và toàn bộ các vấn đề trong chuỗi cung ứng của khách hàng để sẽ được quản lý bởi 4PL. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định nào đó thì các doanh nghiệp 4PL cũng đóng vai trò giống như nhà cung cấp các dịch vụ logistics bình thường, có nghĩa là sẽ thực hiện việc liên kết với các công ty liên quan khác để mang đến các dịch vụ chất lượng và hoàn tất những chức năng logistics thuê bên ngoài. Tham khảo:5 cấp độ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics là gì? Các công ty 3PL ở Việt Nam Hiện nay, các công ty 3PL ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều, chỉ xuất hiện một số tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực dịch vụ 3pl uy tín trên thị trường như: Lacco Forwarders, Vinafco, Tân cảng Sài Gòn, Bắc Kỳ, Transimex Saigon, ITL, Gemadept, Vinalink... Một số cảng biển cũng phát triển dịch vụ logistics 3PL như Cảng Đình Vũ…, Logistics Park bên cạnh Cảng nước sâu Cái Mép. Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay, mô hình 3pl đang là xu hướng logistics toàn cầu nhưng tại các công ty 3pl ở Việt nam lại hoạt động có vẻ khá yếu ớt như vậy? Mặc dù 3pl đang là xu hướng toàn cầu nhưng lại không mang lại giá trị lâu dài mà mang tầm chiến lược dài hạn, kinh phí đầu tư cũng khá lớn. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, môi trường logistics ở Việt Nam hiện nay thiếu rất nhiều về cả việc cung cấp dịch vụ, đồng bộ của hạ tầng và chính sách pháp luật áp dụng. Hy vọng rằng với sự phát triển lớn mạnh và những tiềm năng của ngành logistics, chúng ta sẽ có nhiều công ty 3pl hơn nữa phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước. Để hiểu hơn về dịch vụ 3pl hoặc cần hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Laccotheo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh