Preloader Close
Để quý khách hàng dễ dàng nắm được thông tin chính xác về mã loại hình nhập khẩu hàng hóa của mình. Thuận tiện trong quá trình làm hàng cũng như xử lý thủ tục hải quan, Lacco sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về các mã loại hình chi tiết: . 3 A11: NHẬP KD TIÊU DÙNG Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập A12: NHẬP KINH DOANH SẢN XUẤT Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ. A21: CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA TỪ NGUỒN TẠM NHẬP: Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42. A31: NK HÀNG XK ĐÃ BỊ TRẢ LẠI Sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX. A41: NHẬP KD CỦA DN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất). A42: CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA KHÁC Sử dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21 E11: NHẬP NL CỦA DNCX TỪ NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX. E13: NHẬP TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác). E15: NHẬP NL CHẾ XUẤT TỪ NỘI ĐỊA Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa. E23: NHẬP NGUYÊN LIỆU GIA CÔNG KHÁC TỪ HĐ KHÁC CHUYỂN SANG Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ. E21: NHẬP NL ĐỂ GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX. E31: NHẬP NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XUẤT KHẨU Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài E33: NHẬP NL VÀO KHO BẢO THUẾ Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu. E41: NHẬP SP THUÊ GIA CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập lại sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản phẩm thuê DNCX gia công) G11: TẠM NHẬP HÀNG KINH DOANH TÁI NHẬP TÁI XUẤT Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất G12: TẠM NHẬP MÁY MÓC, THIẾT BỊ PHỤC VỤ DỰ ÁN CÓ THỜI HẠN Sử dụng trong trường hợp: 1. Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm; 2. Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa 3. Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam G13: TẠM NHẬP MIỄN THUẾ Sử dụng trong trường hợp: 1. Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang 2. Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh. G14: TẠM NHẬP KHÁC Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng,lọ theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng. G51: TÁI NHẬP HÀNG ĐÃ TẠM XUẤT Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…) C11: HÀNG GỬI KHO NGOẠI QUAN Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan C21: HÀNG ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN THUỘC KINH TẾ CỬA KHẨU Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài H11: HÀNG NHẬP KHẨU KHÁC Bao gồm hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế). Chi tiết về mã loại hình, tham khảo thêm tại:Tổng hợp các mã loại hình xuất nhập khẩu theo quyết định 1357/QĐ-TCHQ Chú thích: KD: kinh doanh; GC: gia công; TNTX: tạm nhập tái xuất; NL: nguyên liệu; DNCX: doanh nghiệp chế xuất; NK: nhập khẩu; SXXK: sản xuất xuất khẩu. Trên đây là những thông tin, hướng dẫn chi tiết về các mã loại hình trong nhập khẩu. Hy vọng, với chia sẻ này, sẽ giúp các bạn hơn trong quá trình làm hồ sơ xuất nhập khẩu, làm tờ khai hải quan, thủ tục thuế,... Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về khai báo hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hay các loại hàng hóa tái nhập tái xuất khác,... hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn cụ thể. Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Thông thường, Container 40 feet thích hợp cho hàng trái cây, thủy sản, rau quả,… thực phẩm và các hàng đông lạnh. Việt Nam là quốc ra có sản lượng hàng trái cây xuất khẩu vô cùng lớn. Do đó, để đảm bảo chất lượng của trái cây đến điểm giao hàng, các đơn vị xuất khẩu phải đảm bảo lựa chọn container lạnh hết sức cẩn thận từ trong ra ngoài, tránh rủi ro ngoài mong muốn. Contents Thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc tế của container lạnh 40feet 1 Kinh nghiệm chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây. 1 Vỏ cont lạnh như thế nào là tốt?. 2 Bên cạnh đó, khi chọn container lạnh 40 feet thì các bạn phải chú ý nhiều hơn về việc: 2 Thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc tế của container lạnh 40feet Kích thước lọt lòng: D: 11.763 m x R: 2.298 m x C: 2.562 m Kích thước phủ bì: D: 12.192 m x R: 2.438 m x C: 2.891 m. Trọng lượng vỏ container: 4.500 kg Trọng lượng tối đa cả bì: 30.450 kg Trọng lượng hàng hóa: 26.950 kg Thể tích: 64m3 Dòng điện: 3 pha ( 380 V – 460 V ) Độ lạnh: ± 180C Máy lạnh: CARRIER / THERMOKING / MITSU / DAIKIN Công suất: 7,5 HP. Ga lạnh: R.134a. Hệ thống ngắt nhiệt tự động. Làm lạnh bằng quạt gió. Đây là những thông số kỹ thuật cơ bản mà các bạn phải xem xét thật kỹ để đảm bảo cho quá trình xếp dỡ hàng được thuận tiện. Đồng thời cũng liên quan chặt chẽ đến chi phí vận chuyển nữa đó. Kinh nghiệm chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây Chọn thùng container cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong đối với một người làm sale logistics. Để chọn được cont lành 40 feet dành cho hàng trái cây, chúng ta cần lựa chọn theo các yếu tố sau: Vỏ cont lạnh như thế nào là tốt? Để chọn container 40 feet chất lượng để vận chuyển trái cây xuất khẩu thì khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần kiểm tra các thùng cont đảm bảo không bị chắp vá, thủng dột cũng như lớp sơn còn sáng, sàn còn lành lặn. Nói chung, thùng có thể mới hoặc cũ nhưng nhất định phải đảm bảo đầy đủ các tính năng an toàn trong suốt quá trình sử dụng, vận chuyển. Tóm lại tuy là thùng container đã qua sử dụng nhưng nó vẫn giữ được tính năng an toàn trong sử dụng. Bên cạnh đó, khi chọn container lạnh 40 feet thì các bạn phải chú ý nhiều hơn về việc: + Tuân thủ những yêu cầu bên trên chúng còn gánh trọng trách đặc biệt quan trọng đó là khả năng làm lạnh. + Sàn cont phải đảm bảo vẫn còn chắc chắn, không lùng bùng thiếu foam, thanh ray sàn nhôm phải thẳng, nguyên bản để không ảnh hưởng tới sự lưu thông của luồng khí lạnh. + Cửa container phải còn kín, không lõm móp. Khi đóng mở nhẹ nhàng, ron cửa phải kín, nguyên bản không chắp vá để tránh tình trạng thoát hơi lạnh, làm tăng thời gian làm lạnh hàng hóa, dẫn đến tăng chi phí sản xuất ( tiền điện ) và có thể làm hư hỏng hàng hóa nếu kéo dài. + Chọn các loại container lạnh khi máy lạnh còn tốt. Thao thác lựa chọn cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi người đi chọn cont phải có khả năng nhìn nhận đánh giá cẩn thận, tỉ mỉ. Nắm rõ, đầy đủ các thông số theo yêu cầu. Khi lựa chọn được container lạnh tốt để vận chuyển trái cây, các bạn cũng nên nắm thêm về cách xử lý những lỗi thường gặp của máy lạnh container để chủ động xử lý nhanh để bảo vệ chất lượng hàng hóa bên trong cont. Bên cạnh đó, thông thường việc chọn cont cho hàng trái cây đã được các công ty logistics, forwarder phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên được đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp để hỗ trợ chủ hàng lựa chọn cont phù hợp nhất cho lô hàng của mình rồi. Để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu quốc tế, các bạn hãy liên lạc trực tiếp chọn Công ty Lacco để được hỗ trợ nhé! Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Ngày nay, Container đã trở thành một công cụ quan trọng phục vụ cho ngành công nghiệp Logisitcs, vận chuyển hàng hóa hiện đại. Nhưng trong số các bạn có bao nhiêu người biết Container có lịch sử ra đời trong hoàn cảnh và thời gian nào? Và thông qua bài viết này, Lacco sẽ giúp các bạn nắm được hết những thông tin mang “dấu tích lịch sử của Container này nhé!. Lịch sử ra đời của Container diễn ra như thế nào? Container ra đời đầu tiên có lẽ vào trong khoảng thời kỳ thế chiến thứ II, khi quân đội sử dụng các thùng hàng hóa để vận chuyển vũ khí, đại dược,... với chiều dài 35 feet. Nhưng Container hoàn thiện, được sử dụng trong vận chuyển dưới dạng các thiết bị như thùng, hộp gỗ như ngày nay thì phải đến năm 1937 bởi người “cha đẻ” là ngài Malcom McLean - Tài xế xe tải. Khi ông phải mất rất nhiều giờ để chờ đợi xe tải của ông được bốc xếp tại Hoboken, New Jerse. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, ông đã nghĩ đến một ý tưởng về một phương thức đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn để vận chuyển hàng hóa giữa các tàu và xe tải. Và đó ý tưởng này người ta gọi là “container intermodal”. Có nghĩa ông sẽ tạo ra các thùng chứa hàng và nó có thể được sử dụng qua các phương thức vận tải khác nhau – từ tàu sang đường sắt – xe tải – máy bay mà không cần dỡ hàng và xếp hàng. Khi ý tưởng của ông mới ra đời vẫn chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng. Do đó ông đã phải mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với các loại hàng hóa.Đến khi sản phẩm Container của McLean đã được cấp phép tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization) giấy phép bản quyền miễn phí cho thiết kế và được cấp bằng sáng chế đã tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế về container shipping. Việc tiến tới tiêu chuẩn hóa lớn hơn đã giúp mở rộng khả năng vận chuyển liên hợp. Container của Malcom McLean là cầu nối cho toàn cầu hóa tốt hơn tất cả các hiệp định thương mại hơn 80 năm qua. Ngày nay, những con tàu vận tải biển hiện đại hay những chuyến xe tải vận chuyển với khối lượng lớn đang đi lại và chứa đựng lượng lớn hàng hóa lưu thông qua lại giữa hàng trăm quốc gia trên thế giới. Và có đến hơn 90% các mặt hàng vận chuyển khối lượng lớn, đặc biệt là các loại hàng hóa xuất - nhập khẩu đều được vận chuyển bằng container. Trong suốt 50 năm qua, hoạt động thương mại thế giới đã không ngừng phát triển, các chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giao thương giữa các quốc gia liên tục tăng nhanh. Để phục vụ nhu cầu đi lại, rất nhiều các công cụ vận chuyển, hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được cải tiến, hiện đại hóa hoặc thay thế. Nhưng Container vẫn đứng vững và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong ngành công nghiệp logistics - Cầu nối cho toàn cầu hóa tốt hơn tất cả các hiệp định thương mại.
Chia sẻ bài viết
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ thanh long và đưa hàng hoa quả, cụ thể là Thanh long Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế. Từ ngày 21/7 -27/7 và kéo dài đến ngày 10/8/2021, chương trình hội chợ xúc tiến thương mại "tuần lễ Thanh Long Việt Nam" đã chính thức được khởi động. Tiềm năng cho Thanh long Việt Nam trên thị trường Australia Chỉ tình từ trong 6 tháng đầu năm 2021, thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Úc ổn định, giá tốt. Qua đó có thể thấy người dân đất nước chuột túi khá yêu thích món trái cây đến từ Việt Nam này. Theo số liệu thống kê được tổng hợp từ Vietnamnet, Hệ thống siêu thị hàng đầu của Úc, Coles, bán đến 4,90 đô la Úc/quả (80.000 VNĐ). Các hệ thống siêu thị lớn như MCQ và các siêu thị, cửa hàng tại Melbourne, Adelaide, Sydney có giá khoảng 9 - 15 đô la Úc/kg. Trong số đó, Công ty Rồng Đỏ là một trong những đơn vị xuất khẩu thanh long chất lượng cao sang Úc. Ngoài ra, cũng có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoa quả trong nước đã nhanh tay xuất khẩu Thanh long Việt đến thị trường này. Khởi động tuần lễ Thanh long Việt Nam Do tình hình dịch bệnh tại Australia vẫn diễn ra khá căng thẳng ở một số khu vực đang lockdown. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá chương trình vẫn diễn ra vô cùng sôi động tại các trường học. Cụ thể tại khuôn viên trường tiểu học Paddington (trung tâm Sydney) để phụ huynh và học sinh tiểu học biết đến quả thanh long Việt Nam trong khuôn khổ hội chợ tuần khi hết lockdown; Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá cũng đẩy mạnh đến các Hiệp hội, cộng đồng và mạng xã hội; Tăng cường giao thương liên tục để thanh long được xuất sang Australia không bị gián đoạn do ảnh hưởng không mong muốn của dịch Covid-19; Chương trình tập trung vào khách hàng của hệ thống phân phối lớn và đồng hành cùng 10 tấn thanh long, trong đó có 2 tấn thanh long vàng do Công ty Hoa Australia vừa nhập khẩu với chất lượng và hương vị xuất sắc để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Ngoài, Khách hàng mua Thanh long Việt Nam sẽ được nhận rất nhiều chương trình ưu đãi trong chiến lược phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Theo đó, sau khi mua hàng, khách hàng chỉ cần chụp hoá đơn gửi về địa chỉ email: vntrade@bigpond.net.au sẽ được tham gia chương trình bốc thăm trúng các giải thưởng: (1) Đồ chơi trẻ em do Việt Nam sản xuất để dành tặng con em đang lockdown, học tập tại nhà; (2) Trúng thưởng yến sào Việt Nam. Trong buổi giao thương thường kỳ từ xa giữa Thương vụ cho thấy, các nhà nhập khẩu bày tỏ thị trường Úc đang tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu thanh long. Điều này có thể thấy được tiềm năng của thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam này. Lacco là đơn vị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu được vinh dự tham gia rất nhiều chương trình, dự án hàng hội chợ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu, xúc tiến thương mại của nhà nước và chính phủ. Cụ thể là gần đây nhất, Lacco vinh dự được cục xúc tiến thương mại tin tưởng giao trọng trách vận chuyển hàng hóa tham dự hội chợ quốc tế CIFF tại Thượng Hải (Trung Quốc) được tổ chức vào tháng 8 tới đây. Do đó, khi các bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tham dự hội chợ, hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp nhé.
Chia sẻ bài viết
Hàng FCL nhập khẩu là hình thức rất phổ biến trong giao nhận vận tải hiện nay. Quy trình giao nhận hàng cũng được thực hiện theo trình tự nghiêm ngặt, Vậy tại công ty Lacco, Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu bước? Mục lục Hàng FCL nhập khẩu là gì?. 1 Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco. 1 Bước 1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho công ty nhập khẩu. 1 Bước 2: Lấy lệnh của hãng tàu. 1 Bước 3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan Bộ phận mở tờ khai Hải quan thực hiện khai báo tờ khai hải quan. 2 Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa. 3 Bước 5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy hàng hóa. 4 Bước 6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container 4 Bước 7: Nhân viên đi lấy lệnh lên hãng tàu lấy tiền cược vỏ container 4 Hàng FCL nhập khẩu là gì? FCL nhập khẩu được hiểu là hàng hóa được nhập khẩu với số lượng lớn và chuyển hàng nguyên container về Việt nam (tiếng Anh: Full container load, viết tắt: FCL) có nghĩa người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau) đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất. Hình thức này được sử dụng vô cùng phổ biến trong hoạt động. Hình thức này được ưa chuộng trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Như vậy, đơn vị xuất khẩu sẽ có nhiệm vụ đóng hàng hóa vào container và container cho đơn vị vận chuyển. Đơn vị vận chuyển hànghóa đến đơn vị nhập khẩu và đơn vị này sẽ có nhiệm vụ lấy hàng và trả lại container để đơn vị vận chuyển đưa trở về trả lại cho nhà xuất khẩu. Với vai trò là đơn vị vận chuyển hàng nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho khách hàng, Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco sẽ thực hiện quy trình giao nhận hàng FCL như thế nào? Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco Bước 1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho công ty nhập khẩu Đại lý hãng tàu sẽ gửi cho Consignee Giấy báo hàng đến (AN) trước ngày tàu cập bến từ 2 đến 3 ngày để thông báo cho khách hàng biết ngày hàng đến, thông tin về lô hàng, cảng đến, chuẩn bị các tất cả giấy tờ và chi phí phù hợp để lấy hàng. Người nhập khẩu thuê công ty FORWARDER làm các thủ tục để nhận hàng. Bước 2: Lấy lệnh của hãng tàu Sau khi hãng tàu thông báo có điện giao hàng thì công ty sẽ báo cho nhân viên đi lấy lệnh giao hàng. Có 2 trường hợp: + Nếu lấy lệnh bằng Bill gốc (Bill of lading) thì nhân viên cầm Bill gốc, thông báo hàng đến, giấy giới thiệu, CMTNN, tiền đóng phí local charge để lên hãng tàu lấy lệnh; + Trong trường hợp nếu lấy lệnh bằng Bill surrender thì nhân viên đi mang theo giấy giới thiệu (có đóng dấu của 24 công ty nhập khẩu), giấy báo hàng đến, điện giao hàng từ đầu nước ngoài gửi cho hãng tàu, chứng minh thư nhân dân photo. Khi đến hãng tàu, nhân viên công ty xếp chứng từ vào khay của quầy phát lệnh và đợi khi nhân viên hãng tàu gọi tên thì được lấy lệnh và giao dịch. Nộp tiền các khoản phí (phí D/O, phí THC,…) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ở quầy kế toán . Nhân viên kế toán hãng tàu sẽ xuất hóa đơn Local charge (liên hồng). Cầm liên hồng quay lại quầy phát lệnh để nhân viên phát lệnh hãng tàu phát cho mình 2-3 lệnh giao hàng. Nếu là hàng FCL, nhân viên tiến hành đóng thêm thủ tục cược vỏ container. Trên tờ giấy mượn container sẽ có thông tin sau: công ty cược container (có thể là Forwarder/ chủ hàng); số bill; tên tàu; số chuyến; tên người liên lạc; số điện thoại người liên lạc; số tiền cược (bằng chữ/ bằng số) phụ thuộc vào loại container gì container 20’,container 40’, container lạnh, loại hàng (nặng, nhẹ, thông thường). Có 2 trường hợp cược cont: - Cược container về kho riêng: kéo container ra khỏi cảng và trả về kho riêng của khách hàng - Cược container rút ruột tại cảng: Khách hàng hoặc Forwarder bố trí xe vào cảng và lấy hàng tại cảng Tham khảo:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL Bước 3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan Bộ phận mở tờ khai Hải quan thực hiện khai báo tờ khai hải quan. a. Nhân viên chứng từ sẽ khai báo thông tin nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS. Hệ thống sẽ cấp số tờ khai và phản hồi thông tin cho người khai báo trên màn hình. b. Người khai báo sẽ kiểm tra lại các thông tin khai báo và các thông tin liên quan mà hệ thống ECUS5-VNACCS tính toán tự động trả về. Khi kiểm tra đúng thông tin thì khai chính thức để đăng ký nhập khẩu cho hệ thống. Nếu không có bất ký sai sót nào thì hệ thống hiện ra số tờ khai tự đông và phân luồng cho lô hàng. Số tờ khai có 12 số, tùy thuộc vào lô hàng đó là lô hàng 25 xuất khẩu thì 3 chữ số đầu sẽ là 300,301,302 hay nhập khẩu sẽ có 3 số đầu 100,101,102. Trong tờ khai sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu, hàng hóa, mã loại hàng, kết quả phân luồng, số tiền thuế phải nộp… Xác định tờ khai thuộc luồng gì: Luồng xanh: chỉ cần cung cấp giấy tờ cho Hải quan để thông quan tờ khai và đi lấy hàng Luồng vàng: Hải quan kiểm hồ sơ của lô hàng, bao gồm: - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC - Hóa đơn thương mại - Vận đơn đường biển - Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) - Giấy giới thiệu Luồng đỏ: Ngoài việc xuất trình đầy đủ bộ chứng từ gốc Hải quan, Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa thực tế hàng hóa với mức độ kiểm tra thực tế lô hàng. Kiểm tra chứng từ: đội tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ lô hàng. Sau khi kiểm tra xong sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang đội kiểm hóa. Căn cứ vào tình hình lô hàng, chứng từ của lô hàng, rủi ro trên hệ thống, nghi vấn của lãnh đạo mà sẽ có 2 trường hợp kiểm hóa Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: Doanh nghiệp xuất trình 10% hàng hóa để hải quan kiểm tra. Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: Doanh nghiệp xuất trình toàn bộ hàng hóa để hải quan kiểm tra. Thường là đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan sẽ có khả năng cao bị luồng đỏ Sau khi hồ sơ hải quan của doanh nghiệp được chuyển qua đội kiểm hóa và được lãnh đạo đề xuất trên hệ thống kiểm tra bao nhiêu %. Hải quan kiểm hóa sẽ mang hồ sơ xuống để kiểm tra thực tế hàng hóa .Sau đó sẽ lập biên bản kiểm tra thực tế hàng hóa. Rồi căn cứ vào mức độ sai phạm của lô hàng sẽ có những hình thức xử phạt, tái xuất….nếu không có vấn đề gì thì được thông quan c. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm: - Giấy giới thiệu của công ty đứng tên trên trên tờ khai - Commercial Invoice - Packing List - Sales contract - Certificate of Origin (nếu có) - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng). Mang bộ hồ sơ trên đến chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng đến. Nhân viên giao nhận xếp hồ sơ của mình vào chỗ phân hồ sơ tại chi cục hải quan đó. Họ sẽ ghi lên tờ khai tên hải quan tiếp nhận tờ khai đó. d. Khi hải quan tiếp nhận nhận hồ sơ, chờ hải quan đó xem xét hồ sơ của mình. Nếu có bất kỳ sai sót gì thì hải quan tiếp nhận sẽ liên lạc với nhân viên ngay. Nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra thông tin rồi thông báo lại với hải quan tiếp nhận. Khi tờ khai không còn sai sót gì, nhân viên Hải quan sẽ tra thuế trên hệ thống. Nếu tờ khai có thuế thì Forwarder sẽ nộp thuế trước khi thông quan tờ khai. Khi đóng tiền thuế xong sẽ được cập nhật trên hệ thống kèm với tờ khai hải quan không có sai sót, thì tờ khai sẽ được thông quan. Khi tờ khai được thông quan, nhân viên sẽ truy cập hệ thống https://www.customs.gov.vn/, sau đó in mã vạch. Ngoài ra tại Hải Phòng, doanh nghiệp còn phải đóng tiền phí sử dụng công trình kết cầu hạ tầng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực các cửa 27 khẩu cảng biển Hải Phòng: 500.000 VNĐ/cont40’, 250.000VNĐ/cont20’ và hàng lẻ trên 1 tấn và hàng rời. Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa Sau khi lấy được D/O và hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai, nhân viên giao nhận xuống cảng thực hiện thủ tục tại cảng đổi lệnh. Nhân viên sẽ phải chuẩn bị giấy tờ chứng từ để mang xuống cảng đổi phiếu giao nhận container (EIR) gồm có: - Giấy giới thiệu công ty nhập khẩu - Tờ khai hải quan đã thông quan - Mã vạch hải quan - Cơ sở hạ tầng - D/O (trong trường hợp này là cả D/O do hãng tàu phát hành) - CMTNN photo - Giấy cược vỏ container - Tiền đóng nâng hạ cont - Tiền ký hải quan giám sát kho bãi Nhân viên đi lấy lệnh mang tất cả chứng từ trên đến cảng để làm thủ tục đổi lệnh ở cảng. a. Ký hải quan giám sát. Nhân viên giao nhận mang: tờ khai hải quan đã thông quan, mã vạch, cơ sở hạ tầng mang qua phòng hải quan giám sát kho bãi. Sau khi kiểm tra trên hệ thống nếu thấy không có vấn đề gì, hải quan sẽ đóng dấu lên tờ mã vạch. b. Đổi lệnh nâng hàng. Nhân viên giao nhận xếp chứng từ: tờ mã vạch (đã đóng dấu của hải quan), lệnh giao hàng, giấy cược vỏ, giấy giới thiệu (nếu cần) vào khay của quầy thủ tục của cảng. Đợi đến khi đến lượt, thương vụ ở cảng gọi tên thì tiến hàng giao dịch. Sau khi, đóng tiền nâng hạ cont, thương vụ ở cảng sẽ cấp cho phiếu giao nhận container (EIR). Bước 5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy hàng hóa Nhân viên đi lấy lệnh sẽ gửi phiếu giao nhận container và lệnh hạ vỏ cho người lái xe để họ vào cảng lấy cont.Trường hợp rút hàng tại cảng, nhân viên giao nhận sẽ cầm phiếu EIR vào trong cảng để làm thủ tục hạ container rút hàng. Trường hợp kéo hàng về kho riêng, lái xe sẽ cầm phiếu giao nhận (EIR) vào cảng làm thủ tục kéo container hàng về kho hàng riêng của khách hàng. Trước khi kéo container ra khỏi cảng, lái xe sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ cont, nắp container và số container, số chì. Khi hàng hóa về được đến kho riêng của khách hàng, nhân viên giao nhận có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu số cont, số chì, bố trí người bốc xếp, dỡ hàng hóa vào trong kho, sau đó sẽ dùng kìm để cắt chì. Bước 6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container Trường hợp rút hàng tại cảng, thì container rỗng đã ở tại cảng sau khi rút hàng xong chỉ cần nhân viên giao nhận cảng xác nhận tình trạng container và xuất cho mình 1 phiếu EIR Trường hợp kéo hàng về kho riêng, lái xe kéo vỏ rỗng về hạ bãi ( đã được ghi trên liên cược). Tại bãi nhận vỏ rỗng, nhân viên giao nhận bãi sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ container có bị thiệt hại, hỏng hóc cần sửa chữa hay không và ghi vào phiếu EIR hạ vỏ rỗng tình trạng của vỏ container. Lái xe gửi lại cả hai phiếu EIR cho công ty giao nhận (phiếu nâng hàng và hạ vỏ). Sau đó, nhân viên đi lấy lệnh sẽ cầm phơi nâng, hạ cùng với tờ giấy cược container lên hàng tàu lấy lại tiền cược vỏ cont. Bước 7: Nhân viên đi lấy lệnh lên hãng tàu lấy tiền cược vỏ container Nhân viên lấy lệnh mang tất cả các phơi nâng, hạ từ lái xe, phiếu tạm thu cược vỏ để lên hãng tàu lấy lại tiền cược vỏ container. 29 Nếu không hỏng hóc gì thì nhân viên lấy lại 100% số tiền cược vỏ cont, còn nếu có hỏng hóc, hư hại cần sửa chữa thì hãng tàu sẽ trừ vào tiền cược vỏ. Bước 8: Nhân viên lấy lệnh tập hợp tất cả hóa đơn để thanh toán với kế toán của công ty Nhân viên giao nhận sẽ giữ lại tất cả các hóa đơn mang về công ty thông báo cho kế toán. Kế toán sẽ tập hợp và tính toán các khoản chi phí và báo cáo với giám đốc biết để yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí cho công ty. Kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa cho một lô hàng FCL. Trong mỗi quy trình thực hiện, Lacco sẽ có nhân viên chuyên trách thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện hồ sơ và đi giấy tờ nhanh chóng. Như vậy sẽ giúp đơn vị nhập hàng FCL nhanh chóng nhận được hàng từ bên xuất khẩu. Do đó, Lacco luôn được khách hàng đánh giá là đơn vị có tốc độ giải quyết nhanh chóng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
Chia sẻ bài viết
Ngày 27/7/2021, Bộ Giao thông vận tải đã gửi công văn Số: 7630/BGTVT-VT về việc tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg. Nội dung chi tiết công vănSố: 7630/BGTVT-VT Để ưu tiên, tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của doanh nghiệp được lưu thông đi, đến hoặc đi qua khu vực, địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các địa phương đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT lập tuyến “Luồng xanh”, xây dựng phần mềm để cấp Giấy nhận diện có mã QRCode. Đến nay, các cơ quan chức năng đã cấp được 36.912 xe. Tuy nhiên, vẫn còn một số phương tiện chưa được cấp mã QRCode do hệ thống phần mềm liên tục bị tấn công từ sáng ngày 26/7/2021, ảnh hưởng đến việc cấp mã QRCode cho các phương tiện vận tải, nên ảnh hưởng đến một số phương tiện chưa được cấp mã QRCode có nhu cầu lưu thông phục vụ vận tải hàng hoá thiết yếu. Nhằm khắc phục tình trạng trên, bảo đảm vận chuyển hàng hoá thiết yếu, đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp được lưu thông thông suốt, an toàn và bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ GTVT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện: 1. Trường hợp các phương tiện vận tải hàng hoá thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp đã được cấp Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode) còn hiệu lực, người điều khiển phương tiện có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm), lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không kiểm tra các phương tiện này khi lưu thông qua chốt theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Văn bản số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021 và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Văn bản số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021, Văn bản số 5886/BYT MT ngày 22/7/2021. 2. Trường hợp các phương tiện vận tải hàng hoá thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp chưa được cấp kịp thời Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode), nhưng người điều khiển phương tiện này đã có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm) thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát cho xe lưu thông qua chốt sau khi đã kiểm tra Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2. 2 3. Việc bố trí các chốt kiểm soát được tổ chức thành nhiều điểm, các điểm có khoảng cách và diện tích phù hợp, lực lượng chức năng thực hiện phân loại phương tiện để đưa vào kiểm soát tại từng điểm, không kiểm tra phương tiện trên đường để đảm bảo tuyệt đối không ùn tắc giao thông trên tuyến. 4. Các đơn vị chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải tại các đầu mối hàng hóa, điểm đi, điểm đến. Trên đây là những vấn đề cấp bách, cần có sự đồng thuận của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ GTVT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh