6 yêu cầu khi thiết lập vùng trồng? Thủ tục cấp mã vùng trồng
Mã vùng trồng là một trong những tiêu chí quan trọng để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi nước ngoài. Thông qua mã vùng trồng, thị trường nhập khẩu có thể nắm được thông tin, kiểm soát tình hình sản xuất, sinh vật gây hại cho vùng trồng và cũng để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
1. Mã số vùng trồng là gì?
Khái niệm mã vùng trồng là gì?
Có thể hiểu đơn giản, mã số vùng trồng là mã số "định danh" cho một vùng trồng. Thông qua mã số này có thể kiểm soát được tình hình sản xuất và kiểm soát chất lượng cây trồng để đảm bảo mức độ ăn toàn của nông sản cũng như quy cách đóng gói của khu vực đó.
Với mã vùng trồng này tức là mỗi vùng sẽ sản xuất chủ yếu 1 loại cây trồng hoặc một số loại theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Mỗi mã vùng trồng sẽ gồm 1 hay nhiều điểm sản xuất, hoặc tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Căn cứ pháp lý, quy định về cấp mã số vùng trồng
Điều 64 Trong văn bản Luật trồng trọt 31/2018/QH14 – Luật trồng trọt 2018 về Quản lý và cấp mã số vùng trồng:
- Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. 6 yêu cầu khi thiết lập vùng trồng
Để thiết lập được vùng trồng thì cơ sở phải đáp ứng được 6 điều kiện sau:
#1. Yêu cầu chung:
Phải đồng nhất quy trình quản lý sinh vật gây hại tại vùng trồng.
Quy trình kiểm soát được sinh vật gây hại phải đảm bảo luôn mức độ thấp. Thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng theo đúng quy định nước nhập khẩu cho phép.
Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số trước thời điểm thu hoạch theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Trước mỗi vụ thu hoạch, cơ sở trồng phải thực hiện đăng ký cấp mã số vùng trồng 1 lần vì nếu không sẽ bị thu hồi lại mã số.
#2. Diện tích vùng trồng:
- Cây ăn quả: tối thiểu 10 ha
- Rau gia vị: Diện tích sẽ tùy thuộc theo từng nông trại và yêu cầu của nước xuất khẩu
- Các loại cây trồng khác: theo yêu cầu của nước xuất khẩu.
#3. Sinh vật gây hại và biện pháp quản lý:
Quy trình quản lý sinh vật gây hại cũng phải thực hiện theo yêu cầu của nước xuất khẩu.
Vùng trồng của bạn phải có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành BV&KD thực vật.
#4. Sử dụng thuốc BVTV:
Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu.
#5. Yêu cầu về ghi chép thông tin:
Cơ sở trồng nông sản phải có nhật ký ghi chép chi tiết các giai đoạn nuôi trồng và phát triển của cây:
Giai đoạn phát triển của cây trồng
Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra
Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, phương pháp bón,…
Nhật ký sử dụng thuốc BVTV: ngày sử dụng, tên thuốc, liều lượng sử dụng, lý do sử dụng,…
Nhật ký thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm dự kiến, bảo quản, tiêu thụ,…
#6. Điều kiện canh tác:
Các loại cây trồng phải được Canh tác theo quy trình, tiêu chuẩn cần tuân theo VietGAP, GlobalGAP,… (Có thể không có chứng nhận nhưng vẫn phải tuân theo các quy trình tương đương).
Nhật ký canh tác có thể lập chung cho cả vùng trồng. Và các yêu cầu khác của nước nhập khẩu.
3. Thủ tục cấp mã số vùng trồng
Để được cấp mã vùng trồng, tổ chức/cá nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp mã vùng trồng đệ trình lên Cục Bảo vệ thực vật. Gồm có:
- Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng theo mẫu tại phụ lục A tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV (Kèm theo danh sách các hộ nông dân vùng trồng kèm theo diện tích).
- Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).
- Nhật ký sản xuất
- Cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn cơ sở.
Sau khi Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nhận được hồ sơ yêu cầu cấp mã số vùng trồng sẽ xuống kiểm tra thực địa. Sau khi có kết quả kiểm tra thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu; và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.
Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn đề về quy định cấp mã vùng trồng và xin cấp mã vùng trồng, các bạn có thể liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn chi tiết.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn