Trung Quốc vượt mặt Mỹ bất ngờ "soán ngôi" nhập nông sản Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là trong khoảng thời gian này Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tháng 02/2023 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 3,40 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nhóm nông sản chính 1,79 tỷ USD (tăng 25,9% so T02/2022); chăn nuôi 29 triệu USD (tăng 46,5%), đầu vào sản xuất đạt 158 triệu USD (giảm 5,2%),… Tuy nhiên, lâm sản chính gần 872,1 triệu USD (giảm 10,7%), thủy sản 550 triệu USD (giảm 13,1%)...
Đáng chú ý, trong thời gian này, Trung Quốc đã bắt đầu cho mở cửa trở lại đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang Trung Quốc. Đồng thời trở thành thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 1,27 tỷ USD (chiếm 20,2% thị phần); Kế tiếp là Mỹ khoảng 1,19 tỷ USD (chiếm 19,0% thị phần); thứ tư là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 563 triệu USD (chiếm 9,0%); thứ tư Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 302 triệu USD (chiếm 4,8%).
Để lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian tới, Bộ NNPTNT cũng đã có những phương án đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản đối với doanh nghiệp trong nước. Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ trong và ngoài nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước và thế giới.
Tham khảo: 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Đẩy mạnh đàm phán nhiều loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc
Trung Quốc yêu cầu đàm phán, mở cửa thị trường đối với từng loại sản phẩm; thực hiện quản lý sản phẩm nhập khẩu thông qua ký kết Nghị định thư; sản phẩm nhập khẩu phải có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Đây cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn hội nhập và phát triển hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam đã có các sản phẩm được ký Nghị định thư, gồm: cám gạo, gạo, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối, khoai lang. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán để ký nghị định thư với: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chôm chôm, xoài, mít. Ớt và chanh leo đang được cho phép xuất khẩu tạm thời. Nhóm trái cây có múi (cam, bưởi…) và dừa đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật. Cục Bảo vệ thực vật cũng đã nộp hồ sơ đề nghị mở cửa thị trường cho quả na và thảo quả.
Xem thêm: Hướng dẫn xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan phía Trung Quốc để mở cửa cho các sản phẩm bơ, bưởi, dứa, na, thảo quả,… Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phối hợp về cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn đang là thị trường quan trọng khi tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa nông sản của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả thị trường này, các doanh nghiệp cần xác định đúng tầm nhìn, hướng đi. Trong đó, việc bỏ tư duy buôn chuyến mà cần đánh giá đây là thị trường quan trọng, khó tính từ đó xác định các doanh nghiệp làm ăn với chúng ta là những đối tác để hợp tác lâu dài là hết sức quan trọng.
Doanh nghiệp cần tư vấn về thủ tục và quy trình xuất khẩu, dịch vụ vận chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc và các mặt hàng vận chuyển quốc tế, hãy liên hệ công ty Lacco để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn