Preloader Close
Kiến Thức

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu

Châu âu đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, yêu cầu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu quy định tại hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu. Cụ thể các điều khoản, yêu cầu về nhãn mác, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, Qui định kiểm dịch thực vật, khai báo hải quan,... được đối với nông sản xuất khẩu Châu Âu quy định như sau:

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu

1. Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Cộng đồng châu Âu yêu cầu các loại rau củ quả tươi khi nhập khẩu về các nước EU phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường về chất lượng thương mại (bao gồm chủng loại, màu sắc, thời gian sử dụng, hư hỏng bên ngoài hoặc hình dạng của sản phẩm). Các quy định về nhãn mác (bao gồm thông tin có liên quan như tên mặt hàng, nước xuất xứ, chủng loại và số lượng).

Việc kiểm soát hàng hàng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu sẽ được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu. 

Để nắm chi tiết về các tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu, các bạn hãy liên hệ đến bộ phận chứng từ của công ty Lacco để được hỗ trợ: 0906 23 5599.

2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu phải đảm bảo tránh được các nguy cơ tiềm ẩn do chất lượng nguồn nước, sự ô nhiễm của vi sinh vật hay hóa chất. Những ảnh hưởng của lượng dư thừa chất bảo vệ thực vật,... (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) cũng cần được thực hiện nghiêm chỉnh về mức dư lượng tối đa cho phép có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế khi nhập khẩu các loại rau củ quả Việt Nam. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu.

Trường hợp các nước trong Cộng đồng EU chưa thiết lập được mức dư lượng chất bảo quản thực phẩm tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản phải nắm được rõ, chi tiết về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với từng loại hàng hóa quy định của cộng đồng các nước thành EU. 

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Để đảm bảo các vấn đề về an toàn thực phẩm (phòng tránh một số dịch bệnh như bò điên, cúm gà, dịch lợn Châu Phi,...) và nguy cơ khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tiến hành tăng cường kiểm tra, kiểm soát các công đoạn trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ tối đa cho người tiêu dùng.

Việc truy xuất hàng hóa nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, chủ động theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn trong quy trình xuất nhập khẩu.

Các quy định của Cộng đồng EU về truy xuất nguồn gốc hàng nông sản nhập khẩu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Theo các quy định này, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy tắc và xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của nông sản, thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu.

Tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa

4. Các quy định về kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản

Các nước Châu Âu quy định rất nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật. Nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác, giảm thiểu rủi ro 

Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác. Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó không bị vượt quá mức quy định.

Để xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, nhà sản xuất và đơn vị xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của Châu Âu.

Tham khảo: Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu đối với nông sản Việt Nam

5. Khai báo hải quan

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu

Khâu cuối cùng cho nông sản được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất

khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các nông sản có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm

Bạn nên biết: Top 10 cảng biển lớn nhất Châu Âu năm 2022

Những thủ tục khai báo hải quan khi xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Châu Âu trong Cộng đồng Châu Âu khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo. 

Mọi thông tin cần tư vấn về thủ tục và điều kiện xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco - Với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Logistics tại thị trường EU, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết, chính xác áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Chi tiết liên hệ:

Email: info@lacco.com.vn 

Hotline: 0906 23 55 99 

Website: https://lacco.com.vn 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh