Preloader Close
Kiến Thức

Các loại phụ phí phải thu trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngoài các cước phí vận chuyển hàng hóa, khi hàng đến cảng (đối với hàng nhập khẩu) hoặc hàng rời cảng (đối với hàng xuất khẩu), các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có thể phải chi trả thêm một số khoản phụ phí khác mà chủ các lô hàng vận chuyển cần phải chú ý.

Các loại phụ phí phải thu trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Các loại phụ phí trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Phí biến động giá nhiên liệu (FAF-Fuel Adjustment Factor): Hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh do giá nhiên liệu tăng đột biến

Phí biến động tỷ giá ngoại tệ (CAF-Currency Adjustment Factor): Khoản phụ phí hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

Phí thay đổi nơi đến (COD-Change of Destination): Chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

Phí tắc nghẽn cảng (PCS-Port Congestion Surcharge): Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu.

Phí mùa cao điểm (PSS-Peak Season Surcharge): Phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong thời gian cao điểm về vận chuyển hoặc khi nhu cầu vận chuyển tăng mạnh.

Phí xếp dỡ tại cảng (THC-Terminal Handling Charge): Khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Phí cân bằng container (CIC-Container Imbalance Charge) hay phí chuyển vỏ container rỗng: Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Các loại phí này thường do hãng tàu hoặc cảng thu trực tiếp từ các chủ hàng hoặc đơn vị giao nhận vận tải sẽ thu thay cho hãng tàu.

Ngoài các khoản phí này, chủ hàng còn phải chịu một số loại phí thu riêng rẽ hoặc thu chung với các dịch vụ mà công ty giao nhận vận tải thực hiện thay cho chủ hàng. Ví dụ như các loại phí như: Chứng từ (Documentation fee), phí C/O, (Certificate of Origin fee), phí vận đơn (Bill of Lading fee), phí đóng hàng lẻ (CFS fee),...

Chi tiết sẽ phụ thuộc vào chủ lô hàng thuê dịch vụ giao nhận vận tải cụ thể. Do đó, khi tìm hiểu và nhận báo giá dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hỏi rõ chi tiết về các khoản phí thu phụ để tránh phát sinh mức giá quá cao so với dự kiến ban đầu.

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99