Tổng hợp các loại phụ phí trong Logistics vận tải đường biển
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển quốc tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ chi phí vận chuyển thấp mà có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, giảm thiểu tình trạng tắc biên,... Tuy nhiên, các khoản phụ phí cước vận tải biển cũng là vấn đề mà các đơn vị xuất nhập khẩu phải chú ý nắm bắt.
Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về các khoản phụ phí này, Công ty Lacco sẽ liệt kê chi tiết 16 loại phụ phí vận tải biển. Chi tiết:
-
Phụ phí THC – Terminal Handling Charge (THC) – Phí xếp dỡ tại cảng
Phụ phí THC áp dụng với cả hàng nhập và xuất. Đây là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu.
-
Phụ phí CIC -Container Imbalance Charge- Phí mất cân bằng container
Phụ phí CIC áp dụng với hàng nhập. Hãng tàu thu phí này để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
-
Phí D/O – Delivery Order fee – Phí lệnh giao hàng:
Phí DO áp dụng với hàng nhập. Khi hàng hóa về đến cảng tại Việt Nam, hãng tàu hoặc các forwarder(đại lý hãng tàu) thu phí này khi phát hành D/O – lệnh giao hàng bằng văn bản cho người nhận hàng (consignee). Có văn bản này người nhận hàng xuất trình với cảng để lấy hàng.
-
Phí B/L – Bill of Lading fee– Phí chứng từ
Phí B/L áp dụng với hàng xuất. Đây là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu.
-
Phí handling – Handling fee – Phí giao nhận hàng hóa
Phí Handling áp dụng với hàng nhập và tính cho từng lô hàng. Phí này phát sinh khi một forwarder giao dịch với đại lý ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại VN thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành BL, D/O cũng như các giấy tờ liên quan.
-
Telex release fee – phí điện giao hàng (fax, email, thư điện tử, …)
Telex release fee áp dụng cho hàng xuất sử dụng Bill surrender và cho từng lô hàng. Người xuất khẩu yêu cầu được lấy bill surrender từ phía hãng tàu mà không cần bill gốc để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu.
Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu bên xuất làm điện giao hàng để thông báo cho hãng tàu bên nhập được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và thu phí điện giao hàng.
-
Phí CFS – Container Freight Station fee – Phí bốc xếp
Phí CFS áp dụng cho với các lô hàng lẻ đơn vị tính thường M3, CBM. CFS là các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập).
-
Cleaning container fee – Phí vệ sinh container
Cleaning container fee áp dụng cho hàng nhập. Hãng tàu thu để làm việc rửa và vệ sinh container.
Sau khi dùng container để vận chuyển hàng hoá, container cần được rửa và phơi khô nhằm đảm bảo tình trạng tốt của container.
-
Amendment fee – Phí sửa Bill
Phí sửa bill áp dụng cho hàng xuất. Nếu bộ B/L cho shipper có một vài sai sót cần chỉnh sửa một số chi tiết trên B/L mà shipper đã lấy bộ bill về hoặc quá thời gian chỉnh sửa thì Shipper yêu cầu hãng tàu / forwarder chỉnh sửa bill thì sẽ bị thu phí chỉnh sửa.
-
Loading fee, Labour fee, Phí lao công tại bến bãi
Phí lao công tại bến bãi phát sinh trong quá trình làm hàng lẻ, Đây là phí hãng tàu thu để trả cho công nhân làm hàng tại cảng.
-
Lift on – Phí nâng cont
Phí nâng cont hàng từ bãi tập kết lên xe.
-
Lift off – Phí hạ cont
Phí hạ cont từ xe vào bãi tập kết.
- Phí DET – Detention – Phí lưu vỏ
Tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi lấy container mang về kho riêng đóng hàng (hàng xuất) hay dỡ hàng (hàng nhập).
- Phí DEM – Demurrage – Phí lưu container
Phí DEM - Lưu container cũng là một khoản chi phí các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tính toán kỹ lưỡng. Tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại bãi. Phí này do hãng tàu thu.
- Storage charge – Phí lưu bãi
Tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại cảng. Phí này do cảng thu.
Thông thường các phí DEM, DET có một khoản thời gian được miễn phí (free time) theo quy định của hãng tàu đối với từng lô hàng, Storage charge cũng có thời gian miễn phí này nhưng theo quy định chung của bãi – cảng.
- CFS – Phí xếp dỡ hàng lẻ
Phí CFS (Container Freight Station fee) Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì các sẽ phát sinh phí dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS và họ thu phí CFS.
Trên đây là các phụ phí trong vận tải biển mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý khi các bên Forwarder hoặc đơn vị vận chuyển báo giá để giảm thiểu các chi phí phát sinh. Để nắm được các thông tin chi tiết hơn về vận tải đường biển và khoản chi phí, giải pháp hàng hóa tối ưu. Hãy liên hệ nhanh với chúng tôi theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@gmail.com để được đội ngũ nhân viên dịch vụ vận tải chuyên nghiệp của LACCO giải đáp và hỗ trợ.