Preloader Close
Kiến Thức

5 Thủ tục hải quan cho bên doanh nghiệp chế xuất

Quy trình thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, đối với loại hình này doanh nghiệp cần phải sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ 5 loại thủ tục hải quan như sau:

5 Thủ tục hải quan cho bên doanh nghiệp chế xuất

1. Xây dựng định mức thực tế để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu

Gồm 3 loại định mức thực tế:

- Định mức sử dụng nguyên liệu: lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

- Định mức vật tư tiêu hao:lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

- Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư: lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt.

Đây đều là những loại định mức được lưu tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc yêu cầu giải trình.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất còn cần có định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu: lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.

Lưu ý:

Phải xây dựng lại định mức thực tế nếu có sự thay đổi trong quá trình sản xuất và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan.

Các loại định mức cần được người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính chính xác và mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất

Có 2 trường hợp mà hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra đối với doanh nghiệp:

- Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu.

- Tổ chức hoặc cá nhân bị phát hiện không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất (theo điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP)

Thủ tục:

Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra (Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/KTCSSX/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong)

Thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

Nội dung:

Hải quan tiến hành kiểm tra các loại tờ khai, chứng từ để đảm bảo chính xác địa chỉ, cơ sở trùng khớp với văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh và kiểm chứng quyền sử dụng hợp pháp đối với các loại vật tư sản xuất.

Kết hợp kiểm tra tình trạng nhân lực thông qua hợp đồng lao động và sổ sách liên quan thông qua sổ sách hoặc phần mềm quản lý.

Sau đó, hải quan lập biên bản với nội dung ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế . Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

- Cuối cùng là xử lý kết quả kiểm tra ( Theo quy định tại khoản 3 điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP)

- Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất được cập nhật vào Hệ thống.

5 Thủ tục hải quan cho bên doanh nghiệp chế xuất

3. Địa điểm làm thủ tục làm thủ tục hải quan

Tiến hành làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX/ Chi cục Hải quan thuận tiện đối với máy móc thiết bị tạm nhập/ tái xuất

Làm thủ tục tại địa điểm đăng ký tờ khai hải quan( thực hiện theo Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC) đối với hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương

4. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu

Khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bất thường và có hành vi vi phạm liên quan đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau khi Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định. Tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ, chứng từ, định mức, tính phù hợp sản phẩm và số lượng hàng hóa, thành phẩm.

5. Báo cáo quyết toán

Được người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính theo định kỳ hàng năm. Nộp tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

Trên thực tế, rất nhiều các doanh nghiệp chế xuất khi bị hải quan yêu cầu xuất trình 5 loại thủ tục hải quan này thường không đầy đủ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp. Hy vọng, thông qua bài chia sẻ này của Công ty Lacco sẽ giúp các các nghiệp chế xuất luôn sẵn sàng khi hải quan yêu cầu xuất trình nhé.

Nguồn: Tổng hợp

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, số 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99