Logistics ngược là gì? Vai trò logistics ngược đối với doanh nghiệp
Logistics ngược bao gồm rất nhiều hoạt động và công đoạn để
đến được kho của đơn vị kinh doanh hàng hóa, đưa đến người tiêu dùng. Nhưng câu
hỏi đặt ra là, khi hàng hóa đến được đơn vị nhập khẩu hay người tiêu dùng nhưng
không đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo với yêu cầu trong hợp đồng thì cần
xử lý đưa trở về như thế nào? Đó chính là nhiệm vụ mà Logistics ngược phải thực
hiện. Vậy Logistics ngược là gì? vai trò logistics ngược trong hoạt động của
logistics sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây.
Contents
Khái niệm logistics ngược là gì?
Vai trò của Logistics ngược đối với doanh
nghiệp và cuộc sống
Các bước thực hiện quy trình logistics ngược
Bước 4 Phân phối sản phẩm đã được phục hồi.
Khái niệm
logistics ngược là gì?
Logistics ngược (Reverse Logistics) hay còn gọi là logistics thu
hồi. Đây là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả
dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm
tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách
thích hợp.”
Nói một cách khác, Reverse Logistics bao hàm tất cả các hoạt
động liên quan đến việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế sản phẩm
hay vật liệu xảy ra vấn đề như hoảng, chất lượng hàng hóa không bảo bảo được
yêu cầu của khách hàng.
Có thể thấy, nguyên nhân hình thành logistics ngược được
hình thành là cho nhu cầu thực tiễn về chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ
chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
Vai trò của
Logistics ngược đối với doanh nghiệp và cuộc sống
Trong quá trình thực hiện các hoạt động Logistics, sẽ xuất
hiện rất nhiều vấn đề về chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng. Lúc
này các sản phẩm cần phải được nhanh chóng thu hồi và quay lại nhà sản xuất để
kịp thời có những phương án xử lý phù hợp.
Do đó, logistics ngược có vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế. Cụ thể một
số vai trò quan trọng của Logistics ngược cụ thể như:
- Góp phần quan trọng giúp nâng cao trình độ dịch vụ khách
hàng: Chính sách đổi trả khi phát triển sản phẩm kém chất lượng, thỏa mãn nhu cầu
sử dụng của khách hàng giúp khách hàng yên tâm và hài lòng kể cả khi
"không may" mua phải sản phẩm lỗi". Đây là một lợi thế nâng cao
giá trị và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa.
- Tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong
kênh logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa
chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động
logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN.
Tuy nhiên, xem xét tổng hợp bài toán kinh tế tổng hợp, nếu tổ
chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được đáng kể
các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái
sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị
còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá
không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu…
- Giúp bảo vệ môi trường: Khi nhà sản xuất thu hồi được các sản
phẩm lỗi sẽ có thể chủ động đưa ra được các giải pháp tái chế, xử lý hợp lý và
tiêu hủy để giảm thiểu tối đa lượng rác thải đẩy ra môi trường.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Logistics ngược là một bộ
phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
Các bước thực
hiện quy trình logistics ngược
Qua phần tích, có thể thấy được tầm quan trọng to lớn của
logistics ngược đối với sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như ngành
logistics. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình logistics người
với 4 bước:
Bước 1 Tập hợp:
Là hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm
khuyết tật, bao bì rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.
Bước 2 Kiểm
tra:
Tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thu hồi lại
về mặt chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn
kiểm tra này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp
theo.
Bước 3 Xử lý:
Lúc này với những hàng hóa được thu hồi lại thì doanh nghiệp
có nhiều cách xử lý khác nhau: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, phục hồi sản
phẩm: sửa chữa sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,… và một bước
quan trọng là nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải (sao cho giảm
thiểu được tác động đến môi trường)
Bước 4 Phân phối
sản phẩm đã được phục hồi.
Lúc này Logistics sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng. Tận dụng logistics ngược giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lực đẩy mạnh mẽ để kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tiếp tục bùng nổ trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, đừng bỏ qua cơ hội tạo sự thân thiện, cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ ngay cho LACCO theo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ logistics nhé!