Preloader Close
Kiến Thức

CIF là gì? FOB là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB

CIF và FOB là 2 thuật ngữ được quan tâm hàng đầu trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và logistics. Đây là điều kiện giao hàng được quy định rất cụ thể trong Incoterm. Vậy cụ thể CIF là gì? FOB là gì? Hai điều kiện giao hàng này có sự khác biệt nào?

 

Contents

CIF Là Gì? – Cost Insurance and Freight 1

FOB Là Gì? – Free On Board. 1

So sánh sự khác nhau giữa CIF và FOB. 1

Khác nhau giữa FOB và CIF. 1

Giống nhau FOB và CIF

CIF Là Gì? – Cost Insurance and Freight

Trong incoterm 2020, CIF là điều kiện giao hàng nhóm C là chữ viết tắt của các danh từ Cost + Insurance + Freight. Tức là các kiện hàng được giao đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu, người bán hàng sẽ đưa hàng từ kho ra cảng. Mọi chi phí về thủ tục hải quan, chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa,… đã được tính hết trong CIF. Thường trên hợp đồng được viết liền với tên vị trí, địa điểm có thể là tên cảng ĐẾN. Chẳng hạn CIF Paris.

Một số cá nhân, doanh nghiệp cho rằng hàng hoá phải qua đến cảng đến mới hết trách nhiệm. Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng, người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng. Khi có vấn đề xảy ra, chủ lô hàng cần liên hệ ngay đến công ty bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để giải quyết.

FOB Là Gì? – Free On Board


FOB – Free On Board (hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản FOB là khi chưa lên tàu thì hàng hóa vẫn thuộc quyền quản lý và trách nhiệm của người bán (seller). Sau khi hàng được vận chuyển lên tàu thì mọi trách nhiệm về hàng hóa hoặc rủi ro sẽ thuộc quyền trách nhiệm của người mua (buyer).

Lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở. Dân trong ngành thường gọi một cách quen thuộc là hợp đồng FOB, giá FOB….thì có nghĩa là hợp đồng ngoại thương đang áp dụng theo điều kiện FOB trong incoterms.

Về mặt thuật ngữ quốc tế, trong hợp đồng phải chỉ rõ cảng (địa điểm xếp hàng). Với cấu trúc FOB + Vị trí xếp hàng (vị trí chuyển rủi ro). Lấy tên cảng xếp hàng để biết được địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ các bên.

Tham khảo thêmDAP là gì? Điều kiện DAP trong Incoterm 2020

So sánh sự khác nhau giữa CIF và FOB

Từ khái niệm CIF là gì và FOB là gì vừa được phân tích tại phần 1, chúng ta có thể rất dễ nhận thấy những điểm khác nhau giữa CIF và FOB nhưng cũng tồn tại nhiều điểm giống và khác nhau mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

Khác nhau giữa FOB và CIF

STT Điều kiện Đặc điểm
1 Điều kiện trong Incoterm Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu. Điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
2 Bảo hiểm FOB người bán không phải mua bảo hiểm, CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.
3 Trách nhiệm vận tải thuê tàu FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu. CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
4 Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

FOB và CIF có 3 điểm giống nhau, cụ thể:

Giống nhau FOB và CIF

– Đều là điều kiện trong Incoterm 2020 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng. Không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi được giao lên tàu.

– Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi).

– Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

Qua đây, doanh nghiệp có thấy nhận thấy được lợi thế của các hình thức giao hàng CIF và FOB và lựa chọn hình thức phù hợp. Bên cạnh hình thức giao hàng, đơn vị vận chuyển hàng đường biển cũng đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hàng đi từ điểm vận chuyển của người mua đến điểm nhận của người bán cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, cá nhân, doanh nghiệp cần lựa chọn những đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin vận chuyển. 

Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn 
Hotline: 0906 23 55 99 
Website: https://lacco.com.vn 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, số 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99