Preloader Close
Để đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn, đối với từng loại hàng hóa, đơn vị vận chuyển phải có quy cách đóng gói và bảo quản phù hợp. Trong đó, hàng hóa sẽ được phân chia ra làm 2 loại chính: Hàng khô và hàng lạnh. Cụ thể cách bảo quản những loại hàng hóa này như sau: Hướng dẫn cách bảo quản hàng khô Các hàng khô phổ biến thường được vận chuyển xa, vận chuyển quốc tế gồm: Hàng điện tử, hàng dễ vỡ, kiện hàng lớn và cồng kềnh hàng hóa dạng chất lỏng,... Cụ thể cách bảo quản an toàn, đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi đối với từng loại hàng hóa như sau: Cách bảo quản các sản phẩm là đồ điện tử Để vận chuyển các sản phẩm đồ điện tử, yêu cầu phải thực hiện quy cách đóng gói cẩn thận. Để đảm bảo các sản phẩm điện tử còn nguyên vẹn và trách bị hư hỏng, khi vận chuyển, các bạn có thể tham khảo các cách sau: Bọc thùng, hộp chứa hàng bằng miếng đệm hoặc bọt biển như polyetylen ở bên ngoài. Lưu ý kĩ ở các vùng góc của thùng hàng cần phải bọc kín và chắc, tránh để bị hở hoặc rách thùng vì đây là vùng dễ bị va chạm nhất. Khi đóng thùng hàng hóa, nên lựa chọn các thùng chứa có kích thước vừa đủ, tránh dùng các thùng lớn khiến hàng hóa bị xê dịch khi vận chuyển và làm hỏng hàng hóa. Điều này sẽ khiến hàng của bạn dễ bị hư trong quá trình vận chuyển. Cách bảo quản các hàng hóa dạng chất lỏng Loại hàng hóa chất lỏng cũng rất dễ bị hư hại trong suốt quá trình vận chuyển. Vì vậy bạn cần áp dụng một số mẹo sau: Bịt kín miệng chai bằng cách quấn chật băng dính chỗ nắp chai để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Sử dụng miếng đệm xốp bao quanh các chai và khe hở giữa các chai. Để tránh trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị xô xát va đập Kiểm tra kỹ xem các chai đã bao chặt kỹ chưa trước khi bỏ vào thùng carton phù hợp. Hiện nay, để vận chuyển hàng chất lỏng an toàn, các đơn vị vận chuyển bằng các loại container chuyên dụng như Iso tank hoặc túi Flexitank để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển chất lỏng. Cách vận chuyển hàng hóa dễ vỡ Một số hàng hóa dễ vỡ phổ biến hiện nay như đồ sứ, bóng đèn… Với những mặt hàng này đòi hỏi đơn vị vận chuyển phải có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ cao. Quá trình đóng gói hàng hóa cũng phải hết sức cẩn thận. Do đó, trong quá trình đóng gói và vận chuyển, các bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Phân loại các hàng hóa và đóng gói kỹ càng bằng cách sử dụng bọt khí hoặc miếng khí bao bọc xung quanh. Để giảm thiểu các tác dụng ngoại lực để giảm trường hợp bị va đập mạnh gây nứt vỡ. Đặc biệt, không nên sắp xếp hàng hóa chồng chéo lên nhau. Để tránh va đập khi vận chuyển hàng hóa và nhớ gia cố thật chặt thùng hàng khi ký gửi. Đóng gói hàng hóa cồng kềnh, có kích thước lớn Một trong những loại hàng hóa dễ xảy ra tình trạng bị va đập trong quá trình vận chuyển vì kích thước lớn và cồng kềnh. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hàng hóa. Vì vậy trước khi chuyển các nên chú ý một số điều cần lưu ý khi đóng gói sau: Lựa chọn thùng gỗ hoặc dùng thùng carton để bao bọc các kiện hàng lớn và cồng kềnh. Kiểm tra và chèn các lỗ hở bằng bông mút, miếng xốp để tránh va đập. Đặc biệt chú ý ở những vùng góc của thùng hàng vì dễ bị va đập và hư hỏng nhất. Cách bảo quản hàng hóa khi vận chuyển đối với dược phẩm Như chúng ta biết, dược phẩm hiện có ở nhiều dạng như rắn, lỏng, mềm. Tùy thuộc vào dạng dược phẩm mà các bạn sẽ có cách bảo quản khác nhau. Đặc biệt, các bạn cần phải bảo quản theo đúng hướng dẫn trên bao bì, đặc biệt là tránh ánh nắng mặt trời. Với các sản phẩm thuốc đông y, thuốc nam, thuốc bắc cần cho vào bao nilon, hoặc hút kín chân không để tránh bị ẩm mốc. Với các sản phẩm thuốc tây: phải đảm bảo thuốc còn nguyên vẹn trong hộp, bảo quản như hàng hóa dạng lỏng. Hướng dẫn cách bảo quản hàng lạnh khi vận chuyển Bảo quản hàng lạnh khi vận chuyển là một quá trình đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ thuật chuyên môn để đảm bảo rằng sản phẩm giữ được chất lượng, an toàn và không bị hư hỏng. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể giúp bạn bảo quản hàng lạnh một cách hiệu quả trong quá trình vận chuyển: 1. Lựa chọn loại hàng lạnh phù hợp Phân loại sản phẩm: Xác định rõ loại sản phẩm cần bảo quản lạnh (thực phẩm, dược phẩm, hóa chất,...) để áp dụng quy trình bảo quản phù hợp. Nhiệt độ bảo quản: Xác định nhiệt độ bảo quản yêu cầu cho từng loại sản phẩm. Ví dụ, thực phẩm đông lạnh thường cần được giữ ở nhiệt độ dưới -18°C, trong khi sản phẩm tươi sống như rau quả cần nhiệt độ từ 0°C đến 5°C. 2. Sử dụng phương tiện vận chuyển thích hợp Xe tải lạnh hoặc container lạnh: Sử dụng xe tải hoặc container được trang bị hệ thống làm lạnh có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định theo yêu cầu của hàng hóa. Thiết bị đo và giám sát nhiệt độ: Lắp đặt thiết bị đo nhiệt độ và hệ thống giám sát để kiểm tra nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề nếu nhiệt độ thay đổi ngoài phạm vi cho phép. 3. Kiểm tra nhiệt độ đóng cont phù hợp với từng loại hàng Đối với những mặt hàng tươi sống, mỗi mặt hàng sẽ yêu cầu nhiệt độ trong container phù hợp để đảm bảo luôn giữ được độ tươi, sống cho sản phẩm, hàng hóa. Để nắm rõ hơn thông tin về nhiệt độ bảo quản từng loại hàng vận chuyển trong container lạnh, các bạn có thể tham khảo về Container lạnh và những điều cần biết khi vận chuyển hàng trong container lạnh. Để theo dõi biến động nhiệt độ trong cont trong suốt tuyến đường vận chuyển, các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp sẽ lắp thêm CHIP theo dõi nhiệt độ cont lạnh. Và xuất thông tin gửi đến khách hàng sau hoàn thành chuyến hàng và khách hàng có nhu cầu cần kiểm tra. Tham khảo:Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây 4. Đóng gói hàng hóa cẩn thận Sử dụng vật liệu cách nhiệt: Dùng thùng xốp, bọt khí hoặc vật liệu cách nhiệt khác để bảo vệ sản phẩm khỏi nhiệt độ môi trường bên ngoài. Sử dụng gel đá hoặc túi đá khô: Đặt gel đá hoặc túi đá khô vào trong thùng hàng để duy trì nhiệt độ thấp. Lưu ý rằng túi đá khô có thể gây bỏng lạnh, nên cần được bọc kỹ lưỡng trước khi đặt cạnh hàng hóa. Niêm phong kín: Đảm bảo các thùng hàng được niêm phong kín để tránh không khí ấm xâm nhập và gây tăng nhiệt độ. 5. Lập kế hoạch vận chuyển và giao hàng Thời gian vận chuyển: Tính toán thời gian vận chuyển ngắn nhất có thể và lựa chọn tuyến đường hiệu quả nhất để tránh hàng hóa tiếp xúc lâu với môi trường bên ngoài. Chuỗi lạnh liên tục: Đảm bảo rằng chuỗi lạnh không bị gián đoạn từ lúc rời khỏi kho hàng cho đến khi giao đến tay người nhận. Điều này có thể yêu cầu sự phối hợp giữa nhiều đơn vị vận chuyển hoặc phương tiện vận tải khác nhau. 5. Giám sát và xử lý tình huống khẩn cấp Theo dõi nhiệt độ: Sử dụng các thiết bị giám sát nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển và phản hồi kịp thời nếu phát hiện bất kỳ sự thay đổi bất thường nào. Kế hoạch khẩn cấp: Có sẵn kế hoạch xử lý tình huống nếu xảy ra sự cố như hỏng hệ thống làm lạnh hoặc chậm trễ giao hàng. Điều này có thể bao gồm việc chuyển hàng sang phương tiện làm lạnh khác hoặc tăng cường làm lạnh ngay lập tức. 6. Lưu trữ và phân phối tại điểm đến Bảo quản đúng cách sau khi giao hàng: Sau khi hàng đến nơi, cần nhanh chóng chuyển hàng vào kho lạnh hoặc tủ lạnh để tiếp tục bảo quản, tránh nhiệt độ môi trường làm hỏng sản phẩm. Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Trước khi lưu trữ hoặc phân phối, kiểm tra chất lượng hàng hóa để đảm bảo chúng không bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn này giúp đảm bảo rằng hàng hóa lạnh sẽ đến nơi an toàn và duy trì được chất lượng tốt nhất, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến hư hỏng hoặc tổn thất. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách bảo quản hàng hóa, đảm bảo quá trình vận chuyển hàng an toàn. Là đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín với hơn 16 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, Lacco luôn được khách hàng đánh đánh giá cao về chất lượng dịch vụ sau các chuyến hàng vận chuyển. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về vận chuyển hàng nội địa và quốc tế, các bạn có thể tham khảo thêm tại: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Chia sẻ bài viết
Xe sơ mi rơ mooc là loại xe rất phổ biến trong vận chuyển hàng hóa container. Tùy vào tính chất và kích thước hàng hóa, đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng những loại sơ mi rơ mooc phù hợp. Kích thước của những loại sơ mi rơ mooc này là bao nhiêu, cấu tạo như thế nào? Trong bài viết này, Lacco sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về nội dung, kiến thức cơ bản về xe sơ mi rơ mooc để các bạn dễ dàng lựa chọn loại xe phù hợp để vận chuyển hàng hóa của bạn. Giới thiệu về xe sơ mi rơ mooc Xe sơ mi rơ mooc là phương tiện được sử dụng vào mục đích vận chuyển, kéo hàng hóa có trọng lượng, kích thước hoặc số lượng lớn. Đây là loại xe được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động vận chuyển hàng hóa thương mại và logistics. Để đảm bảo cho việc vận chuyển một cách linh hoạt và hiệu quả trong quá trình vận chuyển thì các bạn cần hiểu nắm nắm rõ kích thước và những loại xe sơ mi rơ mooc thông dụng. Để hiểu cụ thể hơn về xe sơ mi rơ mooc là gì và các loại xe sơ mi rơ mooc thông dụng hiện nay thì các bạn có thể tham khảo thêm tại: Sơ mi rơ moóc là gì? Các loại sơmi rơmooc chuyên dùng. Công dụng và kích thước của các loại xe Sơ mi rơ moóc Xe kéo sơ mi rơ mooc sàn Sơ mi rơ mooc sàn thường được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn và cồng kềnh, chẳng hạn như các bộ phận máy móc, thiết bị công nghiệp hoặc vật liệu xây dựng. Xe kéo sơ mi rơ mooc sàn được trang bị các tính năng bảo vệ như hệ thống phanh an toàn, đèn phanh khẩn cấp và hệ thống khóa an toàn để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Sơ mi rơ mooc sàn có kích thước đa dạ với nhiều chiều dài khác nhau, phổ biến là từ 12.4m đến 15m. Mooc Sàn 03 Trục 40F: Chiều dài 12m4 Kích thước xe: DxRxC (mm): 12.445 x 2.500 x 1.490 Mooc Sàn CimC 3 Trục 48F Dài 15M Kích thước xe: DxRxC (mm): 15100 x 2500 x 1560 Mooc Sàn CimC 3 Trục 45F dài 14M Kích thước xe: 13.930 x 2.500 x 1.560 (mm) Xe kéo sơ mi rơ mooc khung mui Sơ mi rơ mooc khung mui có khả năng chịu tải trọng cao, giúp cho việc lắp đặt và tháo dỡ hàng hóa dễ dàng. Loại Sơ mi rơ mooc đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa trở nên tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Xe kéo sơ mi rơ mooc khung mui có thiết kế khung mui cứng và được lắp ráp từ nhiều bộ phận như khung mui, trục, bánh xe, thùng hàng, phanh. Sơ mi rơ mooc khung mui 3 trục 40F chiều dài 12M4 Kích thước xe: 12.400 x 2.500 x 3.700 mm Mooc Lồng Khung Mui 3 trục 40F – Tianrui(7 tấn) Kích thước xe: 12.400 x 2.500 x 3.740 mm Mooc Lồng Khung Mui 3 trục 40F – Tianrui(8.5 tấn) Kích thước xe: 12.400 x 2.500 x 3.740 mm MOOC Lồng khung mui 3 trục 40f- Xinhongdong Kích thước xe: 12.400×2.500×3.590 Sơ mi rơ mooc cổ cò Xe kéo sơ mi rơ mooc cổ cò hay xe kéo cổ cò là một loại phương tiện vận chuyển rất phổ biến hiện nay. Loại xe kéo này chuyên được dùng để vận chuyển các loại container lạnh và các loại hàng hóa đóng gói, container, pallet, hàng hóa không đóng gói. Kích thước xe kéo sơ mi rơ mooc cổ cò có chiều dài 14M, kích thước xe cụ thể như sau: Mooc Cổ Cò 03 Trục 45F chiều dài 14M Kích thước xe: 13.990 x 2.480 x 1.690 mm Mooc Cổ Cò 03 Trục 48F 14m8 Kích thước xe: 14.896x2490x1692 mm Sơ mi rơ mooc xương Sơ mi rơ mooc xương (skeleton trailer) là một loại rơ mooc được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các container hàng hóa. Loại sơ mi rơ mooc này chủ yếu được sử dụng trong vận chuyển và hỗ trợ hàng hóa có kích thước lớn, như container, pallet hoặc hàng hóa không đóng gói trên các tuyến đường quốc lộ và đường cao tốc. Sơ mi rơ mooc xương có kích thước đa dạ với nhiều chiều dài khác nhau. Trong đó, loại được sử dụng phổ biến nhất là các dòng sơ mi rơ mooc xương có chiều dài từ 12m4 đến 13m8. Mooc xương 2 trục 40F chiều dài 12m4 Kích thước xe: 12.392 x 2.495 x 1.540 mm Mooc Xương CIMC 3 Trục 40F Kích thước xe: 12.244×2.480×1.540 mm Mooc xương CIMC 3 trục 45F Kích thước xe: 13800 x 24380 x 1560 mm Qua bài viết này chắc hẳn quý khách hàng cũng đã biết được sơ lược về kích thước các loại xe sơ mi rơ mooc thông dụng. Từ đó có thể đưa ra phương án đầu tư cũng như chọn lựa sản phẩm phù hợp để vận chuyển hàng hóa sao cho hiệu quả nhất. Để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng hoặc cần hỗ trợ tư vấn vận chuyển, thủ tục hải quan, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco để được tư vấn chi tiết hơn. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Chia sẻ bài viết
Trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển, các bên chủ hàng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, chứng từ trong giao – nhận hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu chung của hải quan Việt Nam và quốc tế. Cụ thể: 1. Chứng từ xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển Khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, đơn vị xuất khẩu sẽ lựa chọn hình thức vận chuyển theo các điều kiện Incoterm 2020. Đồng thời, cần xuất trình đủ các loại chứng từ cho các bên quản lý có liên quan: - Chứng từ hải quan - Chứng từ với cảng và tàu - Chứng từ khác 1.1. Chứng từ hải quan Các loại chứng từ hải quản cần chuẩn bị để xuất trình bao gồm: - Văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính - Tờ khai hải quan: 02 bản chính tờ - Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01 bản sao - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp: 01 bản - Bản kê chi tiết hàng hoá: 02 bản chính 1.2. Chứng từ với cảng và tàu Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. Đơn vị giao nhận sẽ liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm: - Chỉ thị xếp hàng (shipping note) - Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt): chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tầu đã nhận xong hàng. - Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) - Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest) - Phiếu kiểm đếm hàng hóa (Dock sheet & Tally sheet) - Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)/ Bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu 1.3. Chứng từ xuất khẩu khác Bên cạnh một số chứng từ quan trọng cần phải xuất trình, khi xuất khẩu hàng hóa các bạn cần phải lưu ý và chuẩn bị một số chứng từ quan trọng theo điều kiện nhập khẩu của một số quốc gia hoặc bảo vệ quyền lợi của bên xuất khẩu. Cụ thể các chứng từ cần chuẩn bị gồm: thanh toán... Trong đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau: - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) - Phiếu đóng gói (Packing list) - Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) - Chứng từ bảo hiểm 2. Chứng từ phát sinh khi giao nhận hàng nhập khẩu Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, nếu đơn vị vận chuyển phát hiện số lượng hoặc chất lượng hàng hóa cho bấn đề thì cần nhanh chóng cần làm hồ sơ để được bồi thường từ bên bảo hiểm. Để khiếu nại, đơn vị giao nhận cần chuẩn bị các thủ tục sau: - Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC) - Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo- CSC) - Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outum report- COR) - Biên bản giám định phẩm chất thực tế của hàng hóa (Survey report of quality) - Biên bản giám định số trọng lượng - Biên bản giám định của công ty bảo hiểm - Thư khiếu nại - Thư dự kháng.......... (Letter of reservation). Lưu ý, trong các Hợp đồng xuất nhập khẩu, việc giao nhận hàng hóa chỉ thực hiện được khi hoạt động này chính thức diễn ra. Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu song quyền sở hữu di chuyển như thế nào phải cần đến giao nhận và vận tải. Để đảm bảo việc giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng các đơn vị xuất khẩu cần nắm được đầy đủ những loại chứng từ này để chuẩn bị đầy đủ. Hoặc các bạn có thể nhận từ vấn từ các đơn vị Giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển uy tín để được tư vấn đầy đủ, chính xác. Trên đây là những chia sẻ sơ bộ về các chứng từ cần chuẩn bị để thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển. Để hiểu rõ chi tiết hoặc hỗ trợ xin các loại giấy phép chuyên ngành theo quy định đối với từng loại hàng hóa cụ thể, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến hotline: 0906 23 5599 hoặc Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn cụ thể. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Chia sẻ bài viết
Dây chuyền chiết rót nước đóng chai thuộc nhóm sản phẩm dùng chủ yếu trong các nhà máy, khu sản xuất có mã Hs code là 84223000. Để nhập nhập Dây chuyền chiết rót nước đóng chai (nhập đủ các máy trong 1 lần) thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những thủ tục gì? Quy trình thực hiện như nào? Bài viết dưới đây, Lacco sẽ giúp các bạn quy trình và các loại hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu chi tiết. Giới thiệu về Dây chuyền chiết rót nước đóng chai Máy chiết rót là một thiết bị được sử dụng để chiết các sản phẩm có dạng lỏng ra vật chứa khác theo định lượng mong muốn. Hầu hết, các dây chuyền chiết rót nước đóng chai đều được thiết kế để xác định định lượng chất lỏng được chiết ra mỗi lần. Đây là loại thiết bị máy móc đóng gói được sử dụng chủ yếu trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, hóa phẩm, mỹ phẩm và đồ uống. Dây chuyền chiết rót nước đóng chai có 3 loại: chiết rót thủ công, chiết rót bán tự động và tự động. Phương thức chia sẻ được dựa trên tính năng và mức độ can thiệp của con người trong chiết rót. Nếu trong quá trình hoạt động, máy hoàn toàn không cần sự hỗ trợ của con người thì loại máy đó được xếp vào dòng máy tự động. Thông tin về Dây chuyền chiết rót nước đóng chai, các bạn có thể tham khảo Mã Hs code: 84223000 tại biểu thuế xuất nhập khẩu 2024. Tên hàng: Dây chuyền chiết rót nước đóng chai (BEVERAGE FILLING PRODUCTION LINE). Tên hàng: Dây chuyền chiết rót nước đóng chai (BEVERAGE FILLING PRODUCTION LINE). Công suất: 3.75kw. Hãng sản xuất: Jiangmen. Hàng đồng bộ tháo rời, lắp ráp thành dây chuyền hoàn chỉnh. Hàng mới 100% Khai bổ sung tên hàng trong phần Chi tiết khai trị giá: Dây chuyền gồm: Máy xúc rửa - làm đầy 5 gallon (XG-100A). Máy mở nắp chai tự động (JBG-1). Thiết bị cọ rửa ngoài chai tự động (JNWX-1). Máy trung chuyển chai tự động (JSP-1). Máy chiết rót chai nhỏ 3 trong 1 (CGF 8-8-3). Máy lồng nhãn chai tự động (ZYB-100B) Thủ tục và quy trình nhập khẩu Dây chuyền chiết rót nước đóng chai Hồ sơ cần chuẩn bị để nhập khẩu Dây chuyền chiết rót nước đóng chai Hợp đồng mua bán 2 bên Invoice Packing list - bảng kê khai/ phiếu chi tiết hàng hóa Bill - vận đơn vận chuyển hàng hóa CO - Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (nếu có), Catalogue. Các bước làm nhập khẩu Dây chuyền chiết rót nước đóng chai Đối với mặt hàng Dây chuyền chiết rót nước đóng chai nhập khẩu 1 lần đầy đủ sẽ thực hiện theo quy trình 5 bước cụ thể như sau: Bước 1: Đăng ký Giám định đồng bộ ở Quatest 3 (chưa đăng ký được trên VNSW) Nhận báo giá và làm các chứng từ giám định đồng bộ cho Quatest 3 kèm theo hình ảnh thực tế của Dây chuyền chiết rót nước đóng chai. Sau khi Quatest 3 xét duyệt sẽ gửi lại Mẫu giấy đăng ký dịch vụ giám định để doanh nghiệp điền thông tin trước. Bước 2: Nhận số tiếp nhận đăng ký kiểm tra Bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ sẽ có số tiếp nhận đăng ký kiểm tra trong 1 – 2 ngày làm việc, sau khi có số tiếp nhận Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai Bước 3: Làm thủ tục hải quan mang hàng về kho bảo quản Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ và làm thủ tục hải quan bình thường (Tờ khai; Công văn xin nhập khẩu dây chuyền; Đơn đăng ký giám định đồng bộ đã được cấp số; invoice; bill; C/O (nếu có); Công văn xin mang hàng về bảo quản theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC) và chuyển sang bước 4 Bước 4: Cán bộ đăng kiểm kiểm tra thực tế hàng hóa Doanh nghiệp hẹn lịch + địa chỉ kho với cán bộ về kiểm tra trực tiếp hàng hóa, lưu ý cần chuẩn bị người vận hành máy. Sau khi kiểm tra xong và đạt các tiêu chí trong vòng 7-10 ngày sẽ có kết quả kiểm tra. (Lô của em kho tại KCN VSIP I, cán bộ tự sắp xếp xe đi về nơi kiểm tra, chi ngoài cho cán bộ 1 triệu/dây chuyền). Tham khảo thêm:Hướng dẫn phân loại mã HS các bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị Bước 5: Lấy kết quả đăng kiểm làm thủ tục thông quan hàng hóa Sau khi cán bộ kiểm tra thực tế duyệt hồ sơ, Doanh nghiệp tiến hành đóng các lệ phí nhà nước >> nhận kết quả kiểm tra trực tiếp tại Quatest 3 và nộp lại cho cán bộ hải quan để thông quan lô hàng Sau khi hoàn tất việc làm thủ tục nhập khẩu Dây chuyền chiết rót nước đóng chai và khai báo hải quan xong, chủ hàng có thể vận chuyển hàng về địa điểm kho hàng. Đối với Dây chuyền chiết rót nước đóng chai nhập khẩu từng chi tiết, quy trình sẽ thực hiện hồ sơ, thủ tục theo quy trình theo các nhóm và lô hàng quý khách nhập khẩu. Để nắm được thông tin cụ thể, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được bộ phận chứng từ và đại lý hải quan tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Chia sẻ bài viết
Sơ mi rơ moóc (semi-trailer) là một loại phương tiện hỗ trợ đặc lực cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa đường bộ. Sơ mi rơ moóc là gì? Có những loại sơmi rơmooc chuyên dùng nào được sử dụng hiện nay? Bài viết sau đây, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Sơ mi rơ moóc. Sơ mi rơ moóc là gì? Sơ mi rơ moóc (semi-trailer) là một loại phương tiện chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa. Nó có thiết kế đặc biệt với một phần phía trước không có trục và thường phải được kết nối với một xe đầu kéo (tractor) để có thể di chuyển. Sơ mi rơ moóc chỉ có trục ở phần sau, và trọng lượng của nó cùng với hàng hóa được đặt lên trục sau của xe đầu kéo. Thiết kế này sẽ giúp cho hoạt động vận chuyển hàng hóa trở nên thuận lợi hơn, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả và an toàn của hệ thống vận tải. Lịch sử ra đời của Sơ mi rơ moóc Sơ mi rơ moóc (semi-trailer) có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của ngành vận tải và cơ khí ô tô, đặc biệt là vào đầu thế kỷ 20. Giai đoạn đầu: Cuối thế kỷ 19: Trước khi sơ mi rơ moóc ra đời, các phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào xe kéo và xe tải nhẹ. Tuy nhiên, nhu cầu vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn trên các tuyến đường dài ngày càng tăng. Đầu thế kỷ 20: Sự phát triển của động cơ đốt trong và xe tải đã mở ra nhiều khả năng mới cho vận tải đường bộ. Các nhà sản xuất xe tải bắt đầu thử nghiệm với các loại rơ moóc và sơ mi rơ moóc để tăng khả năng chuyên chở. Một trong những người đầu tiên được ghi nhận là August Fruehauf, một doanh nhân người Mỹ, đã phát triển sơ mi rơ moóc đầu tiên vào khoảng năm 1914. Ông đã phát minh ra loại rơ moóc này để giúp một người bạn vận chuyển thuyền, và sau đó ông nhận thấy tiềm năng lớn trong vận tải hàng hóa. Sự phát triển trong những thập kỷ sau: 1920s - 1940s: Trong giai đoạn này, việc sử dụng sơ mi rơ moóc trở nên phổ biến hơn khi các nhà sản xuất như Fruehauf Trailer Corporation tiếp tục phát triển và cải tiến thiết kế của nó. Với sự bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô và đường sá trong những năm 1930, việc vận chuyển bằng xe đầu kéo và sơ mi rơ moóc trở thành một phần quan trọng trong hệ thống vận tải thương mại ở Mỹ và châu Âu. 1940s - 1950s: Sau Thế chiến II, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự và xây dựng. Các công ty lớn như Fruehauf và các nhà sản xuất khác đã mở rộng quy mô sản xuất sơ mi rơ moóc, tạo ra nhiều loại khác nhau để phù hợp với nhu cầu vận chuyển đa dạng. Giai đoạn hiện đại: Từ những năm 1960 đến nay: Sự phát triển của hệ thống đường cao tốc và mạng lưới logistics toàn cầu đã thúc đẩy việc sử dụng sơ mi rơ moóc trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất tiếp tục cải tiến về kích thước, tải trọng, và tính năng an toàn. Ngày nay, sơ mi rơ moóc đóng vai trò không thể thiếu trong vận tải hàng hóa toàn cầu, với nhiều loại thiết kế hiện đại phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ hàng tiêu dùng đến vật liệu xây dựng và hóa chất. Sơ mi rơ moóc đã trải qua hơn 100 năm phát triển và trở thành một trong những phương tiện quan trọng nhất trong ngành vận tải đường bộ. Cấu tạo các bộ phận của sơmi rơmooc bạn cần biết Kích thước của sơ mi rơ mooc rất đa dạng: 40 ft, 45 ft hoặc 48 ft, phù hợp với từng loại vận chuyển cụ thể. Cấu tạo gồm nhiều bộ phận quan trọng giúp nó đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành. Dưới đây là cấu tạo cơ bản của sơ mi rơ moóc: Khung gầm (Chassis) Chassis là phần khung chính của sơ mi rơ moóc, thường được làm từ thép chịu lực cao để chịu tải trọng lớn. Khung gầm có nhiệm vụ chịu lực và phân bổ tải trọng hàng hóa lên các bộ phận khác như trục, bánh xe và chân chống. Hệ thống trục (Axle System) Trục (Axle) là các thanh ngang giúp kết nối các bánh xe. Tùy theo loại sơ mi rơ moóc mà số lượng trục có thể khác nhau (2 trục, 3 trục hoặc nhiều hơn). Bánh xe (Wheels): Sơ mi rơ moóc thường có nhiều bánh xe gắn ở phần trục, giúp xe di chuyển mượt mà và chịu được tải trọng lớn. Hệ thống bánh xe thường có kích thước lớn, bền bỉ. Hệ thống treo (Suspension System) Hệ thống treo giúp giảm sốc và duy trì sự ổn định cho sơ mi rơ moóc khi di chuyển qua các địa hình gồ ghề. Có thể sử dụng hệ thống treo cơ khí (lò xo lá) hoặc hệ thống treo khí nén (air suspension), tùy thuộc vào loại rơ moóc và mục đích sử dụng. Cơ cấu kết nối với xe đầu kéo (Kingpin & Fifth Wheel) Kingpin là một chốt thép được gắn vào khung gầm phía trước của sơ mi rơ moóc, giúp kết nối sơ mi rơ moóc với fifth wheel trên xe đầu kéo. Fifth Wheel là một phần trên xe đầu kéo giúp giữ chặt và cố định kingpin, đảm bảo sơ mi rơ moóc và xe đầu kéo kết nối vững chắc và có thể di chuyển cùng nhau. Hệ thống phanh (Brake System) Phanh khí nén (Air Brakes): Hầu hết các sơ mi rơ moóc đều được trang bị hệ thống phanh khí nén, hoạt động thông qua áp suất khí từ đầu kéo. Khi tài xế đạp phanh trên xe đầu kéo, áp suất khí sẽ được truyền tới phanh của sơ mi rơ moóc để dừng xe. Phanh khẩn cấp (Emergency Brake): Trong trường hợp xe đầu kéo bị tách khỏi sơ mi rơ moóc, phanh khẩn cấp sẽ tự động kích hoạt để ngăn sơ mi rơ moóc tiếp tục di chuyển. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting & Signal System) Đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu được lắp ở phía trước, phía sau và dọc theo sơ mi rơ moóc. Hệ thống này bao gồm đèn phanh, đèn báo rẽ, đèn xi-nhan, và đèn chiếu sáng khi chạy ban đêm. Nó giúp đảm bảo an toàn cho cả tài xế và các phương tiện khác trên đường. Chân chống (Landing Gear) Chân chống là một bộ phận nằm ở phía trước của sơ mi rơ moóc, giúp nâng đỡ phần đầu của sơ mi rơ moóc khi nó được tách ra khỏi xe đầu kéo. Chân chống có thể được nâng lên hoặc hạ xuống bằng tay quay hoặc cơ cấu tự động. Thùng hoặc sàn chở hàng (Cargo Area) Thùng hàng (Cargo Container): Đối với các sơ mi rơ moóc kín, thùng chứa hàng là phần chính dùng để bảo vệ và chứa hàng hóa. Sàn chở hàng (Flatbed): Với các sơ mi rơ moóc sàn, không có thùng kín, sàn chở hàng phẳng được sử dụng để vận chuyển hàng cồng kềnh như máy móc, thép, hay vật liệu xây dựng. Hệ thống bảo vệ (Protective Systems) Thanh chống va đập (Underride Protection Bar): Đây là thanh kim loại đặt ở phần đuôi và hai bên sơ mi rơ moóc, giúp ngăn chặn các phương tiện khác đâm vào dưới rơ moóc trong trường hợp va chạm từ phía sau. Cửa thùng (Doors) Với sơ mi rơ moóc kín, phần cửa thùng thường nằm ở phía sau, có thể là cửa mở ngang hoặc cửa cuốn, giúp dễ dàng xếp và dỡ hàng. Những bộ phận trên kết hợp lại để tạo thành một sơ mi rơ moóc hoàn chỉnh, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Các loại Sơ mi rơ moóc chuyên dùng hiện nay Sơ mi rơ moóc có nhiều loại khác nhau, được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng. Dưới đây là các loại sơ mi rơ moóc phổ biến: Loại Sơ mi rơ mooc sàn Thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn như: Thiết bị, máy móc công nghiệp,… các sản phẩm hàng kết cấu thép, tôn. Sử dụng Sơ mi rơ mooc sàn trong những trường hợp này sẽ giúp cho việc vận chuyển, chằng buộc trở nên dễ dàng hơn. Loại Sơ mi rơ mooc lùn Thiết bị được thiết kế để vận chuyển các cấu kiện hoặc hàng kết cấu thép với kích thước vượt quá tiêu chuẩn bao gồm chiều cao, chiều ngang và tải trọng. Xe có khả năng chở hàng có chiều cao lên đến 3.5m, chiều rộng 3.2m và chiều dài 1.4m. Khi vận chuyển các loại hàng quá khổ so với kích thước được đăng kiểm, loại xe này cần phải xin giấy phép quá khổ quá tải từ Sở Giao thông vận tải để tuân thủ đúng quy định. Loại Sơ mi rơ mooc bồn Sơ mi rơ mooc bồn đây là loại sơ mi rơ mooc chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa chất lỏng hoặc khí như: xăng, nhiên liệu hoặc dầu. Do được thiết kế để chuyên chở dòng sản phẩm đặc biệt nên phần bồn chứa có dung tích lớn và đa dạng với khả năng cách nhiệt hoặc không, có thể có áp suất hoặc không áp suất, và được tạo ra để chở một hoặc nhiều loại hàng hóa (thường thông qua các thiết bị bên trong bồn chứa). Loại Sơ mi rơ mooc lửng Sơ mi rơ mooc lưng chuyên được sử dụng để phục vụ cho hoạt động vận chuyển các mặt hàng hàng thép xây dựng như tôn tấm và tôn cuộn. Hoặc nhưng hàng nặng, chìm và không cao. Loại Sơ mi rơ mooc thùng Xe được thiết kế như một chiếc lồng với khung xương chắc chắn bao quanh, có thể được bao phủ hoàn toàn bằng bạt che, tạo nên một cấu trúc vững chắc và chịu được các va chạm mạnh. Đây là loại xe mà hiện nay các công ty vận chuyển chuyên dùng để thực hiện các tuyến đường từ Bắc đi Nam. Xe này có khả năng vận chuyển nhiều loại hàng hóa đa dạng, từ vật liệu xây dựng như gạch, xi măng đóng bao, sắt, thép đến các sản phẩm nông sản như ngô, khoai, hoa quả cũng như các loại thức ăn chăn nuôi. Loại Sơ mi rơ mooc rút Đây là loại sơ mi rơ mooc sàn tương tự, nhưng có khả năng rút dài từ 14m đến 23m để chở các hàng hóa có kích thước vượt quá tiêu chuẩn. Sơ mi rơ mooc tải tự nâng hạ Sơ mi rơ mooc tải tự nâng hạ là một loại phương tiện chuyên dụng được thiết kế để nâng và vận chuyển các container theo tiêu chuẩn ISO, đặc biệt trên các quãng đường xa. Đây là giải pháp hoàn hảo cho việc vận chuyển trên những hành trình dài, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngành công nghiệp. Trên đây là những chia sẻ cơ bản về Sơ mi rơ mooc, nếu các bạn có nhu cầu vận chuyển từng hàng hóa cụ thể, có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco, chúng tôi sẽ có hướng dẫn và tư vấn cụ thể về loại Sơ mi rơ mooc và kích thước phù hợp với loại hàng hóa của các bạn. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Chia sẻ bài viết
Tùy theo từng khu vực kinh tế và các hiệp định thương mại kinh tế quốc tế, khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng theo các mẫu CO CPTPP theo quy định của hiệp ước. Cụ thể loại hàng hóa mà anh/chị nhập khẩu sẽ sẻ dụng các mẫu CO CPTPP - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo form nào? Mẫu CO - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? – CO (Certificate Of Original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ. CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan. Như vậy, CO là căn cứ bằng chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào mà còn giúp doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế quan, tăng lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tính tuân thủ hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục xin cấp mẫu CO gồm những gì? Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp xin CO - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục như sau: Tên giấy tờ Số lượng a) Đơn đề nghị cấp CO được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP); Bản chính: 1Bản sao: 0 b) Mẫu CO theo quy định đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010); Bản chính: 1Bản sao: 0 c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan; Bản chính: 0Bản sao: 1 d) Bản sao hoá đơn doanh nghiệp (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp); Bản chính: 0Bản sao: 1 đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương và phải được đóng dấu sao y bản chính. Doanh nghiệp được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế; Bản chính: 0Bản sao: 1 e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT); Bản chính: 1Bản sao: 0 g) Bản khai báo xuất xứ hàng hóa hoặc nguyên liệu theo mẫu do Bộ Công Thương quy định. (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT); Bản chính: 1Bản sao: 0 h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Bản chính: 0Bản sao: 1 Các bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình xin mẫu CO tại:Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Các mẫu CO CPTPP - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng phổ biến Để có thể được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế, doanh nghiệp cần khai báo hải quan và xin mẫu CO phù hợp theo từng hiệp định CPTPP Việt Nam ký kết. Theo đó, các bạn có thể tham khảo 1 số mẫu CO thường gặp như sau: Loại hiệp định (FTA) Thị trường Mẫu C/O AFTA ASEAN Form A ACFTA ASEAN-Trung Quốc Form E AKFTA ASEAN-Hàn Quốc Form AK AJCEP ASEAN - Nhật Bản Form AJ VJEPA ASEAN - Nhật Bản Form VJ AIFTA ASEAN - Ấn Độ Form AI AANZFTA ASEAN -Australia-New Zealand Form AANZ VCFTA Việt Nam - Chi Lê Form VC VN-EAEU FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu Form EVA CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Form CPTPP AHKFTA ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) Form AHK EVFTA Việt Nam - Liên minh Châu Âu Form EUR.1 VN-EAEU FTA Việt Nam và Khối EFTA Form EVA UKVFTA Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen Form EUR.1 UK RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Form RCEP VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel C/O mẫu VI Mọi thông tin cần thiết cần hỗ trợ về CO và các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, các bạn hãy liên hệ nhanh đến hotline: 0906 23 5599 – Đại lý hải quan uy tín để được tư vấn cụ thể. Hoặc các bạn cần hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển quốc tế - nội địa, thủ tục hải quan và các loại giấy phép xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Lacco để được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh