Preloader Close
Kiến Thức

Nghịch lý: Việt Nam là “Vua xuất khẩu” hạt tiêu nhưng vẫn đi nhập khẩu hạt tiêu

Đến nay, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới, chiếm 50% trong tổng sản lượng toàn cầu. Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập thêm một số lượng lớn từ các nước Đông Nam Á và Brazil. Từ năm 2020, sản lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Campuchia có xu hướng tăng mạnh. Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết về những nghịch lý trong hoạt động xuất nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.

Việt Nam là “Vua xuất khẩu” hạt tiêu

Việt Nam là Vua xuất khẩu hạt tiêu

Theo Bộ NN&PTNT từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vị thế số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. Thị trường xuất khẩu lan rộng đến 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản lượng hạt tiêu thụ hoạch hàng năm trong nước chiếm 50% trong tổng sản lượng toàn thế giới. Trong đó có 95% sản lượng được sử dụng để xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm Hạt tiêu Việt Nam vẫn đang xuất khẩu thô và cạnh tranh ở phân khúc thấp.

Tính đến năm 2021, diện tích tiêu ở Việt Nam đã đạt 152.000 ha trong khi quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030 chỉ tăng ở mức 50.000 ha. Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 261 nghìn tấn hạt tiêu, đạt giá trị 938 triệu USD.

Theo Cục Xuất nhập khẩu cho biết, xuất khẩu hạt tiêu năm 2021 của Việt Nam cũng có có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu thị trường. Tăng trưởng mạnh ở các thị trường Mỹ, EU, UAE, Pakistan giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc, ASEAN.

Việt Nam là “Vua xuất khẩu” hạt tiêu

Với tiềm năng phát triển hoạt động xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam, diện tích gieo trồng loại cây này đang có chiều hướng tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Từ năm 2011, với 45,1 nghìn ha, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và trở thành quốc gia có diện tích và sản lượng thu hoạch tiêu lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2021, diện tích tiêu ở Việt Nam đã đạt 152.000 ha trong khi quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng tiêu của cả nước chỉ ở mức 50.000 ha.

Tuy nhiên, khi nhắc đến hoạt xuất nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam có 1 điều khá lạ đời đó là dù là “Vua xuất khẩu” nhưng vẫn phải nhập khẩu hạt tiêu ở các quốc gia khác.

Dù là Vua xuất khẩu những vẫn phải đi nhập khẩu hạt tiêu?

Sau khi giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt kỷ lục vào năm 2016 với 1,422 tỉ USD, thì trong bốn năm liên tục (2017-2020) giá hạt tiêu xuất khẩu đã sụt giảm liên tục (năm 2020 chỉ còn 666 triệu USD). Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn cung tăng từ 8-10% trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 2%. Đến năm 2021, giá hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu đã tăng 42% về giá so với năm 2020, trong khi giảm 8,5% về lượng.

Việt Nam là “Vua xuất khẩu” hạt tiêu

Ông Nguyễn Nam Hải – nguyên Chủ tịch VPA – Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu. Đây cũng là nguyên nhân giúp ngành xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam giữ vững “ngôi vị” vua xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 11 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu 23.017 tấn hạt tiêu. Trong đó, nguồn nhập khẩu chủ yếu đến từ Indonesia, Brazil và Campuchia.

Nguyên nhân nhập khẩu hạt tiêu của Campuchia tăng mạnh bởi có thể giảm thiểu được chi phí vận chuyển, giá thành cũng rẻ hơn. Bên cạnh đó, theo nhiều trang web nổi tiếng như BBC, NPR, Prestige, Spiceography… hạt tiêu Kampot được đánh giá là loại hạt tiêu ngon nhất thế giới.

Tham khảo thêm: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên Container

Việt Nam là “Vua xuất khẩu” hạt tiêu

Sản lượng hồ tiêu ở các tỉnh biên giới Campuchia giáp Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm, chủ yếu bán sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch.

Riêng trong 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập 5.731 tấn hạt tiêu Campuchia, tăng 111% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hồ tiêu hoạt động vận chuyển Hồ tiêu Campuchia – Việt Nam chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Sau đó tiếp tục được chế biến để xuất khẩu đến các quốc gia khác.

Qua đây có thể thấy, hoạt động vận tải chính ngạch luôn mang lại sự an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt là tình trạng tắc biên diễn ra liên tục trong những năm gần đây.

 

 

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh