Preloader Close
Kiến Thức

Tạm nhập tái xuất là gì? Quy định thế nào? Có phải nộp thuế không?

Tạm nhập tái xuất hiện đang là một trong những phương thức thương mại quan trọng, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu trong nước. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về tạm nhập tái xuất nghiêm khắc về quy trình, thủ tục,....

1. Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Căn cứ theo Luật Thương mại 2005, khái niệm về tạm nhập tái xuất được quy định tại điều 29 chi tiết như sau:

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất bao gồm những mặt hàng được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam. Hàng hóa được làm thủ tục xuất và nhập khẩu theo quy định.

- Hàng hóa tạm xuất, tái nhập gồm những mặt hàng được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

2. Các loại hình tạm nhập tái xuất

Căn cứ theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 loại hình tạm nhập tái xuất gồm:

- Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh

- Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn

- Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

- Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

- Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

Hoạt động tạm nhập tái xuất đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mở rộng thị trường quốc tế. Giảm thiểu đáng kể những rủi ro thị trường như sự thay đổi của các quy định về xuất khẩu hoặc nhập khẩu của các nước.

Đóng góp tích cực vào hoạt động kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình làm hàng tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về hàng tạm xuất tái nhập và thực hiện đúng quy trình và thủ tục.

3. Các quy định về tạm nhập tái xuất

- Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác

Tại Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định về Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác như sau:

+ Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

+ Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

- Thời gian hàng tạm nhập tái xuất được phép lưu tại Việt nam

Quy định tạm nhập tái xuất về thời gian hàng lưu giữ tại Việt Nam nằm tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về Kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:

"Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất."

Theo đó:

- Đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất về Việt Nam sẽ chỉ được lưu giữ trong thời gian 60 ngày.

- Đối với các thiết bị máy móc tạm nhập vào Việt nam theo diện mượn, cho thuê hoặc cần sử dụng với mục đích khác theo hợp đồng với công ty đối tác, công ty mẹ thì doanh nghiệp thời gian hàng lưu giữ tại Việt nam sẽ căn cứ theo hợp đồng thỏa thuận của hai bên.

Như vậy, không có quy định về thời gian hạn chế đối với hàng tạm xuất tái nhập mà tùy vào từng trường hợp, mục đích sử dụng hàng hóa. Như vậy, căn cứ theo mục đích tạm nhập mà doanh nghiệp sẽ làm thủ tục và thời gian làm hồ sơ tái xuất thích hợp.

Các quy định về tạm nhập tái xuất

4. Các quy định về hàng tạm nhập tái xuất khác

Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Hàng hóa có thể chia thành nhiều lô hàng tái xuất, nhưng mỗi lần làm tái xuất thì bắt buộc phải tái xuất hết số lượng hàng hóa khai trên 1 tờ khai;

Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được phép nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu;

Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng;

Khi làm thủ tục tái xuất hàng hóa, doanh nghiệp phải xuất trình thêm 1 bản sao tờ khai hàng tạm nhập kèm theo những chứng từ hàng hóa xuất khẩu như những hàng hóa thông thường khác. 

Đối với trường hợp hàng hóa được làm thủ tục tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng,Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định;

Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.

Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định. Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công Thương.

Các quy định về hàng tạm nhập tái xuất khác

5. Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không?

Quy định về tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không?

Đối với những mặt hàng xuất - nhập khẩu sẽ áp dụng 2 loại hóa đơn gồm: hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng. Trong khi đó, hàng tạm nhập tái xuất không phải xuất hóa đơn. 

Quy định về hàng tạm xuất tái nhập có phải nộp thuế không?

Quy định về hàng tạm xuất tái nhập được quy định tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Theo đó hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn thuế gồm: 

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được sử dụng vào mục đích làm hàng tham dự hội chợ, triển lãm, ra mắt giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;

Tại khoản 20 điều 5 luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 cũng có quy định về những mặt hàng chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau nằm trong nhóm đối tượng không chịu thuế.

Như vậy, đối với những hàng hóa tạm nhập tái xuất không nằm trong danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. 

Trên đây là những quy định về hàng tạm xuất tái nhập cơ bản mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi làm hàng tạm nhập tái xuất. Nếu trong quá trình làm hàng, các bạn cần hỗ trợ về thủ tục tạm nhập tái xuất và các vấn đề khác liên quan, hãy liên hệ ngay cơ quan chuyên trách hoặc công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Lacco tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Chi tiết liên hệ:

- Email: info@lacco.com.vn

- Hotline: 0906 23 55 99 

- Website: https://lacco.com.vn

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh