Preloader Close
Kiến Thức

Hướng dẫn đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương

Nhãn năng lượng là 1 con tem được dán trên thiết bị điện để cung cấp các thông tin chỉ số và khả năng tiết kiệm điện. Thông qua con tem này, người dùng có thể xác nhận được chất lượng của sản phẩm. Bài viết này, Lacco sẽ giúp bạn nắm được thông tin về dán nhãn năng lượng và cách đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương.

1. Các loại dán nhãn năng lượng

Các loại dán nhãn năng lượng

Theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP, nhãn năng lượng có 2 loại sau:

Nhãn năng lượng xác nhận

Nhãn năng lượng xác nhận có hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được hiển thị trên các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định theo từng thời kỳ.

Nhãn năng lượng so sánh

Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.

Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn) như hình:

Hướng dẫn đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương

Màu sắc và kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định cụ thể như hình dưới đây: 

Màu sắc và kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định

2. Quy định về dán nhãn năng lượng

Quyết định QĐ 04_2017_QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phủ phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình

Thông tư 36/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 2 năm 2017 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định dán nhãn năng lượng chi tiết đối với Trung tâm thử nghiệm, Doanh nghiệp, Tổng cục năng lượng,… phải làm gì. 

Công Văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11 tháng 03 năm 2016, hướng dẫn chi tiết về việc xử lý lô hàng dán nhãn năng lượng trước khi thông quan. Theo đó khẳng định:

– Việc dán nhãn năng lượng là việc sau thông quan

– Chỉ cần nộp kết quả thử nghiệm HSNL hoặc Quyết định cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng là được thông quan

– Để tránh phát sinh lưu cont, DN làm công văn đem hàng về kho bảo quản theo mẫu 09 của thông tư 38 và CV cam kết nộp kết quả thử nghiệm HSNL trong vòng 30 ngày kể từ khi đem hàng về kho bảo quản

Công Văn 1053/TCNL – KHCN ngày 26 tháng 4 năm 2016. Công Văn chỉ rõ về thời gian đối với các lô hàng xuất trình kết quả thử nghiệm HSNL của lô trước có cùng tên hàng, model, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu với lô hàng trước đó trong vòng 6 tháng.

Công văn CV 5010/TCHQ-GSQL ngày 28 tháng 7 năm 2017 là công văn quy định dán nhãn năng lượng mới nhất được hiện nay

3. Mô tả nhãn năng lượng so sánh trên các thiết bị gia dụng

Mô tả nhãn năng lượng so sánh trên các thiết bị gia dụng

Thông qua nhãn năng lượng, người dùng sẽ được tiếp nhận các thông tin cơ bản: 

Số sao in trên nhãn năng lượng: Mức hiệu suất năng lượng được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.

Tên nhà sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dán nhãn năng lượng.

Xuất xứ: Thể hiện thông tin quốc gia, tại đó sản phẩm được sản xuất.

Mã sản phẩm: Là mã hiệu của phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đăng ký dán nhãn.

Công suất danh định: Công suất tiêu thụ điện danh định của phương tiện, thiết bị do nhà sản xuất công bố.

Hiệu suất năng lượng: Là chỉ số hiệu suất năng lượng của thiết bị quy định tại TCVN.

4. Tại sao phải dán nhãn năng lượng?

Dán nhãn năng lượng mang lại rất nhiều lợi ích đối với người tiêu dùng và chính doanh nghiệp bán hàng. Cụ thể có 3 lý do quan trọng mà doanh nghiệp nên dán nhãn năng lượng lên sản phẩm:

- Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng biết được khả năng tiêu thụ điện của sản phẩm.

- Nhãn năng lượng làm cho nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm, nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng, có lợi cho người dùng.

- Các sản phẩm có nhãn năng lượng có tính pháp lý thông quan hàng hoá, là các sản phẩm được bán hợp pháp (sản phẩm không có không có nghĩa là hàng xách tay, hàng lậu).

5.Các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng

STT

Tên hàng hóa

Tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu áp dụng

Nhóm thiết bị gia dụng

1

Đèn huỳnh quang ống thẳng

TCVN 8249:2013

2

Đèn huỳnh quang compact

TCVN 7896:2015

3

Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang

TCVN 8248:2013

TCVN 7897:2013

4

Máy điều hòa nhiệt độ

TCVN 7830:2015

5

Tủ lạnh

TCVN 7828:2013

TCVN 7829:2013

6

Máy giặt sử dụng trong gia đình

TCVN 8526:2013

7

Nồi cơm điện

TCVN 8252:2015

8

Quạt điện

TCVN 7826:2015

9

Máy thu hình

TCVN 9537:2012

10

Đèn LED

TCVN 11843:2017

TCVN 11844:2017

11

Bình đun nước nóng có dự trữ

TCVN 7898 : 2009

Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại

12

Máy phôtô copy

TCVN 9510:2012

13

Màn hình máy tính

TCVN 9508:2012

14

Máy in

TCVN 9509:2012

15

Tủ giữ lạnh thương mại

TCVN 9509:2012

16

Máy tính xách tay

TCVN 11848:2017

Nhóm thiết bị công nghiệp

17

Máy biến áp phân phối

TCVN 8525:2010

18

Động cơ điện

TCVN 7540-1:2013

TCVN 7540-2:2013

Nhóm phương tiện giao thông vận tải

19

Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ

 

20

Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ

 

21

Xe mô tô

 

22

Xe gắn máy

6. Đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương

Đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương

* Trường hợp đăng ký mới:

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký

Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

Bước 2: Đăng ký

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Bước 3: Sau đăng ký

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

* Trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại:

Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;

-  Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu.

Lưu ý: Hiện nay, để đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, số 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99