Thời gian được phép tồn kho của nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công
Quy định thời gian được phép chuyển tồn kho theo dõi nguyên liệu dư thừa của loại hình gia công là bao lâu? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này.
Nguyên vật liệu gia công dư thừa được phép tồn kho bao lâu?
Về vấn đề này, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra băn khoăn khi sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu dư thừa nhưng doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu cần thay đổi mục đích sử dụng.
Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng gia công? thủ tục xuất khẩu hàng gia công
Căn cứ theo điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP thì đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa là nguyên liệu, vật tư dư thừa doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan mới và nộp thuế.
Tham khảo: Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không?
Đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không xuất khẩu được của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp phải kê khai trên báo cáo nhập-xuất- tồn theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu gian lận, trốn thuế hoặc có các hành vi vi phạm khác gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà bị hải quan phát hiện, cơ quan chuyên ngành sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Như vậy, thời gian được phép chuyển tồn kho theo dõi nguyên liệu dư thừa của loại hình gia công là vô thời hạn.
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn thuộc loại hình gia công (nhận gia công cho thương nhân nước ngoài) được quy định tại điều 64.88 Thông tư Quy định về Thủ tục Hải quan, Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 – Hợp nhất Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC), chi tiết như sau:
Điều 64.88 Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết nguyên liệu, thiết bị gia công
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
2. Các hình thức xử lý sai phạm
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.
Nếu doanh nghiệp, đơn vị gia công có vấn đề thắc mắc về thuế, hồ sơ hải quan và các dịch vụ vận chuyển,... có thể liên hệ nhanh đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp của chúng tôi giải đáp cụ thể, kịp thời.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn